An Bình Minh
VỢ CHỒNG HỀ
“Lúc anh nhận thư này thì em và các con đã đi xa. Em không thể chịu được kiểu sống lục đục, suốt ngày cãi nhau như kẻ thù... Anh hãy ở lại, nhớ giữ gìn sức khỏe, khỏi lo gì cho mẹ con em. Căn nhà là của anh, mẹ con em không cần gì. Để anh đỡ buồn, Tửng để lại cho anh con rùa. Em Hương.”
Mảnh giấy để trên bàn ăn, chặn bằng ống đựng tăm. Thái cầm lên lơ đãng. Mấy dòng chữ lều khều của thằng Tửng. Nó lại dặn không ăn cơm nhà đây, suốt ngày bóng mới chả banh... Thái định đặt mẩu giấy vào chỗ cũ, nhưng mấy chữ lướt nhẩm đầu hàng đã thu hút, như dính chặt vào mắt anh. Cái gì? Cái gì mà đi xa? Thái nghiêng tờ giấy ra ánh sáng đọc lại từng chữ: Lúc anh nhận thư này thì em và các con đã đi xa. Láo! Thằng Tửng… Thái bật cười, hết hẳn váng vất ngái ngủ. Anh đọc tiếp, rồi đọc lại, đọc lại lần nữa. Không phải thăng Tửng mà là Hương? Hương đã nhờ nó viết. Rõ ràng, mạch lạc, lạnh lùng không sai một chữ. Tờ giấy xé từ vở học trò phẳng phiu, giờ đây nó lập tức khiến lòng Thái rối như tơ vò. Hừm... Thế là thế nào nhỉ.
Như rình kẻ gian, Thái nhón từng bước khẽ đến trước cửa phòng con trai, gọi to, Tửng… Tửng ơi! Rồi vặn nhẹ cửa buồng. Phòng Tửng trống không. Anh quay vội ra, rảo sang phòng con chị, vừa chạy vừa gọi Thu ơi… Thu! Cũng trống không. Mà hình như có vẻ gọn gàng hơn mọi ngày. Thái gần như cuống cuồng. Anh định chạy về phòng ngủ của hai vợ chồng nhưng chợt nhớ ra, đêm qua anh nằm ở salon. Cãi nhau xong một trận nẩy lửa, Hương đi trực, Thái lăn ra ngủ sau khi tức khí uống như phục thù bay một chai rượu vang. Hừm... Vậy là sáng nay Hương về sớm thu xếp mọi chuyện rồi cắp lũ con ra khỏi nhà. Người gì mà thâm độc. Lại còn giả nhân giả nghĩa, anh ở lại, nhớ giữ gìn sức khỏe, khỏi lo gì cho mẹ con em... Nhưng đi đâu? Đi đâu mới được chứ. Trời thế này thì... Thái thật sự rối trí.
Ngồi thừ ở phòng khách, Thái như kẻ mất hồn, nhìn ngang nhìn dọc. Chợt nhớ ra điều gì, anh chạy vào phòng ngủ mở toang tủ áo của vợ. Mọi thứ vẫn y nguyên gọn ghẽ. Cả hai cái va ly, một chiếc to, một chiếc nhỏ dành cho cabin vẫn trên nóc tủ. Thái chạy sang phòng thay đồ. Bộ túi xách hàng hiệu, giày dép gần chục đôi vẫn ngay ngắn. Quần áo mặc dở hàng ngày trong thùng gỗ chưa kịp giặt vẫn còn nguyên. Anh thừ người, thở dài... Dường như anh đã lần ra đầu mối vụ việc.
Thái lững thững quay ra phòng khách, anh nhấc điện thoại bàn gọi cho vợ. Mới hai hồi chuông, Hương đã cầm máy, Thái hỏi lớn: “Em đâu! sao vậy?”. Đầu dây bên kia giọng Hương tươi trẻ, và đằm thắm như ngày nào: “Em đây…! Sao đâu. À.., sáng nay em ở lại họp giao ban xong rồi về một thể…”. Hương định nói gì thêm thì Thái hỏi giật giọng: “Thằng Tửng đâu, con Ngọc đâu?”. “Chúng nó đi học... Nhưng sao? Sao! Sao anh?” Đến lượt Hương hốt hoảng, hỏi liên hồi. Thái đã loáng thoáng hình dung ra toàn bộ câu chuyện, anh gần lấy lại được sự yên tâm, bình tĩnh đáp:
- Không! Thế nó đi học thật à?
- Vâng… thật. Sao anh? Hương hỏi lại, vẻ không yên tâm.
- Không… Không sao. Thái hạ giọng, để câu chuyện trở lại bình thường, anh nói thêm - Không có gì đâu. Vậy thôi, em họp đi.
- Thế anh ăn sáng chưa? Hương hỏi, giọng ân cần - Đợi em khoảng một tiếng nữa, em về ăn một thể nhé...
Thái gác máy. Anh hít một hơi thật dài, rồi thở ra thành tiếng, khoan khoái… Như chưa hề có cuộc chia ly, cãi vã nẩy lửa tối hôm qua. Trời lại trong xanh, hiền hòa. Nằng dịu dàng và gió nhẹ nhàng lại tràn vào khung cửa treo hai chậu cúc ngọc nữ. Tên cây thế nào, thì hoa vậy. Những bông hoa kiêu sa, nhang nhác tím hồng, điểm xuyết trên cành lá ẻo lả, rung rinh, óng ánh… Thái cười thầm, tự trách rượu vào, lú lẫn ngớ ngẩn, vớ vẩn vậy mà không minh định ra. Anh cẩn thận gấp mầu thư cho vào túi.
Hừm... Nhưng mà mọi chuyện đều từ thằng Tửng mà ra cả. Không ngờ, cái thằng tâm ngẩm lại khiến Thái hốt hoảng rối trí tới mức không phân biệt được thực hư. Nhưng mà kể ra thì thằng oắt con sắp xếp tình huống cũng khá chính xác. Ngoại trừ cái chuyện “Tửng để lại cho anh con rùa” giờ nghe có vẻ vớ vẩn nhưng mấy phút trước đây nó cũng nằm trong một ngữ cảnh khá hợp lý. Con rùa núi màu vàng, to gần bằng cái đĩa là Hương mua được ở cửa hàng thú cưng. Thấy nó hơi giống tính cách lừ dừ, tưng tửng của thằng Tửng, hễ có động là rụt đầu nấp kín trong mai, nhưng chỉ một lát sau yên ắng lại thò cổ ra ngoài ngó nghiêng trông rất ngộ, nên Hương mua về cho thằng Tửng. Con rùa được nuôi lâu ngày thành dạn dĩ, thân thiện như chó, hễ thấy bóng thằng Tửng ra sân là nó lập cập bò ghếch nửa mai lên bàn chân chủ nằm, ngước đôi mắt tròn xoe lên dò hỏi. Thằng Tửng cưng chiều con rùa lắm, ngày nào cũng ngồi chơi với nó, dùng bàn tay cào cào lên mai, nựng: “Mày tình cảm ra phết… nhỉ. Ăn ít, sống sạch sẽ, gọn gàng lại chả phiền đến ai. Hứ hứ…”.
Dạo đầu, nghe thằng Tửng nựng rùa vậy, con chị vốn bừa bộn, suốt ngày bám váy mẹ, chột dạ hỏi: “Mày nói chị đúng không?” Thằng Tửng cười toét miệng, đay lại: “Còn lâu chị mới được như con rùa. Hè hè…”. Gớm thế đấy. Thằng Tửng cưng con rùa nhưng ứng xử rất nhân văn. Nó nhường lại cho bố để bố đỡ buồn trong cái vụ “chia của tài sản sau ly hôn”.
Có thể nói, thằng Tửng có khả năng quan sát khá nhạy bén. Lâu lâu nó lại đưa ra những nhận xét sắc sảo. Chả thế, ngay từ hồi còn lớp 3, các bài văn miêu tả của nó thường không giống ai, nhưng lại luôn được cô giáo khen là nhiều ý hay, có nhận xét tinh tế, câu văn khá thú vị… Đúng thế thật. Mỗi lần Hương kiểm tra bài vở là vợ chồng lại vỡ ra cười. Nó tả về bố thế này: “Bố em là người oai nhất nhà. Không phải oai vì cao to, bố chỉ cao một mét sáu lăm thôi, mẹ bảo thế. Nhưng rất lạ là bố em chẳng phải làm gì. Ngủ dậy không thấy bố gấp mền, quần áo thì đã được mẹ em sắp cho từ thứ hai đến thứ sáu, treo sẵn trong tủ đánh dấu thứ tự. Mỗi buổi sáng bố em chỉ việc lấy ra mặc vào ngon lành, rồi đi làm. Bố em không dữ, nhưng hình như trong nhà ai cũng phải sợ. Cả bà nội cũng thế, có việc gì là bà lại ngọt ngào gọi bố em bằng anh. Anh Thái, anh Thái, nghe sốt cả ruột...”. Câu văn khá thú vị thật, viết cứ như người lớn. Cũng là tại thằng này có năng khiếu toán ngay từ nhỏ, nên câu chữ sắp xếp khá chặt chẽ, không câu nào giống câu nào. Với đề bài hãy tả về một người thân thiết nhất trong gia đình của em cũng vậy. Nó mở đầu tỉnh queo thế này: “Nói thật, nếu nói đủ thì nhà em có tới ba người thân thiết nhất, đó là mẹ, chị Thu và bố em. Lại cũng phải tính thêm cả con rùa vàng của em nữa. Nhưng hôm nay, cô (nó xóa chữ cô thay bằng chữ bài tập) chỉ cho em viết về một người thân yêu nhất thôi. Thế thì em phải nói về mẹ. Mẹ em là một người xinh đẹp và rất rất dịu hiền. Đến bố em khó tính mà cũng phải nói thế...”. Thằng này láu thật, nó đưa ra bất cứ nhận định gì thì bao giờ cũng dẫn thêm những ý kiến của người khác để bổ trợ. Nghe Hương giọng trầm bổng, thích thú đọc bài văn của con, Thái chột dạ nói, “Này, chết... Anh với em phải dè chừng đấy. Thì thầm riêng tư gì với nhau, nhỡ nó nghe lỏm được lại đem ra viết trong bài văn thì khốn”.
Bà nội ở Hà Nội, nghe chuyện về thằng Tửng vẫn điện vào bảo: “Này…! Anh chị cãi nhau thế nào, cháu tôi biết hết đấy. Rồi vận vào nó chứ chả chơi đâu”. Đấy là bà nói về các vụ cãi nhau như cơm bữa… Đến bà chị của Hương ở ngoài đó cũng nhiều lần bảo hai đứa mày vợ chồng hề, sẽ làm cho cuộc sống của nó mất bình yên, ảnh hưởng đến học hành, khiến Hương chột dạ kiểm tra bài vở. Vẫn thế, môn văn hơi kém một chút, nhưng vẫn trong tóp 10 của lớp, toán thì khỏi chê, đều đều đứng thứ hai hoặc thứ ba. Còn con Thu thì hồi đầu có vẻ buồn buồn. Nhưng về sau hình như quen dần. Nói về chuyện cãi nhau của bố mẹ, nó cứ tỉnh bơ lại còn pha trò nữa. Gọi điện cho bà Nội, nó cười hé chiếc răng khểnh rất tươi, nói trước mặt bố mẹ: “Không bà à. Cả tháng nay trời trong xanh, yên bình, không ngửi thấy mùi thuốc súng. Hi hi…”.
Cái này thì sai. Vợ chồng Hương cãi vã chưa đến độ “bố mày mẹ tao”, nhưng nói chung thì cũng đủ hết, chì chiết, nói xấu, hát hủi nhau cũng đã từng. Và cũng đã không ít lần Hương chạy sang nhà bà chị rít lên, thề độc, “Không thể chịu được chị rồi chị a. Chắc em phải chấm dứt thôi”. Bà chị đã quen, nên bình thản, bảo “Gớm…! Chấm dứt cái con khỉ. Chúng mày đúng là vợ chồng hề. Yêu nhau lắm, cắn nhau đau”. Có lẽ hề thì chắc là đúng. Cuộc chiến căng thẳng đến độ chồng bỏ ra ngõ chơi cờ, vợ về phòng nằm lướt phây, chỉ chừng hơn một tiếng sau, Thái đã mó về, hỏi trống không:
- Con Thu, thằng Tửng đâu rồi.
- Để yên cho chúng nó học bài. Hương tay cầm điện thoại lò dò ra, nói giọng nhẹ bẫng như làn gió.
- Ời… Mấy cha xe ôm ngoài ngõ thách đánh cờ. Tưởng gì, hóa ra thấp như rế, ba ván thua cả ba, chán chết. Nói rồi Thái ngồi phịch xuống salon. Hương đặt điện thoại trên bàn, ngồi xuống theo. Đoạn đối thoại trống không đã kết thúc cuộc chiến, chẳng cần một lời tuyên bố hoặc một bên phải ký bút đầu hàng.
