Và nhà thơ mong muốn: Nếu có thật cuộc đời sau cái chết/ cha hãy tìm gặp mẹ kiếp sau vui… Nếu có thật chuyện kiếp sau trong cuộc đời, chắc rằng nằm sâu dưới ba thước đất, người cha vợ của nhà thơ cũng mãn nguyện với đời.
Ru chồng bằng lời hát ru con. Càng ru nỗi niềm càng đau nhức. Vậy mà vẫn cứ ngọt ngào à ơi, à ơi, ru hời... Người phụ nữ Việt Nam mình là thế đấy ! Nhìn thấu nỗi lòng chị, cảm thông với chị, và ca ngợi chị bằng lời thơ à ơi giản dị như Trần Quang Đạo đã làm, tưởng cũng là hiếm thấy xưa nay.
Bước vào đời là một nhà giáo, phải chăng cái gốc ấy đãgóp phần giữ vững Cây Thơ Trần Thị Nương trong gió bão.Hoa trái đã nên mùa bên “Giếng khát”.Và ở phía Vườn Tâm ấy, tôi vẫn thấy ánh đèn “Men lửa”thắp trong thơ.
Sau đấy, tôi được nhà thơ Nguyễn Văn Song cho biết, ban đầu 2 câu kết anh viết: “Lưng dài, vai rộng, thân cao / Một lần cõng mẹ ngã nhào bóng xiêu” nhưng khi gửi đăng ở tạp chí Văn Nghệ Quân Đội thì biên tập Lý Hữu Lượng đã gợi ý anh đổi “ngã nhào” thành “nháo nhào” vừa thể hiện đúng tâm trạng trữ tình mà chữ lại không cũ. Nhà thơ Nguyễn Văn Song thấy 2 chữ "nháo nhào" nâng câu thơ hay lên nhiều nên đã chỉnh sửa theo gợi ý của biên tập Lý Hữu Lượng.*.
Hình ảnh người mẹ trongthơ Nguyễn Đức Bình rưng rưng và ám ảnh, nhắc nhớ mộtthời không quên: “Và tàn ba cuộc chiến tranh/ Lưng mẹ dấu hỏiđã thành dấu than”, “Nắm xương bọc tấm vải cờ/ Mẹ ngồi nhưtượng bên bờ nhân gian”.Trong thơ anh đôi lúc vẫn còn thi ảnh cũ từ ước lệ. Có lẽngười đọc hôm nay chờ đợi nhiều hơn những khoảng trống,những vùng mờ ảo của biểu đạt trong ngôn ngữ thơ.Thơ đọc trong đêm, có một giọng trầm thao thức phíatrăng lên...
Chỉ một chút thay đổi: cười khúc khích – khúc khích cười, nhà thơ Giang Nam đã làm ánh lên ở gương mặt cô gái một nụ cười nết na, duyên dáng, rất thùy mị mà cũng rất Việt Nam. Qua chi tiết cỏn con này cũng thấy được bản lĩnh của người viết. Nhiều khi sự khác biệt của người làm thơ tinh tế với người thợ thơ bình thường cũng chỉ là sự khác biệt CỎN CON đó.
Tinh thần Phật giáo, đạo và đời thấm đượm trong “DuMê”. Giấc mơ/ mê như là sự giải phóng của ẩn ức trongthơ, là trăn trở thao thức trước con người, trước thế sự vàthời cuộc. Liêu trai nhưng ngòi bút không lạnh lẽo, khôngtrầm mình trong âm khí. Nhân bản, nhân văn vẫn là đíchđến của thơ.Ngoài kia, trước hừng đông ngày mới, bóng ai đang trởvề trong quầng sáng hoa sen:“Sau mưa có một ngôi chùaMới thiêm thiếp giấc đã vừa ngàn năm”Tháng 5/ 2021
Khẽ khàng đưa tay lên vuốt tóc Bỏ quên đâu mất tóc xanh dày Xòe ra một mảng mang màu nắng Bất chợt mùa thu vương kẽ tay (Vào thu)Thái độ thật nhẹ nhàng, bình tĩnh, an nhiên. Điều đó cho ta biết vì sao cô giáo Cẩm Vân được người thân, bạn bè, nhất là bạn thơ yêu mến, nể trọng! Chúc tác giả thành công trong việc in cuốn sách : “Chiều mây tím” Thơ và Đời II! Và giữ mãi niềm lạc quan yêu thơ, yêu đời!
Có thể nói, “Mai anh về” là một bài thơ đẹp, giàu cảm xúc. Tác giả đã dùng những hình ảnh mộc mạc, giản dị, gần gũi nhưng vô cùng sống động để vẽ nên một bức tranh Ninh Bình vừa trữ tình vừa giàu bản sắc văn hóa, khiến người đọc không khỏi rung động trước những tình cảm chân thành đầy sâu lắng qua từng câu thơ của tác giả Vũ Thanh Tùng. T.T.G.
Bài thơ Lời người dưới cỏ của tác giả Vũ Thanh Tùng là một tác phẩm mang đầy tính nhân văn, khơi gợi nỗi nhớ và lòng biết ơn đối với những người mẹ Việt Nam anh hùng, những người lính đã hy sinh cho Tổ quốc. Đồng thời Vũ Thanh Tùng cũng đã góp thêm một tiếng nói chân thành và đầy đạo lý, một lời nhắc nhở về sự sống, sự hòa giải để đất nước phục hưng và phát triển. Qua những bài học từ quá khứ, chúng ta càng thấu hiểu giá trị của hòa bình. Sự đoàn kết, hòa hợp dân tộc không những là trách nhiệm của mỗi người, mà còn là nền tảng, là truyền thống lịch sử vững chắc cho một tương lai tươi sáng.T.T.G