Thơ Ngô Thái được viết từ trải nghiệm sống trước tiên. Tất nhiên và đã rõ ràng như một nét ưu trội. Nhưng khi thơ được viết từ trải nghiệm văn hóa thì nó sẽ cất cánh bay cao hơn, xa hơn.
Tôi biết trong nhiều bài viết của các nhà văn, nhà thơ, những bạn viết của nhà thơ Phạm Thị Phương Thảo sẽ có nhiều góc độ soi chiếu nghệ thuật ngôn từ thể loại trường ca qua tập trường ca Giọt giọt đêm Hà Nội này, sẽ nhiều bạn viết trích dẫn những câu thơ hay, những hình ảnh đẹp trong tập trường ca của chị.
Cốt truyện và tình huống. Một cốt truyện đậm chất “trinh thám” với những tình huống giàu kịch tính là biệt sắc của Khói đỏ, nhờ đó gia tăng tính hấp dẫn của tiểu thuyết, đặc biệt “vẽ” nhân vật nổi hình, nổi khối. Đọc kỹ sẽ thấy tác giả “cài bẫy” tạo nên những “bước hụt” (tỷ như đang đi trên đường bằng bỗng dưng sa chân), dẫn dắt bạn đọc vào những sự kiện, biến cố bất ngờ.
“Người trở về” là chủ đề, cấu tứ căn bản của tiểu thuyết mới Rừng trở gió của nhà văn Dương Thiên Lý. Câu chuyện của Ba Hùng - Thúy Ngọc - Hai Bảy trong và sau chiến tranh trải qua bể trầm luân, bảy nổi ba chìm chín lênh đênh. Là câu chuyện của những phận người (kiếp người) bị hoàn cảnh xô đẩy, tấn công, chi phối mà từ vuông tròn trở thành méo mó,
Có thể thấy, phê bình của Đỗ Nguyên Thương trên một ý nghĩa nào đó gần với lối phê bình tri âm. Trong trường hợp nào, dường như chị cũng cố gắng tìm ra sự đồng điệu để khai thác, khám phá. Thế mạnh của Nguyên Thương là sự tinh tế và khả năng phát hiện vấn đề.
Tôi khá bất ngờ khi đọc Giọt giọt đêm Hà Nội, bởi bắt gặp khá nhiều những câu thơ đi ra từ nội tâm một cách rất tự nhiên. Phạm Thị Phương Thảo đã dùng chính cuộc đời mình để viết ra những câu thơ thẳm xanh, vừa đớn đau vừa hiền hòa cũng chính là bản lĩnh và tầm vóc của người thơ Hà Nội.
Có một điều hơi lạ, các truyện của ông, không viết về người lính chiến đấu nơi sa trường, không bom rền, đạn xéo… Còn ông, đi nhiều mặt trận, chưa cầm súng trực tiếp chiến đấu, nhưng tấm thân đâu được lành lặn. Câu thơ ông viết rất thật lòng “Đi đánh trận, chưa hề bắn súng/ Mà tấm thân bầm dập chiến trường”, và ông viết phía sau người lính, lặng lẽ giàu cảm xúc, để tri ân đồng đội của mình.
Chiều lưu luyến nắng. Chúng tôi làm thủ tục chia tay Cô lái đò sông Châu bên bến sông quê tình nghĩa. Trước khi về Nam Định, chúng tôi cùng bước xuống bến đò. Sông Châu sóng xanh óng ánh dáng chiều. Bờ bên kia sương nhẹ, tre pheo xoà bóng.
Những trang viết đầu tiên của cuốn Chuyện đời mẹ đã cho độc giả cùng trào dâng một niềm xúc động vô bờ bến của người con gái viết lại câu chuyện của mẹ mình. Chị đã ghi chép và tái hiện thành công những khoảnh khắc chiến tranh thời kỳ kháng chiến chống Pháp ở nơi quê hương chị
Vâng, một lớp người con của quê hương, những cây bút chiến sĩ làm thơ và đánh giặc đã đóng góp vào thành tựu văn học chiến tranh vệ quốc những tác phẩm để đời. Chúng ta biết có những người đã về đích thành công. Có những người đã thành liệt sĩ. Có những người lặng lẽ vượt lên, tiếp tục khẳng định sức bền của ngòi bút đã qua thử lửa ở các chiến hào.