Cãi nhau cũng phải có lý, nhưng vợ chồng Thái Hương thì không. Có thể nói bạ cái gì trái giơ một tý là cãi nhau được liền. Mà cũng chẳng phải một lần. cái trận đi Vũng Tầu cũng thế. Hai nhà đi hai xe, tới nơi nhận phòng, khách sạn trục trặc gì đó, vậy là hai anh chị cãi nhau, Thái tức khí định ra đi xe buýt về thành phố. Phải can mãi mới thôi. Bữa chiều, Thái bỏ đi tìm mấy thằng bạn kinh doanh ở Vũng Tàu nhậu. Đến chín giờ tối là mò về đi tìm vợ, lại xà vào hai gia đình ngồi trên bãi biển. Thế là hai anh chị lại chụm đầu “gù nhau” như đôi chim cúc cu, tranh nhau đọc thơ thời phổ thông… bà chị vợ mới hỏi nguyên nhân thổi bùng ngọn lửa chiến tranh vô lý ấy, thì Hương bảo đó chính là câu hỏi đe nẹt. Và cô vợ giải thích: “Anh mà thách một thằng cầm súng dí vào mình, bảo mày giỏi bắn đi. Thì nó giỏi thật, ngay. Anh hùng như Hàn Tín, thuở hàn vi chia thịt ở chợ kia, có thằng lái lợn bắt phải chui quan háng, Hàn Tín cũng phải chui không? Vì nếu không thì thằng lái lợn, với con dao bầu sang loáng ấy sẽ chém. Vậy thì đừng hỏi theo cái kiểu thách thức thế. “Vâng thì anh đâu biết vợ anh cũng có cái máu của lái lợn.... Cả hai ôm nhau cười lăn cười bò. Chả hề là gì
Nhưng còn cái trận hôm qua cũng có đến nỗi nào đâu mà khiến thằng Tửng phịa ra viết cái thư này nhỉ. Thoạt đầu... Thoạt đầu thế nào nhỉ. À phải rồi, đầu tiên là họ bàn về một truyện ngắn của một tác giả người Nga tuyệt hay mà cả hai từng được đọc hồi lớp cuối phổ thông. Tác phẩm này sau đó lại được dẫn lại trong năm học đại học văn mà bạn bè của họ đã kể, khiến họ phải đọc lại và rút ra nhiều kết luận. Dường như các bình phẩm dạo mới yêu nhau còn chín bỏ làm mười thì giờ đây, nhân lúc trà dư tửu hậu, họ mang ra “xét lại”. Chuyện tóm tắt thế này:
Một cô tiểu thư khuê các xinh đẹp, đi nghỉ mát ở bờ biển. Nàng có một thói quen đi dạo với bông hồng nhung trên tay. Hình ảnh tuyệt đẹp đã ấy lọt vào cặp mắt xanh của một chàng trai đẹp mã, sớm thành danh trong làng sưu tầm, buôn tranh vốn sành điệu trong chuyện tình ái. Ngay từ phút đầu, Natassa - tên của cô gái đã thu hút mọi sự chú ý của chàng trai bởi những nét đẹp biểu cảm tính cách trái ngược: vừa kiêu sa vừa giản dị dễ gần, vừa yếu đuối trầm lặng nhưng ẩn chứa sự sôi động, nhiệt thành; vừa buồn nản nhưng lại chứa chan sự khao khát với đôi mắt xanh mở to cứ chớp chớp hai ba cái rồi ngừng lại như để phân tích, nhận chân những thứ vừa lọt vào cặp mắt đầy vẻ lơ đãng... đã kích thích sự tò mò của chàng trai, một kẻ quen với chiến thắng, sở hữu... Sau này, khi đã làm quen được cô gái một cách không mấy khó khăn, biết được thân phận của nàng, chàng mới hiểu cái điều thu hút khiến chàng không lý giải được chính bởi một chi tiết giật mình, nàng chính là nguyên mẫu trong “Cô gái và bông hồng nhung”, một họa sĩ nổi tiếng trong giới bá tước thế lực, giầu có, già hơn cô hơn cô gần 30 chục tuổi. Bức tranh chỉ được trưng bày đúng một tiếng đồng hồ trong một triển lãm tranh chân dung phụ nữ ở Petecbua và ngay lập tức nó trở thành cuộc săn lùng của các nhà sưu tập tranh lão luyện. Nhưng cũng kể từ đó, bức tranh “Cô gái và bông hồng nhung” biễn mất với những thêu dệt ly kỳ, trong đó là câu chuyện khá thú vị, sau khi vẽ được bức tranh ấy, người học sĩ già không dời nó nửa bước. Nó trở nên sống động và được treo trang trọng bức tranh được treo trang trọng trong xưởng vẽ của ông họa sĩ, và cũng kể từ đó, vợ ông gần như người thừa, ông mê cô gái trong tranh hơn mê vợ. Cũng vì thế mà cô gái có cuộc du lịch một mình trên bãi biển này. “Ta không như lão họa sĩ chỉ mê cái đẹp do mình làm ra. Ta sẽ mê sắc đẹp của tạo hóa làm” Tay sưu tập tranh nghĩ. Và rồi cái gì phải đến đã đến. Chàng và nàng bên nhau, họ trao nhau tất cả cung bậc từ cảm xúc đến thể xác. Họ ở bên nhau như thế được 5 ngày. Đến ngày thứ sáu, nàng phải về nhà cùng chồng đi triển lãm tranh ở Paris...
