Thơ Trần Thị Nương là như thế. Đọc rồi không thể không thấm thía, không thể không yêu cuộc sống và con người hơn. Bởi chị từng trải và biết tinh chắt sự buồn vui được mất trong cuộc đời mình, biết “Thắp ngọn đèn trong tâm” để bay đến miền ánh sáng, biết “Tạ ơn mấy ngoặt đường bão tố” để “Thảnh thơi qua một chuyến đò đầy”.
Còn ông – nhà văn Đoàn Minh Tuấn tài hoa nhân hậu – người vẫn nhiều vương nợ cuộc đời và còn phải sống thêm tuổi để bù cho hai bà vợ yêu thương đã đi trước ông. Ông chính là “của để dành” cho thế hệ đi sau, là người bắc nhịp cầu văn chương từ quá khứ đến hiện tại hôm nay cho chúng tôi kính trọng.
Bóng thời gian, xứ Đoài, người xứ Đoài với những nét đẹp văn hóa cổ xưa hay hiện đại được ông đan xen, khi rỡ ràng, khi thấp thoáng, khiến người đọc vừa xúc động, vừa bâng khuâng tiếc nhớ.
Vậy đấy, một dòng Văn học tồn tại suốt từ những năm 50 thế kỷ trước đến nay, có cả một đội ngũ cầm bút hùng hậu, có một Giải thưởng Văn chương và một tạp chí Văn nghệ uy tín, nhưng vẫn là số 0 trong cách nhìn của các vị quan chức ở hai cơ quan Chủ quản và các quan chức được giao trọng trách xem xét, đánh giá, trao thưởng ở cấp Quốc gia.
Về căn bản, tôi nhìn thấy được chân tủy của thơ Lê Cảnh Nhạc, trong tập thơ Đi về phía mặt trời, là chân thành, chân thực, chân phương và hợp với quy luật “Cái Đẹplà sự giản dị”./.
Thành công lớn nhất của tập thơ là tác giả luôn giữ được mạch cảm xúc trong mỗi bài và cả tập ngay khi hướng đến những triết lý thẩm mỹ và nhân sinh bất ngờ vừa thú vị, vừa sâu sắc.
PGS TS Phạm Tú Châu, người dịch cuốn sách này đã viết rằng với tinh thần hoài nghi khoa học , kính yêu nghề nghiệp , tinh thần trượng nghĩa “Trần Ích Nguyên đã cắm một cái mốc chính xác và vững chắc để những ai đi sau chỉ cần bước tiếp từ mốc này”. Đó là một đánh giá rất cao về tác giả và cuốn sách. 25 tháng 4 năm 2017
Tôi đã biết nhà văn Nguyễn Thị Thiện từ khá lâu qua sách báo nhưng mãi năm 2024, dự Hội nghị Lý luận phê bình Văn học toàn quốc tại Hà Nội, mới có dịp gặp chị, vậy mà cứ như chị em đã biết nhau từ lâu.
Nó là minh chứng cho vấn đề người viết có trải nghiệm trực tiếp hay không có trải nghiệm trực tiếp về chiến tranh vẫn có thể thành công. Và đó cũng là lý do khiến cho nhà văn Khuất Quang Thụy và mọi người tin rằng tác phẩm văn học chiến tranh chưa bao giờ cạn và không bao giờ cũ.