Không còn nghi ngờ gì, Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương có giao du với nhau, quyến luyến nhau, nhưng mối tình không đi đến hôn nhân. Các bài thơ của Nguyễn Du “Mộng đắc thái liên” và bài của Hồ Xuân Hương “Cảm cựu kiêm trình Cần chánh học sĩ Nguyễn hầu” là chứng tích của mối tình tài tử giai nhân đó.
Trẻ em hôm nay - thế giới ngày mai. Đầu tư và quan tâm đến thiếu nhi là sựđầu tư thông minh cho tương lai. Song hiện nay, văn học thiếu nhi đang đứng trướcnhững thách thức lớn bởi sức hút và cám dỗ của rất nhiều loại hình giải trí khiếncác em – và cả người lớn - không mặn mà với văn hóa đọc. Điều này đòi hỏi cácnhà văn phải đổi mới chính mình để viết hay, hấp dẫn hơn nữa; cần gần gũi, giaolưu với thiếu nhi nhiều hơn để nắm bắt đúng và trúng nguyện vọng của các em, đểnuôi dưỡng cảm xúc, viết ra những tác phẩm các em hứng thú. Muốn vậy, nhà văncần viết bằng cái nhìn và trái tim trẻ thơ nhưng với trí tuệ của nhà thông thái. N.T.T
Trong hình dung của tác giả những dòng lan man, loằng ngoằng này, thì từ một thần đồng chăn kiến vầy giun ở góc sân nhà, đến một mục đồng chăn thơ trên cánh đồng làng, Trần Đăng Khoa đã như “Bạn nhỏ cưỡi trâu về ngõ/ Tự mình làm nên bức tranh”. Trong đó, ẩn chứa chân dung của một thi nhân có gương mặt thơ không trộn lẫn với ai, khó lặp lại trong nền thi ca đương đại. Người đó, ở thời đó, đã có một mạch thơ tuôn chảy của tiếng đàn bầu đêm trăng “mát trong như suối đầu nguồn” với một giọng thơ chót vót tiếng gà “trẻ như thời trời đất mới sinh ra”. Mạch thơ, giọng thơ đó kết tinh nhiều tinh túy Việt, nhất là:Có hương sen thơmTrong hồ nước đầyCó lời mẹ hátNgọt bùi đắng cayThế mới là thơ.Thế mới là Trần Đăng Khoa thần đồng nước Việt! Cố viên, Hải Thanh, đầu Đông, 2022 P.C.T
Trong những năm gần đây, tìm tòi đổi mới hình thức thơ được một số nhà thơ quan tâm. Thơ một câu gần với tục ngữ, vì vậy mà không nhiều người làm. Thơ ba câu chỉ có riêng Nguyễn Ngọc Ký in một tập. Có lẽ bởi quá ngắn gọn nên cũng chưa thấy có tập thứ 2.
Những tướng tá, sỹ quan không may ra đi, ít nhất trước quan tài là những thùng, những hộp huân huy chương lấp lánh… Còn ông chỉ có một áo khoác bađờxuy bạc màu, một mũ phớt sờn mép, một gậy “bá tước” cháy xém và chiếc đồng hồ để lẫn trong mớ tư trang! …Mọi người ngạc nhiên đến sửng sốt, khi các nhà quản lý, mở khóa hòm tư trang của ông, người ta chỉ thấy một ít quần áo, mấy đồ dùng sinh hoạt hàng ngày, tuyệt nhiên không thấy tiền! Vậy ngần ấy năm trời lao động, tiền lương của ông đi đâu, cuộc đời ông, có lẽ mãi mãi bí mật? Song Phương 17/3/ 2017 H.B.T.
Tập truyện gần 200 trang gồm 9 truyện gần như đều là chuyện làng, chuyện gia đình, trong phố huyện, duy có một truyện “ Những đêm miệt vườn” viết về người mẹ có con gái lấy chồng nước ngoài; và “Ngày phố” viết về ông lão nhà quê ra thành phố với con trai. Nghĩa là các nhân vật, các sự kiện đều xảy ra ở vùng quê, nơi tác giả sinh trưởng, gắn bó máu thịt, dù sau này có ra thành phố nhưng vẫn đau đáu nhớ về.
Một phóng viên gọi ông là nhà văn trẻ tóc bạc có lẽ vì năm 2002 ông mới gia nhập Hội Nhà văn Việt Nam nhưng chắc chắn rằng giá trị của một nhà văn đích thực không được đo bằng tuổi vào Hội mà vấn đề cốt yếu là người ấy viết được những gì có ích cho bạn đọc, có ý nghĩa cho cuộc đời. Tác giả ấy đã đóng góp được gì trong sự vận động đi lên của cỗ xe văn học nước nhà?
Thơ viết thế, song tôi biết là còn lâu ông mới ngủ yên trong cái “khu tự trị” mang tên “nghệ sĩ, tiến sĩ Thế Hùng”. Với một người giầu năng lượng, cháy hết mình và tỏa sáng như Thế Hùng, thì tôi tin ông sẽ còn cho đời thấy những điều bất ngờ ở tận “phút 89”, thậm chí cả ở “phút bù giờ” trên “sân cỏ cuộc đời”. Để kết thúc bài viết nhiều “chương hồi” này, bắt chước người xưa, người viết xin được “vòng vo Tam quốc” rằng: Muốn biết chân dung tự họa của nghệ sĩ, tiến sĩ Thế Hùng tiếp theo ra sao, xin xem hồi sau sẽ rõ!
Ngườiđọc như được xem những thước phim sống động, hiểu và nhớ lịch sử rất lâu.Lịch sử không thể thay đổi nhưng giá trị của lịch sử ra sao luôn phụ thuộcvào góc nhìn của mỗi người. Lịch sử dân tộc luôn ăm ắp các bài học quý báu nếumỗi người biết nhìn nhận đúng. Những bài học được rút ra không chỉ từ sự thànhcông mà còn đến từ sự thất bại. Việc tiếp nhận, hiểu về lịch sử để càng thêm yêu vàtự hào về dân tộc thông qua tiểu thuyết là phương thức thiết thực và bổ ích để lịchsử đến với mỗi người không chỉ bằng lý trí mà còn bằng cảm xúc qua ngôn ngữgiàu hình tượng của văn chương. Nhà văn Phùng Văn Khai đã làm được điều đó,có nhiều đóng góp tích cực vào việc làm sáng tỏ dần những trang sử hào hùng vàcả bi thương của dân tộc Việt Nam anh hùng, bất khuất./.
Bạn đọc đã biết đến nhà thơ Trần Quang Quý tác giả của nhiều tập thơ, tập kí, tập bình thơ. Anh là người sáng tạo ra thể thơ “namkau”, in cả tập thơ loại này, và hiện đang có câu lạc bộ thơ “namkau” do nhà thơ Lôi Vũ làm Chủ nhiệm. Trước khi giã từ cõi tạm, nhà thơ đã vượt qua bạo bệnh, cho ra mắt đồng thời trong quý 3 năm 2022 ba tập thơ Những sắc màu đa thức ( thơ namkau), Miền tỏa bóng và Những nẻo người. Đây là những suy ngẫm, gửi gắm cho bạn đọc, cho đời những gì mà một đời sáng tạo nhà thơ chiêm nghiệm. Bất ngờ, năm 2024, chúng ta lại biết đến có một Trần Quang Quý trong truyện ngắn!