Họ xa nhau, tưởng rằng chuyện của hai người sẽ dừng lại “như một kỷ niệm hư ảo trôi vào giấc mơ” nàng bảo thế. Nhưng không, “sáu ngày đã trở thành định mệnh, vĩnh viễn không phai mờ” (chàng thề thốt như vậy). Thế là họ lại gặp nhau trong một liều lĩnh do nàng không khéo sắp đặt, đến căn phòng của chàng bên bờ sông bởi sau một tuần vắng bóng chàng lang thang bên ngoài cửa sổ khiến chàng bị cảm lạnh, phải nằm nhà... Rồi họ lại bên nhau và không thể cầm lòng, một kế hoach táo bạo đã được toan tính. Chàng sẽ đón nàng vào một “đêm thứ sáu định mệnh” bên một bến sông. Họ sẽ lên một con tàu, lao về phương Nam ấm áp sống trong một trang trại kề bên một bãi cỏ xanh rì chạy suốt đến chân núi xa xa... Kế hoạch rất hoàn hảo, nàng và bà vú có được 5 ngày chuẩn bị hành trang, tiền bạc để chờ đến giờ G để ra điểm hẹn. Nhưng phút ấy đã không xảy ra. Đúng hẹn, nàng và bà vú co ro trong căn nhà chờ ở bến sông. Họ chờ đến tận canh tư vẫn không thấy bóng chàng... Không còn cách nào khác, nàng đành quay về và lủi vào nhà bằng lối đi riêng. Trong phòng khách điện tắt, được thắp bằng tất cả chùm bạch lạp dùng cho đêm dạ hội, chồng nàng điềm tĩnh ngồi uống trà. Trông thấy vợ, ông đứng lên ra đón vui vẻ như đón người con gái đi học xa trở về...
Câu chuyện kết thúc với lời bình về nguyên nhân ngắn gọn ở thể nghi vấn của tác giả: Chàng trai đã nghĩ lại... chàng không thể ngu dốt bỏ cuộc sống tự do, vui vẻ để gắn bó “một lều tranh, hai trái tim vàng”; hoặc giả tất cả mọi âm mưu đã bị bại lộ. Ông họa sĩ già, đầy thế lực đã thân chinh đến gặp chàng trai... Và (chấm hết) Tình huống giả thiết
Chính cái kết lửng, không có lời của “thẩm phán” này đã thu hút họ lao vào cuộc chiến. Ngôi nhà thanh bình đã nhanh chóng biến thành trận địa với những công phá từ hai phía.
Thoạt đầu là Hương. Hình như khởi nguồn bao giờ cũng vậy. Nàng dè dặt “bắn hai điểm xạ ba viên”, tỏ vẻ thương cảm cô gái, bị thằng sở khanh lừa.
- Lừa cái con khỉ. Chưa chi đã ngã ngây ngất ngã vào lòng giai - Vẫn ngả mình trong bộ salon êm ái, Thái “bắn trả” (thăm dò mục tiêu...)
- Anh không thấy không chỉ lần đầu ngượng ngập xấu hổ mà ngay cả mấy lần sau Natasa vẫn không thôi ân hận, “không thôi rủa xả mình” à? à.
- Phải rồi. Thế nên cái thằng trai tay đàn bà kia mới thích, mới cho là “chưa hề gặp ở cô gái nào”.
- Thì cô ta thơ con nhà lành mà. Đã bao giờ tiếp xúc đâu mà biết
- Ngây thơ cái con khỉ. Đồ mèo mả gà đồng gặp nhau thế mà gọi là ngây thơ trong trắng à.
- Thì cũng dễ hiểu thôi. Bản măng mà. Tác giả chả phân tích đấy thôi
- Bản cứt. Sao con đàn bà đó không nghĩ đến thân phận của mình chỉ là một con bé nhà nghèo làm người mẫu, có tý nhan sắc làm người mẫu.
Cuộc chiến tạm ngừng một vài giây. Hương chột dạ ngó quanh xem “dân tình”. Dường như ngửi thấy mùi “thuốc súng”, như mọi khi, hai đưa đã rút về phòng học bài. Yên tâm vì được tự do chiến đấu, không sợ “văng mảnh” vào lũ con, Hương chủ động làm giảm độ nóng của cuộc chiến.
- Anh đừng cáu vội nhé. Có đuối lý thì cũng phải nghe đây này: Anh không thấy cô ấy phải sống với ông chồng già bệnh hoạn à? Ông không yêu cô gái đó mà chỉ là thương hại cô ta nghèo mà thôi. Đến khi lấy người ta làm vợ rồi thì lại yêu tranh vẽ vợ hơn yêu vợ. Thế có phải bệnh hoạn không?
Hương say sưa, giọng trầm bổng. Nhưng cái giọng trầm bổng say sưa không hợp ngữ cảnh lại chẳng khác nào như đổ gáo dầu lạnh vào ngọn lửa thịnh nộ của Thái.
- Cô bảo ai đuối? (từ em chuyển sang cô – chiến tranh đã chính thức khai cuộc). Đấy không phải là bệnh hoạn. Đấy là nghệ thuật, người ta muốn nói ông họa sĩ già hút mình vào nghệ thuật. Cái thế giới nghệ thuật đã hút hết cả xương tủy. Ông ấy yêu tranh cách khác và yêu vợ một cách khác. Sống trên nhung lụa thế là còn sinh lòng phản trắc. Bênh hoạn... thế sao lại ngã vào lòng thằng bệnh hoạn kia”. Xem đàn bà chỉ là phần lời lãi trong những phi vụ buôn tranh - Thái trừng mắt, mắm môi đến ngạt thở, nã một tràng đạn về phía đối phương, có vẻ như nó trúng đích tám chục phần trăm.
- Thì vướng vào mưu sâu của thằng sở khanh nên mới thế chứ; thấy đẹp, thấy lạ mà... Đúng là - bọn - đàn - ông. Hương chua chát
- Cô nói cả tôi hả? Thái trừng mắt. Hương không chút nao núng, hướng cái chán giô bướng bỉnh, phán một câu lạnh tanh: Tất.
Nói rồi, Hương đứng lên ôm gối đi thẳng vào phòng, buông một câu vào không khí: “Thôi… Đi trực”.
Hương ào vào cửa, xinh tươi, trẻ trung hơn cái tuổi 50 dễ có đến chục tuổi. Như không hề có cuộc chiến tranh, nàng rủ chồng: “Đi, đi anh”
Họ cam kết không cãi nhau nữa. (Bình luận về làm hư con trẻ, làm cuộc sống của chúng không yên ổn, chất lượng cuộc sống giảm...Rồi họ đưa ra cam kết, cùng thống nhất một “tín hiệu” giúp cho ngưng cuộc chiến nhưng khéo lại như con gà vướng dây hiệu ăn thì bỏ mẹ). Nhưng Thái cảm thấy cần nói rõ chuyện đúng sai hôm qua: Mình toàn lao vào những chuyện đâu đâu, chuyện chế ông hai lúa làm máy bay… (dẫn ngắn một hai chuyện...) anh khen cô xướng ngôn viên đọc hay, xinh đẹp trên màn hình cách xa hàng ngàn cây số thì có chết ai đâu mà em cũng này nọ... Thế còn chuyện hôm qua. Cái em vợ họa sĩ già ấy, mãi tít bên Tây từ đầu thế kỷ trước cũng thế... Có gì đâu mà sao em vơ tất cả bọn đàn ông”
Anh không thấy trong chuyện viết à: Chàng thích nàng ở những điểm đó, nàng e thẹn cười, rồi cái vẻ hơi lo lắng, ngạc nhiên khi chàng... đi vào nàng; rồi im lặng cho đến tận khi hơi thở dồn dập, cơ thể nàng căng người ra theo bản năng và tiếng kêu thảng thốt như con nai vướng bẫy... Chàng chưa thấy cung bậc này ở đâu.
* *
*
Đấy có gì đâu nhỉ “Phải rồi, không có gì đâu? Nhưng… Cô chú đánh mất cái tuổi thơ yên bình của chúng đấy”. Nói thế là bởi bà chị đã quá quen thuộc với những trận cãi vã như mổ bò của vợ chồng cô em. Lần nào cũng thế, sau một cuộc chiến diễn ra nảy lửa, nhưng chỉ vài tiếng sau đó lại chụm đầu như đôi chim cúc cu, tranh nhau đọc thơ “đợi anh về”... rồi những là “gặp nhau không hò hẹn, xa nhau cũng chẳng ngờ, tình ta ai xui nhỉ, mà để lòng ngẩn ngơ của đôi trai gái thời nhập ngũ thuở học sinh phổ thông... Nhưng rồi cũng đã có vợ chồng bà chị, một đôi gương mẫu, cả đời không một lần cãi nhau, ảnh báo: “Coi chừng đấy. Cô chú cứ cãi nhau như cơm bữa. Rồi lại chả dệt vào lũ trẻ vết hằn. Coi chừng sẽ làm chúng hoảng sợ, rồi ảnh hưởng đến học hành”.
Cũng phải nói, sự cảnh báo của bà chị cũng đã vài lần làm Hương hoảng sợ, để mắt đến hai đứa. Nhưng con Thu thì đã chững chạc, ra dáng con gái lớn. Mỗi khi thấy bố mẹ bên nhau, lại tủm tỉm cười, thậm chí còn bĩu môi ngụ ý: “Gớm... Biết ngay mà”. Còn thằng Tửng thì vẫn căm cụi học trong buồng hết hai tiếng “định mức khoán”, sau đó khoái chí cười bên máy tính suất choét choét, xoẹt xoẹt game. Và lại cũng đã vài lần sau cái tháng vài trận cãi nhau, kiểm tra sách vở thằng Tửng. Văn, toán vẫn 8 – 9 điểm, đứng thứ ba, tụt 1 hạng so với hơn tháng trước bố mẹ cãi nhau 1 lần.
