Điện thoại: 0913 269 931 - Zalo: 0964 131 807 - Email: soncam52@gmail.com.
12342345456734565678
Chào mừng bạn đã đến với trang Điện tử "Văn nghệ Công nhân" của Chi Hội Nhà văn Công nhân

Phê bình thơ

  • LÊ TUẤN LỘC VÀ KHÚC HÁT PHAN XI PĂNG

    Thơ Lê Tuấn Lộc từ trước đến nay luôn chứa đựng suy tư. Cuộc đời ông, trưởng thành lên từ người thợ, gắn với miền núi, dân tộc; đến lượt “văn bản” cũng viết về người thợ. “Văn học không nói được thân phận con người thì nói cái gì”, ông từng bày tỏ quan điểm. Đó là “tâm thế thi sĩ”, tạo nên phong cách thơ Lê Tuấn Lộc.
  • ÂM VANG

    Một bài thơ hay không phải là nói về cái gì, ở đâu, mà nhà thơ phải tìm ra được một cách nói riêng đặc trưng cho ngôn ngữ, tập quán, cách cảm cách nghĩ của con người và mảnh đất nơi đó. Tìm được một cách nói dung dị, đơn giản và có duyên khi viết về con người và vùng quê Kinh Bắc như Trần Anh Trang cũng đã là một cố gắng đáng ghi nhận.
  • ĐỌC THƠ PHẠM THỊ KIM KHÁNH

    Thơ Phạm Thị Kim Khánh tạo được ấn tượng về ngôn ngữ do dùng nhiều động từ, tính từ, trạng từ gợi cảmđúng chỗ, đúng lúc, chúng góp phần làm nổi bật ý thơ, tứ thơ, hình tượng thơ.
  • ANH KHÔNG BƯỚC NỔI QUA TÀ ÁO EM

    Đây là bài thơ mà người đọc muốn đọc nhiều lần, không chỉ vì những nét đẹp phải chiêm ngưỡng dưới nhiều góc độ mới thấy, để rồi phải suy ngẫm về vị trí của mình trong gia đình và xã hội, mà còn bởi nhà thơ đã rất tài tình trong việc khai thác cái mệnh đề tưởng chừng như muôn thuở: Anh – Em; ước mơ và thực tại; vị trí, tính cách của Anh và Em, cùng sự cảm nhận tinh tế của Em về Anh qua trải nghiệm cuộc sống, cũng như sự tự khẳng định giá trị về giới của Em.
  • KHÚC DẠO MỘT CON ĐƯỜNG 2

    Tuyển thơ “KHÚC DẠO MỘT CON ĐƯỜNG- II” không chỉ đa dạng, phong phú về đề tài, chủ đề, mà theo tôi, điều quan trọng hơn là phần đông các nhà thơ được tuyển chọn trong tuyển tập này đã có độ chín nhất định về tư duy nghệ thuật khi sáng tác NAMKAU, một thể thức thơ còn khá mới mẻ, nhưng lại có những đòi hỏi cụ thể và khá nghiêm ngặt, với tư cách là một thể thức thơ độc lập.
  • NHỮNG CHIỀU TAM GIÁC MẠCH

      Hình như hạt mạch đã chín, tình yêu đã chín - người trai thổ lộ lòng mình. Chàng ước mong một cuộc sống bình thường như những cuộc sống bình thường mà từ bao đời người dân nơi đây đã chọn. Không phải “túp lều tranh và hai trái tim vàng”. Sự lựa chọn thực tế, có cả vật chất và tinh thần, có cả hoa tam giác mạch và mèn mén. Người trai trưởng thành đầy trách nhiệm mơ ước một cuộc sống vừa thực tế, vừa lãng mạn.
  • BÀI THƠ TẶNG BẠN

    Thơ tặng bạn mà không tặng một người nào cụ thể, thì hẳn là tặng bạn thơ. Tặng bạn đấy mà cũng là tặng mình đấy. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể làm được điều đó khi lần đầu chót dan díu với thơ. Lối này trong cổ thi phương Đông được gọi là tự bạch, cảm hoài.
  • KIẾN CON

    Thể thơ 4 chữ, 5 chữ, 6 chữ theo giọng điệu đồng dao và kết cấu theo thể ngụ ngôn được ông vận dụng, thể hiện một cách thuần thục. Ở đó có sự đồng vọng lan tỏa phù hợp với tâm hồn và suy tưởng hồn nhiên của trẻ thơ. Ông đã trao cho tuổi thơ chiếc vương miện của sự hồn nhiên thánh thiện và tuổi thơ cũng dành cho ông niềm tin yêu trìu mến.
  • KINH BẮC CHIỀU XUÂN

    Một buổi chiều mùa xuân ở chốn Kinh Bắc, một miền quê nhiều lễ hội, giàu truyền thống văn hoá, chàng thi sỹ lãng du tới đây vãn cảnh bỗng nhiên bắt gặp một người phụ nữ bế con lên chùa tụng kinh cầu Phật. Hai người đều không nói gì với nhau, và cả hai người đều không thể hoà quện vào cái không khí lễ hội nơi đây.
  • NGUYÊN PHI Ỷ LAN

      Cái được của bài thơ chính là ở chỗ Đỗ Vinh đã biết biến cái tưởng chừng như không bình thường ấy ở một con người cụ thể trở thành cái bình thường đối với một dân tộc mà lịch sử trải dài trong những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm và đã có không ít hơn một lần người phụ nữ phất cờ khởi nghĩa, cưỡi voi, cầm quân ra trận và đã đánh cho quân thù tan tác, lập nên những chiến công vang dội khắp núi sông, để muôn đời cháu con không thể nào quên.

« 1 2 4 6 » ( 6 )
Thống kê truy cập
Đang truy cập: 40
Trong ngày: 128
Trong tuần: 769
Lượt truy cập: 415123
BẢN QUYỀN THUỘC CHI HỘI NHÀ VĂN CÔNG NHÂN
Điện thoại liên hệ: 0913 269 931 - 0855 890 003 
Email liên hệ: Nhà văn Cầm Sơn: soncam52@gmail.com 
- Nhà Lý luận Phê bình Vũ Nho:  vunho121@gmail.com 
 
ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM VÀ TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
- Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Lê Tuấn Lộc - Chi hội trưởng.
- Chịu trách nhiệm nội dung: Nhà văn Cầm Sơn - Trưởng Ban Truyền thông
- Cố vấn: Nhà văn, nhà Lý luận Phê bình Văn học - Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho.