Nhiều bài thơ của Lê Tuấn Lộc được các nhạc sĩ đồng cảm và tâm huyết phổ nhạc thành công cho thấy ở anh có sự kết hợp nhuần nhị chất thơ và chất nhạc tiềm ẩn, hòa quyện vào nhau. Mỗi dòng thơ cũng như cả bài thơ ngay khi chưa được phổ nhạc, tự nó đọc lên đã như muốn ngân nga, đọng lại và đồng vọng trong tâm trí người đọc.
Tiến sĩ mê thơ, làm nhiều thơ Lê Tuấn Lộc có thể coi là “hiện tượng” của thơ ca Việt. Anh đã công bố 16 tập thơ, 2 tập trường ca. Tập thơ thứ 17 “ Hát từ Phan xi păng” coi như là tuyển tập thơ với 442 trang in khổ lớn 16 x 23,5 cm.
Sự gắn bó với nghề nghiệp đã dần tạo nên cho anh một “miền quê” mới, thức ngủ cùng với nó, suy tưởng cùng với nó, vui buồn cùng với nó. Và như anh đã từng cảm nhận, không khí và nếp sống của cả “miền quê” mới mẻ, thân thiết ấy, nơi anh lập nghiệp và trưởng thành, đã dần ghi đậm dấu ấn không phai mờ vào từng trang thơ của anh.
Là một người cầm bút khi đã vào tuổi lục tuần, rồi thất tuần, Thu Lâm đã tích lũy kho vốn sống phong phú, sự trải nghiệm thăng trầm trên nhiều lĩnh vực, thuộc nhiều loại người, đặc biệt là tầng lớp trí thức gần gũi hàng ngày. Với bản tính thâm trầm, cả nghĩ, nhạy cảm tinh tế, khi cầm bút viết về các nhân vật mình am tường, đặt ra mộtsố vấn đề bức xúc của đời sống hiện thực và đời sống riêng tư của con người trong cộng đồng, Thu Lâm đã tập trung soi rọi những uẩn khúc, những bí mật thầm kín trong nội tâm của con người trong công cuộc kiếm tìm hạnh phúc gia đình, ý nghĩa của sự tồn tại của con người như một bản thể có giá trị độc lập không dễ bị hòa tan vào các cá thể khác.
Nguyễn Huy Hoàng làm nghề dạy học nhưng lại là cây bút quan trọng của cộng đồng người Việt ở Liên bang Nga. Có lẽ hoàn cảnh riêng đặc biệt với nỗi đau ám ảnh đã khiến cho Nguyễn Huy Hoàng cầm bút.
Chọn lọc ra 28 truyện ngắn và 3 truyên ký, Tuyển tập đã giúp cho bạn đọc đủ hình dung cuộc sống hơn hai thập niên đầu thế kỷ XXI mà chúng ta đã trải qua, với tất cả những biến động, những gam màu sáng tối của cuộc sống, xã hội, con người; những giá trị được - mất của cơ chế bao cấp chuyển sang kinh tế thị trường.
Lời cảnh tỉnh của sự trải nghiệm cuộc sống và nỗi niềm đau đáu yêu quê hương của tác giả Nguyễn Thị Vân Anh, đặt ra cho chúng ta nhiều vấn đề thật thức thời. Những chi tiết, hình ảnh đối trọng nhau về con người, về đất nước im súng nổ đấy, nhưng lại đang âm ỉ những vụ nổ trong lòng người về chiếm dụng đất đai.
Có thể nói nhà văn đã dành nhiều trang viết cho nhân vật Trần Quỳnh Anh. Đó là một cán bộ trung thực, bản lĩnh, một phụ nữ tận tụy, can đảm “Giỏi việc nước đảm việc nhà “. Tuy nhiên, trong con tim cô luôn giằng xé, đấu trang giữa tình cảm vợ chồng và chức trách nhiệm vụ được giao. Cũng có lúc, cô đã mềm lòng khi bị đe dọa, khủng bố, nghe chồng ca thán bị sếp làm nhục vì không thuyết phục được vợ trong việc điều tra vụ án Nguyễn Trọng Hoa.
Tác giả Khúc bi tráng thứ tư hơn một lần nhắc đến nhận xét của Chu Lai, một nhà văn áo lính: “Chiến tranh là một siêu đề tài, người lính là một siêu nhân vật” để khẳng định đề tài chiến tranh, nhân vật người lính là một nguồn cảm hứng sáng tác dồi dào, các nhà văn viết mãi không cùng.