Vậy là vẫn giữ truyền thống trong top 5 đầu lớp. Riêng môn văn thì thằng Tửng được khen ngay từ hồi còn lớp ba... với những bài tập miêu tả về người thân trong nhà chết cười, được cô giáo phê “nhiều ý hay, sáng tạo” chuyển đến tai bà nội ngoài Hà Nội. Nghe kể, bà nội điện vào khen cảnh báo: Mà cháu tôi nói về anh chị không sai đâu đấy. Đừng có tưởng thế là cười đâu”. Đấy là bà nói về cái đề văn tả về bố mà thằng Tửng viết: “Bố em oai nhất nhà. Nhưng không phải vì bố cao lớn đâu. Bố chỉ cao 1 mét sáu mươi nhăm thôi à, mẹ em bảo thế. Nhưng hình như ai cũng phải sợ...” Và lần khác... Đúng ra thì trong nhà e có 3 người thân yêu nhất...
Bà chị vợ đã từng mắng họ là vợ chồng hề. Cãi nhau nảy lửa đã tưởng Hương đã ra xe khách bỏ về thành phố, lũ trẻ hai nhà phải can ngăn… vậy mà tối đế vợ chồng lại ngồi trên bãi biển, trầm bổng cùng đọc thơ. Chả hề là gì. Chẳng qua là yêu nhau lắm, cãi nhau nhiềi mà thôi,
Chúng mày đừng có bạ một cái cãi nhau như mổ bò thế. Vợ chồng gì mà cứ như hề. Rồi con cái nó … Đã nhiều lần, cuộc cãi vã khiến chúng lo sợ, đứa nào vào buồng đứa nấy đóng cửa. Buổi tối, mẹ đi kiểm tra thì con chị bình thản nằm đọc sách, thằng em ngủ khì. Chúng quen rồi. Học hành vẫn ổn, cả hai đều đứng nhất nhì lớp… vậy là lâu dần chắc thành quen. Chắc đúng như bà chị nói thật: Vợ chồng hề, chúng cũng chẳng thèm chấp
Một đứa thì ác khẩu, một đứa thì thù vặt… Cũng đã từng đòi ly dị… Mà bỏ nhau thế nào được
Mọi sự từ thằng Tửng mà ra cả. Thái bật cười, nhớ lại. Tửng học lớp 6 trường quốc tế trong thành phố. Học lực trung bình, nó chẳng có năng khiếu gì nổi bật, chỉ được cái lớn xác, mười ba tuổi mà hơn con người ta hai cái đầu, lêu đêu như hạc, cao một mét bẩy ba, nặng gần sáu chục ký. Ngay từ bé, thằng này ... nên bà nội đặt tên sữa cho nó là thằng Tửng. “Tưng tửng thế thôi, nhưng cháu bà khôn như giận đấy” Chẳng hiểu sao, bà lại bảo như thế. Nhưng kể ra thì thằng ngày tâm ngẩm ngu ngơ song lại cực khôn. Dạo bé đã tưởng ông con bị tự kỷ, phải đưa đi học kỹ năng sống. Học được vài tháng, cô giáo bảo cháu khôn lắm, ít nói nhưng có đầu óc quan sát tinh tế. Cứ cho cháu giao tiếp bạn bè, chơi bời thoải mái, không sao hết...
Đi sâu vào cuộc cãi nhau về truyện ngắn người đàn bà và con chó nhỏ” với câu hỏi đe nẹt, bắt bẻ của chồng: “Nói chung là sao? Nghĩa là cô nói cả tôi phải không” của chồng. “Thì cả anh chứ sao. Tất!”
Đúng là yêu nhau lắm, cắn nhau đau
Nhưng trận chiến hôm qua có gì ghê gớm đến độ khiến thằng Tửng phải nghĩ ra cái trò viết thư ấy đâu nhỉ, sao mình lại bị mắc lừa nhỉ. Đâu có bằng mất trận trước đó. Cãi nhau xong, hòa bình rồi chẳng bao giờ Thoạt đầu cũng lại từ một chuyện không đâu
Cũng từ cái mất cơ bản từ thuở nhỏ dốt toán nên logich kém mà ra đây. Mà thằng Tửng thì lại rất giỏi toán.
