Còn ông – nhà văn Đoàn Minh Tuấn tài hoa nhân hậu – người vẫn nhiều vương nợ cuộc đời và còn phải sống thêm tuổi để bù cho hai bà vợ yêu thương đã đi trước ông. Ông chính là “của để dành” cho thế hệ đi sau, là người bắc nhịp cầu văn chương từ quá khứ đến hiện tại hôm nay cho chúng tôi kính trọng.
Vậy đấy, một dòng Văn học tồn tại suốt từ những năm 50 thế kỷ trước đến nay, có cả một đội ngũ cầm bút hùng hậu, có một Giải thưởng Văn chương và một tạp chí Văn nghệ uy tín, nhưng vẫn là số 0 trong cách nhìn của các vị quan chức ở hai cơ quan Chủ quản và các quan chức được giao trọng trách xem xét, đánh giá, trao thưởng ở cấp Quốc gia.
PGS TS Phạm Tú Châu, người dịch cuốn sách này đã viết rằng với tinh thần hoài nghi khoa học , kính yêu nghề nghiệp , tinh thần trượng nghĩa “Trần Ích Nguyên đã cắm một cái mốc chính xác và vững chắc để những ai đi sau chỉ cần bước tiếp từ mốc này”. Đó là một đánh giá rất cao về tác giả và cuốn sách. 25 tháng 4 năm 2017
Cũng nhân thể nói thêm là sau này một số bạn đọc và nhà thơ Việt Nam nói rằng trong Truyện Kiều, người khổ nhất là Thúy Kiều trải 15 năm lưu lạc với hai lần làm con hầu, hai lần làm ở lầu xanh. Người khổ thứ hai chính là Thúy Vân.
Tuổi tác nhiều thêm nhưng đam mê vẫn không hề vơi cạn, đắm đuối "giải mã" văn học cổ, ông như tìm thấy niềm vui, lẽ sống của mình trong đó, âu cũng là cách ông khỏa lấp những lận đận của phận chữ, phận người mà ông trót đa đoan.
Phạm Thái, còn có tên Phạm Đan Phượng, tục danh Chiêu Lỳ, sinh năm 1777, quê làng Yên Thượng, huyện Đông Ngàn nay thuộc huyện Từ Sơn, Bắc Ninh. Một “ông Chiêu Lỳ” học rộng, giỏi thi thư, võ nghệ.
Phạm Công Trứ điềm nhiên trở lại. Chúng tôi cùng nhìn ra ban công, nơi ông và bà vợ trồng khá nhiều cây dây leo, cây bóng mát. Có một làn gió nhẹ thoáng qua.Tôi nắm tay ông bạn. Tay nhà thơ to mà ấm mềm trong tay tôi.