Truyện ngắn Văn Giá như những “mảnh vụn nhân gian muôn hình đòi lên tiếng”. Ở đó, có cái chua xót, ngậm ngùi, cái vân vi về cõi nhân sinh vụn vẽ. Ở đó, có cái hoang mang vô hình về những bào mòn đứt gẫy tình người trong cõi nhân gian. Văn Giá có lối viết tửng tưng, ưa cật vấn, đôi khi tỏ ra hơi lạnh, đâu đó chêm xen cái bỡn cợt đặc thù, nhưng ông không giấu được một trái tim nồng hậu, ấm nóng, trái tim luôn khao khát hướng về những điều tốt đẹp, từ tâm. Ở tuổi mình, Văn Giá tự tin viết ra những điều mình nghĩ. Có lẽ ông cũng tự tin mình là một cây bút truyện ngắn. Còn tôi thấy ông là một cây bút truyện ngắn hay./.
Có thể thấy, phê bình của Đỗ Nguyên Thương trên một ý nghĩa nào đó gần với lối phê bình tri âm. Trong trường hợp nào, dường như chị cũng cố gắng tìm ra sự đồng điệu để khai thác, khám phá. Thế mạnh của Nguyên Thương là sự tinh tế và khả năng phát hiện vấn đề.
Cho đến gần đây, những đồ trang sức của các vị vua trong đế chế Khmer cổ đại được coi là đã mất từ lâu. Hóa ra chúng được giấu trong bốn chiếc hộp kín đáo của một người ở gần thủ đô nước Anh, trong đó có nhiều hiện vật mà các nhà khoa học trước đây chưa từng thấy...
Tôi nhớ mãi thầy Trần Tiến Đức, dạy phần Văn học Việt Nam thời kỳ Trung đại, trong đó có phần tác giả Nguyễn Trãi. Thầy vóc người nho nhã, hơi gầy nhưng lên lớp, thầy nhiệt tình truyền tải bài giảng tới sinh viên. Chất giọng miền Trung của thầy mới nghe hơi khó tiếp nhận nhưng nghe quen thấy gần gũi, thân thương. Ngoài cung cấp những kiến thức trọng tâm của bài, thầy còn rất xúc động khi đưa thông tin về đại thi hào Nguyễn Trãi. Bấy giờ (năm 1977 - đất nước ta vừa được thống nhất) hồ sơ đang được trình lên tổ chức UNESCO xét và hơn một năm sau - 1979 - Nguyễn Trãi đã được công là Danh nhân Văn hóa nhân loại.
Tôi khá bất ngờ khi đọc Giọt giọt đêm Hà Nội, bởi bắt gặp khá nhiều những câu thơ đi ra từ nội tâm một cách rất tự nhiên. Phạm Thị Phương Thảo đã dùng chính cuộc đời mình để viết ra những câu thơ thẳm xanh, vừa đớn đau vừa hiền hòa cũng chính là bản lĩnh và tầm vóc của người thơ Hà Nội.
Có một điều hơi lạ, các truyện của ông, không viết về người lính chiến đấu nơi sa trường, không bom rền, đạn xéo… Còn ông, đi nhiều mặt trận, chưa cầm súng trực tiếp chiến đấu, nhưng tấm thân đâu được lành lặn. Câu thơ ông viết rất thật lòng “Đi đánh trận, chưa hề bắn súng/ Mà tấm thân bầm dập chiến trường”, và ông viết phía sau người lính, lặng lẽ giàu cảm xúc, để tri ân đồng đội của mình.
Mặc dù có vài nhược điểm như vậy, nhưng phải khách quan công nhận rằng đây là một cố gắng rất đáng ghi nhận của nhà thơ Phạm Thị Phương Thảo. Trường ca “Giọt giọt đêm Hà Nội” thể hiện tình yêu Hà Nội sâu đằm và lòng biết ơn của tác giả, ra đời đúng dịp kỉ niệm 70 năm giải phóng Thủ Đô, lại đúng thời gian Hội Liên hiệp văn học Nghệ thuật Hà Nội phát động đợt sáng tác “ Hà Nội và tôi”. Thật vô cùng ý nghĩa! Chúc mừng tác giả Phạm Thị Phương Thảo! Hà Nội, ngày 4 tháng 9 năm 2024
Như vậy không nghi ngờ gì nữa, cần phải chú thích rõ ràng câu văn của Nguyễn Trãi trong “Bình Ngô đại cáo”. Ghi rõ Triệu là Triệu Vũ Đế, người lập nhà Triệu với tên nước (quốc danh) Nam Việt chống lại nhà Hán.
Giữa hư và thực, thơ Nguyễn Đình Hiển như những giấcsen trong sương khói. Đó là những vần thơ của thời gian vàsay đắm. Nó vượt qua tuổi tác, vượt qua tục lụy, kiêu hãnhxanh trong đằm thắm và tràn đầy sức sống.Mùa Đông 2021
Tuy nhiên, người đọc nhận thấy ấn phẩm mới nghiên cứu, đánh giá về tác giả, tác phẩm vùng núi phía Bắc, chưa có bài viết, nhận xét nào về văn học dân tộc thiểu số khu vực miền Trung hay miền Nam. Tuy vậy, “Thồ tình yêu đến cuộc chợ phiên” vẫn là sự hội tụ tâm và tầm của một cây bút phê bình giàu bản lĩnh. Ở đó, nhà văn gửi gắm nhiều tâm huyết, trân trọng cùng sự đánh giá khách quan. Tập sách cho thấy Lê Thị Bích Hồng đã tự thể hiện một phong cách riêng rõ nét trong phê bình, nghiên cứu văn học.