Bản thân các cháu học sinh và gia đình các cháu, ai cũng muốn cho con em mình được tiếp tục học, học lên đế hết đại học rồi mới nghĩ đến việc đi làm. Tất nhiên, đấy là một mong muốn chính đáng! Nhưng mong muốn có đạt được hay không và đạt được rồi thì sẽ làm gì tiếp theo thì đa phần ở giai đoạn này các cháu và gia đình các cháu ít người nghĩ đến.
Mùa xuân, khởi đầu cho một năm mới bằng tết trồng cây có ý nghĩa to lớn đối với việc khơi gợi, giáo dục ý thức bảo vệ và phát triển rừng. Một trong những nhiệm vụ cấp bách và vô cùng quan trọng ngày nay được nhiều Quốc gia quan tâm cho một môi trường xanh, sạch và an toàn.
Hoa là sản vật quý giá mà thiên nhiên ban tặng cho loài người, để con người thưởng lãm và trao tặng cho nhau. Tặng hoa là hành vi văn hóa rất đáng trân trọng và hàm ơn; nhưng trong một số trường hợp nếu lạm dụng thái quá thì sẽ là việc làm lãng phí, hình thức, thậm chí còn gây phiền toái và tác hại. Đồng thời, việc nhận hoa và “chơi hoa” cũng phần nào thể hiện cái “tầm” văn hóa của mỗi người, mỗi tổ chức...
Hoạt động văn hóa nói chung và phát triển công nghiệp văn hóa nói riêng, rất cần nguồn lực xã hội hóa. Muốn phát huy nguồn lực xã hội hóa, thì trước hết cần tự hiểu chính mình khi tham gia vào cơ chế thị trường, để từ đó khai thác và tận dụng tối đa những kết quả mà cơ chế này đem lại. Chẳng hạn như VHNT là lĩnh vực vừa là chủ thể đồng thời là khách thể của cơ chế thị trường...
Anh bảo, "Thanh lịch" chỉ là cái vẻ bóng bẩy bề ngoài, là thanh nhã, lịch sự, và điều đó thì Hà Nội so với Paris, London, Tokyo, Melburne... chưa chắc đã bằng. Thậm chí nói trong nước Việt Nam thôi, thì Huế, Đà Lạt, Bắc Ninh, Nha Trang... cũng đâu có kém! Đó đơn thuần chỉ luận về hình thức, chứ còn có thật sâu sắc và cao quý thì chưa hề hàm nghĩa.
Sau ý kiến đề xuất mời các bạn đọc hưởng ứng gửi tác phẩm về đề tài tuần lễ Vu Lan. BBT nhận ngay được một truyện ngắn của nhà văn Trần Ngọc Dương từ Quảng Ninh gửi về. Truyện ngắn "Thiếu một bông hồn...