Điện thoại: 0913 269 931 - Zalo: 0964 131 807 - Email: soncam52@gmail.com.
12342345456734565678
Chào mừng bạn đã đến với trang Điện tử "Văn nghệ Công nhân" của Chi Hội Nhà văn Công nhân

Tác giả - Tác phẩm

  • ĐỒNG ĐIỆU...

    Thơ Hoàng Quý không chỉ mới, lạ ở cách nói, (mà) nó còn vạm vỡ ở cả phương diện tu từ học (rhetoric) nữa. Ông cụ thể hóa những chữ trừu tượng bằng những hình ảnh cụ thể, quen thuộc. Giống như một thứ tiếp-thủ-ngữ và tiếp vĩ ngữ (prefix & suffix), thí dụ: "cánh đồng đời", "giấc mơ phì nhiêu"...
  • HÀO KHÍ SỬ CA...

    Với nhân vật chính của bản sử ca - Quốc công Tiết chế, Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, nhà thơ không sa đà vào việc mô tả tỉ mỉ hành trạng mà đặt nhân vật chính vào quá trình diễn tiến lịch sử của cả dân tộc. Đoàn Văn Cừ khắc họa phẩm cách, tài năng, bản lĩnh của vị Tiết chế Tổng chỉ huy toàn quân qua diễn biến tâm trạng, qua cách ứng xử của một thiên tài quân sự - chính trị siêu việt, một nhân cách lớn đứng ở tầm cao tư tưởng thời đại.
  • VỚI NHỮNG GÌ CÒN MÃI

      Một thể thơ mới được bạn viết và bạn đọc chấp nhận, mở cửa hòa nhập vào các thể thơ truyền thống của dân tộc có đóng góp quan trọng của người khởi xướng.  Bản thân Trần Quang Quý in đến 3 tập thơ namkau. Trong số đó có những bài thơ độc đáo, ấn tượng làm cho người đọc nhớ mãi.
  • VỚI TRẦN QUANG QUÝ VÀ BA TẬP THƠ

    Tôi thích Trần Quang Quý ở sự đằm thắm, đôn hậu, giàu chất dân gian khi viết về quê, về những người thân yêu ruột thịt. Cũng còn thích ông ở sự gồ ghề, gân guốc trong mảng thơ thế sự, như là một thế mạnh của ông. Thơ ông nhiều day dứt và ám ảnh. Sự ám ảnh, có khi đến ngay từ cái tên ông đặt cho mỗi tập thơ.
  • TRONG KHU VƯỜN THƠ

    Câu chữ cũng như giọng điệu phải phù hợp là điều kiện tối cần thiết khi viết cho trẻ nhỏ. Các em/cháu không thích và không hợp với giọng “lên gân”, hay “triết lý vặt”. Rất may mắn cho độc giả tí hon và cả có tuổi, khi đọc Kiến Con, thấy chan hòa một giọng thủ thỉ, tâm tình, chân thành, chia sẻ, tri âm tri kỷ. Nói cách khác là một giọng ấm cúng của Ông kể cho cháu nghe.
  • MÊNH MANG BIỂN TRỜI ĐÔNG BẮC

    Lúc mới cầm cuốn sách, tôi chủ động mục đích sẽ viết giới thiệu cho những người bạn phương xa, chưa hoặc đã đến Quảng Ninh, có thể họ đã ghé những nơi nổi tiếng, thăm vịnh, thăm đảo một hoặc nhiều lần, nhưng còn rất nhiều nơi ở vùng Đông Bắc họ chưa biết
  • MEN LỬA

     Với trái tim đa cảm của nhà thơ và đôi mắt sắc sảo của nhà báo, Trần Thị Nương khát khao, năng nổ đi tìm, phát hiện và tôn vinh vẻ đẹp đa sắc màu trong muôn mặt đời thường. Nhưng, là lẽ thường tình, trên hết và trước hết, là hành trình đi tìm tình bạn, tình thơ, tình yêu đôi lứa và ngôi nhà hạnh phúc của chính mình.
  • NGUYỄN HÒA BÌNH...

      Trở lại câu hỏi vì sao bài thơ Về với Quan Sơn của Nguyễn Hòa Bình lại được đưa vào Sổ tay Đảng viên của một Đảng bộ lớn ở Thanh Hóa? Như chúng ta biết, công tác tư tưởng - văn hóa lâu nay thường xuyên được tiến hành không chỉ với đảng viên, cán bộ có vị trí lãnh đạo từ thấp đến cao, mà quan trọng hơn với quảng đại quần chúng. Cái nhan đề bài thơ Về với Quan Sơn, riêng tôi chú ý nhiều đến chữ “về”
  • GIẢI MÃ MỘT VÀ NHIỀU

    Vậy là tiểu thuyết Một và Nhiều có thêm hai nội dung quan trọng nữa. Nội dung thứ nhất: Dõi theo hành trình nhà báo nhà văn Hải Phạm, người đọc được bổ sung thêm hiểu biết về ba cuộc chiến tranh mà việt Nam phải tiến hành để giành Độc lập, Tự do, Thống nhất đất nước và bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Đó là cuộc chiến tranh chống Mỹ, cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam, giúp bạn xoá bỏ chế độ diệt chủng Pon Pot, xây dựng một nước Campuchia mới, và chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc, diệt mầm hoạ nghìn năm Bắc thuộc.
  • ĐOẢN KHÚC CHIỀU

       Là nhà giáo dạy ngữ văn và và là nhà nghiên cứu văn học có “phông” văn hoá dầy dặn, đồng nghĩa nhà thơ Thang Ngọc Pho sở hữu kho tàng ngôn ngữ phong phú nhiều nguồn ngôn ngữ khác nhau – tiếng Việt phổ thông, tiếng Việt cổ, phương ngữ, kể cả ngôn từ Hán -Việt. Thành tựu đó giúp nhà thơ thể hiện tốt sự nghiệp sáng tạo thi ca của mình.

« 1 2 3 4 6 8 9 10 » ( 10 )
Thống kê truy cập
Đang truy cập: 37
Trong ngày: 223
Trong tuần: 949
Lượt truy cập: 435575
BẢN QUYỀN THUỘC CHI HỘI NHÀ VĂN CÔNG NHÂN
Điện thoại liên hệ: 0913 269 931 - 0855 890 003 
Email liên hệ: Nhà văn Cầm Sơn: soncam52@gmail.com 
- Nhà Lý luận Phê bình Vũ Nho:  vunho121@gmail.com 
 
ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM VÀ TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
- Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Lê Tuấn Lộc - Chi hội trưởng.
- Chịu trách nhiệm nội dung: Nhà văn Cầm Sơn - Trưởng Ban Truyền thông
- Cố vấn: Nhà văn, nhà Lý luận Phê bình Văn học - Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho.