Điện thoại: 0913 269 931 - Zalo: 0964 131 807 - Email: soncam52@gmail.com.
12342345456734565678
Chào mừng bạn đã đến với trang Điện tử "Văn nghệ Công nhân" của Chi Hội Nhà văn Công nhân thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam & Hội Nhà văn Việt Nam.

Nghiên cứu - Trao đổi

  • KHO BÁU

    Cho đến gần đây, những đồ trang sức của các vị vua trong đế chế Khmer cổ đại được coi là đã mất từ ​​​​lâu. Hóa ra chúng được giấu trong bốn chiếc hộp kín đáo của một người ở gần thủ đô nước Anh, trong đó có nhiều hiện vật mà các nhà khoa học trước đây chưa từng thấy...  
  • VỀ MỘT BÀI THƠ HAY CHƯA TỪNG ĐƯỢC CÔNG BỐ

    Tôi nhớ mãi thầy Trần Tiến Đức, dạy phần Văn học Việt Nam thời kỳ Trung đại, trong đó có phần tác giả Nguyễn Trãi. Thầy vóc người nho nhã, hơi gầy nhưng lên lớp, thầy nhiệt tình truyền tải bài giảng tới sinh viên. Chất giọng miền Trung của thầy mới nghe hơi khó tiếp nhận nhưng nghe quen thấy gần gũi, thân thương. Ngoài cung cấp những kiến thức trọng tâm của bài, thầy còn rất xúc động khi đưa thông tin về đại thi hào Nguyễn Trãi. Bấy giờ (năm 1977 - đất nước ta vừa được thống nhất) hồ sơ đang được trình lên tổ chức UNESCO xét và hơn một năm sau - 1979 - Nguyễn Trãi đã được công là Danh nhân Văn hóa nhân loại.
  • BÀN VỀ TRIỆU VŨ ĐẾ

        Như vậy không nghi ngờ gì nữa, cần phải chú thích rõ ràng câu văn của Nguyễn Trãi trong “Bình Ngô đại cáo”. Ghi rõ Triệu là Triệu Vũ Đế, người lập nhà Triệu với tên nước (quốc danh) Nam Việt chống lại nhà Hán.
  • PGS.TS. TRẦN MẠNH TIẾN - NGƯỜI THẦY CÓ TÂM HỒN CAO CẢ

    Ấn tượng của nhiều thế  hệ sinh viên khi nhớ về PGS.TS Trần Mạnh Tiến là một người thầy thân thiện, gần gũi, lúc nào cũng mỉm cười rất hiền từ. Một người đa tài và đa nghề, dù ở bất cứ lĩnh vực giảng dạy nào, chữa bệnh hay nghiên cứu khoa học, thầy cũng đều tận tụy cống hiến hết mình. 
  • TRAO ĐỔI VỚI NHÀ NGHIÊN CỨU VŨ BÌNH LỤC

     Tóm lại, dù bài viết có những thông tin mới dựa trên tài liệu do bà Vũ Khánh Ngọc, du học sinh Việt Nam tại Phúc Kiến tìm thấy và trao cho Giáo sư Trần Đại Sĩ ( tr. 229), nhưng những kiến giải và lập luận của nhà nghiên cứu Vũ Bình Lục đều mang tính chất “suy đoán” dựa trên một số điều ngẫu nhiên  và một số điều nghi vấn! Đúng thế. Chỉ là nghi vấn thôi chứ không có bằng cứ xác thực! Bởi thế mà coi Trần Ích Tắc là nhà tình báo chiến lược xuất sắc cũng chỉ là một giả thuyết chưa đủ sức thuyết phục của  riêng nhà nghiên cứu Vũ Bình Lục mà thôi! V.N.
  • VỀ TRẦN ÍCH TẮC...