Lại con chuyện “để lại con rùa” nữa chứ Còn con rùa
Nhưng cũng phải nói là chẳng bao giờ họ mang chuyện cãi nhau ra để rút kinh nghiệm, tìm đến nguyên nhân bởi vì cái nguyên nhân quá vớ vẩn, và bàn đến nó thì hệ trọng quá mức cần thiết. Thế nên, sau trận cãi nhau này là trện cãi nhau khác, triền miên... Kể ra thì cũng có một lần Một lần, họ đã bàn về Ai bảo anh thách. Đừng có mà thách, anh hiểu chưa? Đang chửi bới nhau, mà thằng kia chĩa súng vào anh, anh thách bắn là nó bắn. Anh không thấy, anh hùng gan dạ như Hàn Tín kia mà thưở hàn vi chia thịt ở chợ, phải chui qua háng thằng lái lợn à? Vì thằng lái lợn cầm dao, không chui là nó chém. Thế em là thằng lái lợn à? Đấy! Anh lại hỏi móc họng. Vâng... em chỉ là thằng lái lợn thôi. Hương dài giọng, đay lại. Nhưng lúc này thì cái cục nóng trong hai người đã nguội lạnh rồi. Thế là chững lại một giây, rồi chẳng ai bảo ai, cùng nhào vào ôm nhau cười sặc sụa
Nhưng cái vụ cãi nhau hôm qua thì có gì đâu nhỉ
Cãi nhau như cơm bữa nhưng lại làm hòa, thân thiết hơn xưa nên cả hai đều coi thành câu chuyện thường tình, để chẳng bao giờ rút kinh nghiệm, tìm ra nguyên nhân mà thấy đáng tiếc. Nên dừng lại một phút trước cuộc sung đột và không nên cãi nhau về người thứ ba chẳng đâu vào đâu. Tỷ như cái chuyện khen trước mặt vợ cô em xi này duyên dáng, xinh đẹp, cô em xưa kia có giọng trầm bổng, hút hồn người nghe… Hồi nhỏ, chị Thu của nó chưa bao giờ có được những bài tập làm văn được như thế. May mà nó không tả về bố “học hành không đến nơi đến chốn. Chả là một lần nói thế, tuy đã được mẹ giải thích bố dã tốt nghiệp đại học tài chính, nó nói tỉnh queo: “Vâng, học hành mà…. Cái thằng ít nói, nhưng đã nói câu gì là đích đáng. Nó thần tượng mẹ nó. Mẹ nó là bác sĩ, còn bố thì nó dám bảo bố nó là học hành không đến nơi đến chốn nên vậy. Nghe mẹ giải thích bố cũng tốt nghiệp ĐH tài chính, nó bảo giải thích giật mình: “Vâng, học hành mà. Học tài chính lại đi làm bất động sản thì tức là học hành không đến nơi đến chốn còn gì”.
Thằng Tửng năm nay lên lớp 5 nó lớn vổng, mà thằng Tửng vẫn tính khí thế. không nói thì thôi, nói câu gì đích đáng câu đó. Hương hỏi nó sau này con sẽ làm gì. Nó bảo chưa biết, nhưng con sẽ học hành đến nơi đến chốn, chứ không như bố. Hương giật mình giải thích là bố đã tốt nghiệp đại học giao thông. Thằng Tửng đáp: “Vâng, đến nơi đến chốn mà... Ai bảo bố học giao thông lại đi làm bất động sản. Phải như mẹ ấy, học y ra làm bác sĩ chứ”.
PHẦN GHI CHÉP CHO TRUYỆN NGẮN
Cái nguyên nhân dẫn đến các cuộc cãi vã, họ đều biết cả. Thoạt đầu họ còn tranh nhau nói những chi tiết đồng thuận, tán đồng. Nhưng sau đó họ bắt đầu tách ra bình phẩm theo ý riêng của mỗi người, rồi kết cục là những bất đồng kèm theo chê bai, công kích và hơn thế còn dẫn đến mạt sát, xúc phạm nhau.
- Nàng toát lên sự huyền bí kích thích trí tò mò của chàng, nhưng khi với tài sanh sỏi, trai lơ của chàng khám phá ra thì mọi thứ trở nên trong trẻo... Không những thế, chàng còn tìm ra một ẩn số nơi ông họa sĩ già. Vẽ xong bức tranh thiếu nữ và bông hồng với nguyên mẫu người vợ trẻ xinh đẹp, ông treo ngay trong xưởng vẽ của mình và kể từ đó, ông yêu bức tranh hơn yêu vợ. Thật là một chi tiết tiểu sử lý thú của nàng. Và rồi cái gì phải đến đã đến họ yêu nhau ngay ngày thứ ba gặp nhau, rồi họ bên nhau như hình với bóng, rồi họ trao cho nhau tất cả...