Có thể nói nhà văn đã dành nhiều trang viết cho nhân vật Trần Quỳnh Anh. Đó là một cán bộ trung thực, bản lĩnh, một phụ nữ tận tụy, can đảm “Giỏi việc nước đảm việc nhà “. Tuy nhiên, trong con tim cô luôn giằng xé, đấu trang giữa tình cảm vợ chồng và chức trách nhiệm vụ được giao. Cũng có lúc, cô đã mềm lòng khi bị đe dọa, khủng bố, nghe chồng ca thán bị sếp làm nhục vì không thuyết phục được vợ trong việc điều tra vụ án Nguyễn Trọng Hoa.
Phần truyện chị nghiêng về cách viết truyền thống, cách kể chuyện như chị đang kể với người nghe rất nhiều mảnh đời phong phú, người trong song sắt, kẻ ngoài cánh cửa. Một bác sĩ chuyên sâu tim mạch, từng cứu vớt trái tim của một chàng trai, và nhân vật con người được cứu, lại sống tàn mạt, ác độc cả đối với đồng nghiêp, đối với sinh mạng con người .
Thơ Namkau là một dạng thức thơ ngắn, cho nên nó không phải là miền thơ của những vân vi, dãi dề tỏ bày tự sự, bởi thế nên hệ thống ngôn ngữ của nó phải được tiếp cận và lập dựng bằng nhiều thủ pháp nghệ thuật để hướng đến cái Gợi của câu chữ và cái Mở của ý thơ, có như thế thì khi tiếp cận bạn đọc, nó mới kích hoạt mạnh nhất sự liên tưởng nơi người đọc.
Tuyển thơ “KHÚC DẠO MỘT CON ĐƯỜNG- II” không chỉ đa dạng, phong phú về đề tài, chủ đề, mà theo tôi, điều quan trọng hơn là phần đông các nhà thơ được tuyển chọn trong tuyển tập này đã có độ chín nhất định về tư duy nghệ thuật khi sáng tác NAMKAU, một thể thức thơ còn khá mới mẻ, nhưng lại có những đòi hỏi cụ thể và khá nghiêm ngặt, với tư cách là một thể thức thơ độc lập.
Hình như hạt mạch đã chín, tình yêu đã chín - người trai thổ lộ lòng mình. Chàng ước mong một cuộc sống bình thường như những cuộc sống bình thường mà từ bao đời người dân nơi đây đã chọn. Không phải “túp lều tranh và hai trái tim vàng”. Sự lựa chọn thực tế, có cả vật chất và tinh thần, có cả hoa tam giác mạch và mèn mén. Người trai trưởng thành đầy trách nhiệm mơ ước một cuộc sống vừa thực tế, vừa lãng mạn.
Thơ tặng bạn mà không tặng một người nào cụ thể, thì hẳn là tặng bạn thơ. Tặng bạn đấy mà cũng là tặng mình đấy. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể làm được điều đó khi lần đầu chót dan díu với thơ. Lối này trong cổ thi phương Đông được gọi là tự bạch, cảm hoài.
Tác giả Khúc bi tráng thứ tư hơn một lần nhắc đến nhận xét của Chu Lai, một nhà văn áo lính: “Chiến tranh là một siêu đề tài, người lính là một siêu nhân vật” để khẳng định đề tài chiến tranh, nhân vật người lính là một nguồn cảm hứng sáng tác dồi dào, các nhà văn viết mãi không cùng.
Nhân vật của Lã Thanh Tùng thường là những người trải nghiệm đời sống. Họ không có cái vẻ hớn hở thơ ngây. Cũng không xả láng cuộc đời theo tinh thần hiện sinh. Cũng chẳng bạo liệt quậy phá, sẵn sàng tung hê tất cả
Hán học và thơ Đường uyên thâm lắm, chỉ hiểu lơ mơ mà dịch bừa, dịch bịa và những người chẳng hiểu tý gì cũng phụ họa tán thưởng như các ông chỉ tổ làm trò cười cho thiên hạ và làm ô nhiễm môi trường văn hóa mà thôi.
Mây không chỉ để nói về một hiện tượng tự nhiên, không chỉ là chứng nhân của lịch sử, mà còn để diễn tả cuộc sống bình yên của con người nơi đây. Ở đâu có mây, nơi đó có sự bình yên, ấm áp. Mây đem lại sự ấm áp cho những vạt rừng, góc suối nơi biên giới, những đám mây lành che mát cho những con đường tuần tra biên giới, chở che cho những chiến sĩ đang ngày đêm chắc tay súng bảo vệ biên cương Tổ quốc.