     Trận chiến lần thứ 3 sau đó 3 năm (1288), vua hỏi Quốc Công Tiết chế, thế giặc năm nay thế nào? Quốc Công Tiết chế Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn trả lời: “Năm nay đánh giặc nhàn”. Có thể là lãnh đạo nhà Trần đã có nhiều kinh nghiệm chiến đấu ở hai lần trước. Có thể, thế nước ta đang cực thịnh. Có thể là tầm nhìn xa trông rộng, hoạch định chiến lược phòng bị, chờ địch đến để tiêu diệt. Liệu rằng, trong cái nhàn nhã, tin tưởng chắc thắng ấy, có công “tình báo” chiến lược của Chiêu Quốc Vương Trần Ích Tắc hay không?…Chỉ có Trời mới biết! Trời mới biết!VŨ BÌNH LỤCTheo Văn Hiến V
  • MỐI TÌNH CỦA HỒ XUÂN HƯƠNG VỚI NGUYỄN DU

    Không còn nghi ngờ gì, Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương có giao du với nhau, quyến luyến nhau, nhưng mối tình không đi đến hôn nhân. Các bài thơ của Nguyễn Du “Mộng đắc thái liên” và bài của Hồ Xuân Hương “Cảm cựu kiêm trình Cần chánh học sĩ Nguyễn hầu” là chứng tích của mối tình tài tử giai nhân đó.                             
  • THẦN ĐỒNG CHĂN KIẾN VÀ MỤC ĐỒNG CHĂN THƠ

     Trong hình dung của tác giả những dòng lan man, loằng ngoằng này, thì từ một thần đồng chăn kiến vầy giun ở góc sân nhà, đến một mục đồng chăn thơ trên cánh đồng làng, Trần Đăng Khoa đã như “Bạn nhỏ cưỡi trâu về ngõ/ Tự mình làm nên bức tranh”. Trong đó, ẩn chứa chân dung của một thi nhân có gương mặt thơ không trộn lẫn với ai, khó lặp lại trong nền thi ca đương đại. Người đó, ở thời đó, đã có một mạch thơ tuôn chảy của tiếng đàn bầu đêm trăng “mát trong như suối đầu nguồn” với một giọng thơ chót vót tiếng gà “trẻ như thời trời đất mới sinh ra”. Mạch thơ, giọng thơ đó kết tinh nhiều tinh túy Việt, nhất là:Có hương sen thơmTrong hồ nước đầyCó lời mẹ hátNgọt bùi đắng cayThế mới là thơ.Thế mới là Trần Đăng Khoa thần đồng nước Việt!                                                       Cố viên, Hải Thanh, đầu Đông, 2022   P.C.T
  • TÔI LÀ ĐAM MÊ, TÔI LÀ KHỔ LUYỆN

    Thơ viết thế, song tôi biết là còn lâu ông mới ngủ yên trong cái “khu tự trị” mang tên “nghệ sĩ, tiến sĩ Thế Hùng”. Với một người giầu năng lượng, cháy hết mình và tỏa sáng như Thế Hùng, thì tôi tin ông sẽ còn cho đời thấy những điều bất ngờ ở tận “phút 89”, thậm chí cả ở “phút bù giờ” trên “sân cỏ cuộc đời”.           Để kết thúc bài viết nhiều “chương hồi” này, bắt chước người xưa, người viết xin được “vòng vo Tam quốc” rằng: Muốn biết chân dung tự họa của nghệ sĩ, tiến sĩ Thế Hùng tiếp theo ra sao, xin xem hồi sau sẽ rõ!       

« 1 2 3 4 6 8 9 10 11 » ( 11 )
Thống kê truy cập
Đang truy cập: 12
Trong ngày: 135
Trong tuần: 843
Lượt truy cập: 487069
BẢN QUYỀN THUỘC CHI HỘI NHÀ VĂN CÔNG NHÂN
Điện thoại liên hệ: 0913 269 931 - 0855 890 003 
Email liên hệ: Nhà văn Cầm Sơn: soncam52@gmail.com 
- Nhà Lý luận Phê bình Vũ Nho:  vunho121@gmail.com 
 
ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM VÀ TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
- Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Lê Tuấn Lộc - Chi hội trưởng.
- Chịu trách nhiệm nội dung: Nhà văn Cầm Sơn - Trưởng Ban Truyền thông
- Đồng BT: Nhà văn, nhà Lý luận Phê bình Văn học - Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho.