Ở vào cái tuổi xưa nay hiếm chị ngồi lật lại trang đời trên sóng nước Hạ Long. Phía trứớc cửa là đường bao biển đẹp như mơ, cứ thêng thang trải dài trên sắc thu huyễn hoặc. Kỷ niệm xưa tỏ mờ trên trên trang viết. Cái thủa yêu còn còn chưa dám nói, cứ lặng thầm cất kỹ góc con tim để rồi lẫn vào dòng đời bươn chải. Nay giở ra gói cũ, kỷ niệm ùa về hoang hoải một miền xưa.
Nguyễn Đắc Lập có những câu thơ hay. Cái hay của thơ anh không phải cái hay của những vấn đề nóng bỏng thời sự, mới lạ của hình ảnh, độc đáo của ngôn ngữ hay tân kì của tứ mà là cái hay của những bộc bạch chân thành, những rủ rỉ rù rì cảm động, của những chuyện tưởng không có gì mà khiến ta day dứt .
Tài chưa đủ để thơ chiếm lĩnh tâm hồn bạn đọc. Thơ còn phải có tình. Ấy là bản chất của thơ. Mà tình thơ chính là tình người. Đọc thơ Phạm Trọng Thanh ta cảm tưởng như mỗi nơi ông qua, mỗi người ông gặp là những gì khiến ông rất xúc động, gắn bó sâu sắc với ông – một tâm hồn dễ đau và dễ cảm. Vì thế thơ Phạm Trọng Thanh thiên về biểu cảm trữ tình. Lời lẽ thủ thỉ, không ồn ào to tát mà có sức lôi cuốn.
Ngày 26 tháng 3 năm 2023. Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Ninh tổ chức buổi giới thiệu tác giả, tác phẩm: Tập sách mới “Sắc Đời” của nhà thơ, Nghệ sĩ Vùng Mỏ Trang Nhung (Dương Tuyết Nhung) tại Trung tâm Hội nghị, tiệc cưới Hồ Cô Tiên thành phố Hạ Long.
Mảng thơ về Đồng Nai ghi dấu ấn khá đậm trong tập thơ. Đồng Nai “Không là nơi sinh ra, như là nơi ủy thác”, “Tôi neo lại sau nhiều năm phiêu bạt”. Lê Thanh Xuân cũng đã có mặt nhiều nơi trên đất Đồng Nai, và chính nơi ấy nhà thơ khám phá ra mình nhiều hơn bất cứ nơi nào khác.
Nhân dân không chỉ là đối tượng chính để Đỗ Minh Tuấn đồng cảm và ngợi ca, mà hơn thế nữa, trở thành cái lõi của mọi sự suy tư, rung cảm, kể cả những rung cảm triết học siêu hình. Trong cả ba tập thơ, Đỗ Minh Tuấn đã suy tư nhiều vấn đề về số phận con người, của dân tộc và thời đại mà nổi bật là những ý tưởng khá tài hoa và độc đáo về chủ nghĩa anh hùng và số phận nhân dân, cái cao cả siêu phàm và cái bình thường, gần gũi.
Với Nguyễn Khôi, vẫn cái ao làng ấy, dường như nó được mở rộng ra ở một chiều kích khác, nhưng rất trong sáng, dung dị, và thắm đẫm một tinh thần nhân bản của con người Việt Nam. Cái ao làng cho ai đó đêm hè ra tắm, những tưởng đấy chỉ là cảnh sinh hoạt bình thường của người nông dân. Nhưng cái sự tắm ấy đã gây ra một hiệu quả thật bất ngờ, đến mức để cả bầu trời phải tắt trăng.
Vâng, không phải nhà thơ nào cũng viết được một bài thơ sáu chữ giản dị mà thấm thía như thế này. Bản thân tôi cũng tự thấy mình khó viết được như thế, mặc dù thỉnh thoảng tôi vẫn làm thơ sáu chữ, và rất yêu cái phong vị cổ điển đặc hiệu Việt Nam của thể thơ này.
Trong làng thơ Việt Nam có một số bài thơ chỉ hay ở cách nói. Nhưng “Lại về với cỏ” hay ở cách nghĩ, cách tư duy. Chính cách nghĩ, cách tư duy đã tạo nên sự khác biệt. Nhà thơ Trịnh Công Lộc nổi tiếng từ “Mộ gió” và làm nên “hội chứng mộ gió” trong thơ. Không chỉ có “Mộ gió”, Trịnh Công Lộc còn nhiều bài thơ ấn tượng khác như “Đỉnh núi”, “Thác gọi”… và một vệt thơ viết về đề tài biển. Thơ ông gan ruột và máu thịt đến từng chi tiết. Tình thơ của ông chân tình, thắm thiết, không phải nhà thơ nào cũng có được.
Mẹ còn đây với dòng sôngmang ân tình của nâu sồng đất đaidịu hiền như tiết giêng haithảo thơm như thể ngô khoai bãi bồinhư con sông chảy về trờithấm vào nhân thế ngàn lời dân cađể từ quả thị bước ranhững cô Tấm, những nụ hoa thơm nồng.