“Năm tháng cuộc đời” không chỉ đơn giản đúc kết cuộc đờimột con người mà còn gửi lại cho con cháu đời sau biết những gì ông bà chamẹ đã trải qua, biết cái giá đánh đổi để có ngày hôm nay cho con cháu, biếtnâng niu giá trị những người đi trước dành lại cho mình… Đặc biệt với nhữngbạn bè văn chương, cuốn sách là kho vốn sống để nuôi cảm xúc cho thơ, là lờigiải mã cho câu hỏi: Vì sao nhà thơ Nguyễn Địch Long giàu cảm xúc, sống vịtha nhân hậu và viết rất chân thành về mẹ và cuộc đời ông?Thanh Xuân, đêm 4/10/2023Nguyễn Thị Mai
Dù Vũ Tuấn Anh có quãng thời gian cấm bút làm thơ chưa lâu, nhưng điều khác biệt giữa anh với nhiều người chính là tự tạo ra cho mình một giọng điệu riêng, tạm gọi là phong cách thơ, thấm đẫm chất Quan họ, quê anh.
“Qua hàng trầu vỏ” nhắc nhớ kỷ niệm về mẹ. Bên cạnh hình ảnh mẹ thân thương, chan hòa với gia đình, làng xóm là tấm lòng tác giả nhớ thương yêu quý mẹ cùng nỗi xót xa khi không còn mẹ trên đời để mà chăm chút. Bài thơ gợi lại một thời khốn khó như một kí ức đau thương, một bi kịch với nghĩa: sự mâu thuẫn giữa thực tại và ước mơ. Từ cảnh ngộ và xúc cảm riêng tư, nhà thơ đã đem đến cho người đọc những rung động và sự đồng cảm sâu sắc. NGUYỄN NGUYÊN TẢN
Một chút ân tình. Một chút nhắc nhủ. Và, hình như có cả một chút ngẫuluận trong lời thơ của Trần Ninh Hồ. Phải chăng, dẫu cho “ Mưa bóng mây”cứ “lơ đãng” (điệp lại 2 lần), cứ mơ hồ giữa không gian rộng hẹp của đấttrời, song chính nó lại gieo vào lòng người, nương đậu lại lòng người vẻ đẹpdịu lành, “gieo long lanh vào nắng”. Hóa ra, cơn mưa nhẹ của trời đất lạinhư giúp ta, nhắc nhở ta nên/phải gìn giữ cho lòng mình thanh sạch, trongtrẻo hơn giữa cuộc sống, nhịp sống của thời hiện đại hôm nay !? TRẦN TRUNG
Tác giả của công trình mới về Ma Văn Kháng là Phạm Ngọc Chiểu. Ông được người đọc biết đến, trước hết và trên hết, như một cây bút văn xuôi, đã có những tác phẩm đạt được giải thưởng cao quý, găm được vào trí nhớ của người đọc.
Gần nửa thế kỷ cầm bút, Nguyễn Thị Mai đã xuất bản 15 tập thơ, 3 tập truyện ngắn. Bao giờ tươi mới giêng hai nõn là tập thơ thứ 15 của chị.Vẫn biết, văn chương không thể không mang sắc màu giới tính nhưng so với những cây bút khác, thiên tính nữ trong thơ chị đậm đà hơn. Và đó cũng là nét đặc sắc, là sức hấp dẫn của thơ Nguyễn Thị Mai.
Vở kịch hát “Bình minh đỏ” của Tiến sĩ văn học Nguyễn Sĩ Đại làm sống dậy truyền thống yêu nước, tinh thần kiên cường, quả cảm của người chiến sĩ, liệt sĩ Truông Bồn. Những vần thơ lấp lánh vẻ đẹp của tấm lòng yêu quý, ngưỡng mộ và tri ân của tác giả được những làn điệu dân ca xứ Nghệ chắp cánh đã làm lòng người xúc động sâu xa, nhiều người không cầm được nước mắt. Mong sao những tác phẩm giàu giá trị lịch sử, thẩm mỹ và nhân văn thế này được trích đưa vào chương trình giáo dục để lớp trẻ hôm nay học tập, noi gương và phát huy truyền thống vẻ vang của thế hệ ông cha.
Vậy là nhà giáo, nhà văn, tiến sĩ Chu Văn Sơn về an nghỉ tại VanSon Garden đã tròn hai năm. Suốt thời gian anh bị bạo bệnh, tôi cũng ốm dài nên không chia sẻ được gì nhiều, anh ra đi tôi cũng không thể có mặt. Tháng tư năm nay, đúng vào ngày giỗ sau của anh, tôi mới có dịp lên lại vườn xưa và kỷ niệm sống dậy, ùa về, miên man không dứt.
Trong thơ ca kháng chiến chống Thực dân Pháp của chúng ta, công bằngmà nói còn thiếu những bài thơ tình đặc sắc. Vấn đề là ở chỗ, làm sao thổ lộcho chân thành nỗi đắm say trong tình yêu mà vẫn hàm chứa được tình cảmcùng trách nhiệm với cái chung của sự nghiệp vệ quốc gian lao mà cũng rấtđỗi hào hùng của nhân dân, của Dân tộc.
Sau khoảnh khắc ấy, thơ chị lại trở về đối diện với mùa người chộn rộn. Có khi giữa ngày hội, lạc nhau chỉ vì sự vô ý vô tình. Giữa đám đông mà cô đơn. Ngày đi hội Thổ Hà bỗng thành tình thế của thơ: “Thế là mỗi đứa một nơi/ Máy reo cứ réo chẳng lời ai thưa/…Quanh quanh chỉ một Thổ Hà/ Mà như lạc giữa bao la địa cầu”. Câu chuyện nhỏ mà thấm thía.