Với 6 tập thơ dành cho các em, chúng tôi nghĩ tác giả đã thực hiện được tâm nguyện của mình. Vậy là có thêm một nhà thơ ghi tên mình vào đội ngũ những người viết cho trẻ em. Nhà thơ ấy là thầy giáo Toán từng là một sinh viên xuất sắc nhất khóa 1968-1972 của khoa Toán Đại học Sư phạm Vinh. Là tác giả phần mềm MyEqText nổi tiếng gỡ khó cho các thầy cô giáo, học sinh, sinh viên trong soạn thảo và giảng dạy, nhận giải thưởng Nhân tài Đất Việt năm 2007. Nhà thơ – thầy giáo ấy là tác giả Mỵ Duy Thọ! Hà Nội, 20 tháng 7 năm 2024
Cái thời hoa gạo cháy trong bài thơ đã thuộc về quá vãng, đã là xa mãi nhưng vệt bỏng của ký ức thì hình như còn y nguyên trong buổi chiều chia tay rất nắng kia, vì thế, nhịp thơ có gì đó trở nên thao thiết, tâm trạng có gì đó dường như bất định, không làm chủ được. Câu thơ Bàn chân rồi dừng bước/ Nhưng mắt lòng em đi nói lên điều đó, và cũng nói lên tâm thế của thế hệ Nguyễn Thị Mai: mọi việc không dễ dàng bày tỏ, cái vẻ bên ngoài thường chưa nói lên điều gì cái tình tứ trong tâm hồn như một nét phương Đông nữ tính. Thời a còng không thịnh hành cách diễn đạt như vậy ngoài đời cũng như trong thơ nữa. Trái lại, mọi việc đi đến mục đích mau lẹ, và xóa đi cũng mau lẹ, không để lại chút dư âm, ngập ngừng, quảng lặng đắn đo nào, như cái delete góc bàn phím, lạnh lùng không một tiếng động của tâm tư. L.T.N.
Hơn 20 năm Thơ của Quang Hoài xứng đáng cần có một sự tổng kết côngphu và hệ thống. Tôi thực sự ngợp trước tập “THƠ QUANG HOÀI TUYỂNCHỌN” rất dày dặn, lớn lao và phong phú của anh, không chỉ vì số trang hay sốbài, mà vì những cảm xúc và suy tưởng tràn ngập tình yêu đời, yêu con ngườitrong đó, mở ra một lối bồi bổ tâm hồn và dung dưỡng tình thần cho con ngườivươn lên tầm vóc một chủ nghĩa nhân văn thiêng liêng và cao cả. Xin được chiavui và chúc mừng thành tựu của anh.Hà Nội, tháng 3-2024B. V.
Thực ra từ lâu rồi, khi cái nhìn về thế thái-nhân sinh của nhà thơ Nguyễn Thị Mai đa chiều hơn, những cảm xúc đã chín, thì những nghịch lý trong thơ xuất hiện. Nó dần trở thành tư tưởng nghệ thuật của tác giả. Nhiều nghịch lý trong số ấy, đẹp mà sao buốt xót dường này! Đ.T.H.
Vâng, đó là tất cả những gì cần thiết cho tác giả khi sáng tác thơ 1-2-3. Tôi “đem thước” ấy áp cho thơ của Vũ Thanh Thủy. Tất nhiên, không thể chỉ đo đếm một cách cơ học hay áp đặt một cách máy móc. Và bước đầu nhìn nhận, cả tập thơ nhỏ xinh 45 bài thơ của Vũ Thanh Thủy đều đảm bảo cấu trúc và yêu cầu cơ bản về hình thức, nội dung.
“Qua hàng trầu vỏ” nhắc nhớ kỷ niệm về mẹ. Bên cạnh hình ảnh mẹ thân thương, chan hòa với gia đình, làng xóm là tấm lòng tác giả nhớ thương yêu quý mẹ cùng nỗi xót xa khi không còn mẹ trên đời để mà chăm chút. Bài thơ gợi lại một thời khốn khó như một kí ức đau thương, một bi kịch với nghĩa: sự mâu thuẫn giữa thực tại và ước mơ. Từ cảnh ngộ và xúc cảm riêng tư, nhà thơ đã đem đến cho người đọc những rung động và sự đồng cảm sâu sắc. NGUYỄN NGUYÊN TẢN
Một chút ân tình. Một chút nhắc nhủ. Và, hình như có cả một chút ngẫuluận trong lời thơ của Trần Ninh Hồ. Phải chăng, dẫu cho “ Mưa bóng mây”cứ “lơ đãng” (điệp lại 2 lần), cứ mơ hồ giữa không gian rộng hẹp của đấttrời, song chính nó lại gieo vào lòng người, nương đậu lại lòng người vẻ đẹpdịu lành, “gieo long lanh vào nắng”. Hóa ra, cơn mưa nhẹ của trời đất lạinhư giúp ta, nhắc nhở ta nên/phải gìn giữ cho lòng mình thanh sạch, trongtrẻo hơn giữa cuộc sống, nhịp sống của thời hiện đại hôm nay !? TRẦN TRUNG
Gần nửa thế kỷ cầm bút, Nguyễn Thị Mai đã xuất bản 15 tập thơ, 3 tập truyện ngắn. Bao giờ tươi mới giêng hai nõn là tập thơ thứ 15 của chị.Vẫn biết, văn chương không thể không mang sắc màu giới tính nhưng so với những cây bút khác, thiên tính nữ trong thơ chị đậm đà hơn. Và đó cũng là nét đặc sắc, là sức hấp dẫn của thơ Nguyễn Thị Mai.
Trong thơ ca kháng chiến chống Thực dân Pháp của chúng ta, công bằngmà nói còn thiếu những bài thơ tình đặc sắc. Vấn đề là ở chỗ, làm sao thổ lộcho chân thành nỗi đắm say trong tình yêu mà vẫn hàm chứa được tình cảmcùng trách nhiệm với cái chung của sự nghiệp vệ quốc gian lao mà cũng rấtđỗi hào hùng của nhân dân, của Dân tộc.
Sau khoảnh khắc ấy, thơ chị lại trở về đối diện với mùa người chộn rộn. Có khi giữa ngày hội, lạc nhau chỉ vì sự vô ý vô tình. Giữa đám đông mà cô đơn. Ngày đi hội Thổ Hà bỗng thành tình thế của thơ: “Thế là mỗi đứa một nơi/ Máy reo cứ réo chẳng lời ai thưa/…Quanh quanh chỉ một Thổ Hà/ Mà như lạc giữa bao la địa cầu”. Câu chuyện nhỏ mà thấm thía.