Điện thoại: 0913 269 931 - Zalo: 0964 131 807 - Email: soncam52@gmail.com.
12342345456734565678
Chào mừng bạn đã đến với trang Điện tử "Văn nghệ Công nhân" của Chi Hội Nhà văn Công nhân thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam & Hội Nhà văn Việt Nam.

Phê bình thơ

  • KHÚC DẠO MỘT CON ĐƯỜNG 2

    Tuyển thơ “KHÚC DẠO MỘT CON ĐƯỜNG- II” không chỉ đa dạng, phong phú về đề tài, chủ đề, mà theo tôi, điều quan trọng hơn là phần đông các nhà thơ được tuyển chọn trong tuyển tập này đã có độ chín nhất định về tư duy nghệ thuật khi sáng tác NAMKAU, một thể thức thơ còn khá mới mẻ, nhưng lại có những đòi hỏi cụ thể và khá nghiêm ngặt, với tư cách là một thể thức thơ độc lập.
  • NHỮNG CHIỀU TAM GIÁC MẠCH

      Hình như hạt mạch đã chín, tình yêu đã chín - người trai thổ lộ lòng mình. Chàng ước mong một cuộc sống bình thường như những cuộc sống bình thường mà từ bao đời người dân nơi đây đã chọn. Không phải “túp lều tranh và hai trái tim vàng”. Sự lựa chọn thực tế, có cả vật chất và tinh thần, có cả hoa tam giác mạch và mèn mén. Người trai trưởng thành đầy trách nhiệm mơ ước một cuộc sống vừa thực tế, vừa lãng mạn.
  • BÀI THƠ TẶNG BẠN

    Thơ tặng bạn mà không tặng một người nào cụ thể, thì hẳn là tặng bạn thơ. Tặng bạn đấy mà cũng là tặng mình đấy. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể làm được điều đó khi lần đầu chót dan díu với thơ. Lối này trong cổ thi phương Đông được gọi là tự bạch, cảm hoài.
  • KIẾN CON

    Thể thơ 4 chữ, 5 chữ, 6 chữ theo giọng điệu đồng dao và kết cấu theo thể ngụ ngôn được ông vận dụng, thể hiện một cách thuần thục. Ở đó có sự đồng vọng lan tỏa phù hợp với tâm hồn và suy tưởng hồn nhiên của trẻ thơ. Ông đã trao cho tuổi thơ chiếc vương miện của sự hồn nhiên thánh thiện và tuổi thơ cũng dành cho ông niềm tin yêu trìu mến.
  • KINH BẮC CHIỀU XUÂN

    Một buổi chiều mùa xuân ở chốn Kinh Bắc, một miền quê nhiều lễ hội, giàu truyền thống văn hoá, chàng thi sỹ lãng du tới đây vãn cảnh bỗng nhiên bắt gặp một người phụ nữ bế con lên chùa tụng kinh cầu Phật. Hai người đều không nói gì với nhau, và cả hai người đều không thể hoà quện vào cái không khí lễ hội nơi đây.
  • NGUYÊN PHI Ỷ LAN

      Cái được của bài thơ chính là ở chỗ Đỗ Vinh đã biết biến cái tưởng chừng như không bình thường ấy ở một con người cụ thể trở thành cái bình thường đối với một dân tộc mà lịch sử trải dài trong những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm và đã có không ít hơn một lần người phụ nữ phất cờ khởi nghĩa, cưỡi voi, cầm quân ra trận và đã đánh cho quân thù tan tác, lập nên những chiến công vang dội khắp núi sông, để muôn đời cháu con không thể nào quên.
  • NGUYỄN HÒA BÌNH - MỘT TẬP THƠ VÀ MỘT BÀI THƠ

    Nguyễn Hòa Bình là người lính trở về nhà sau chiến tranh cũng do số phận đã mỉm cười với anh. Một đồng đội (cũng lại là người Thanh Hóa) đã hy sinh trong vòng tay anh trong chiến dịch Hồ Chí Minh xuân 1975, tại mặt trận Buôn Ma Thuột. Một người mãi mãi không trở về nhà. Một người may mắn thoát khỏi lưỡi hái tử thần chiến tranh trở về nhà. Tiếp tục học hành theo nguyện vọng.
  • MÙA HÈ RỚT

       Nhưng thời gian vẫn cứ trôi theo quy luật vĩnh hằng của nó, dù ai muốn kéo lùi nó lại cũng vô ích. Mọi người dù muốn hay không cũng phải chia tay với nó. Nhưng điều đáng nói là sự chia tay đầy mặc cảm của người đời lại trở thành đầy thiện cảm và rất đáng yêu đối với nữ thi sỹ này.
  • CỐM VÒNG

       Mở đầu bằng một lời hẹn, hay chính xác hơn là nhắc nhớ về một lời hẹn về Cầu Giấy trong mùa cốm mới. Cốm mới đã xanh làng Vòng/ Nếp Nhung đã xếp chặt nong. Nguyên liệu làm nên những hạt cốm dẻo thơm đặc biệt là lúa nếp, nhưng phải là “nếp cái hoa vàng” chứ không phải bất kì loại lúa nếp nào. Ở đây là lúa nếp Nhung, chắc là một tên gọi dân dã của địa phương.
  • DIÊU BÔNG

    Theo tập quán của người Việt Nam nói riêng và người phương Đông nói chung, thì con trai thường yêu con gái kém tuổi mình và cùng lắm là hai người bằng tuổi nhau, rất hiếm khi con trai yêu con gái hơn tuổi mình. Nhưng điều thú vị ở đây không chỉ là tình yêu giữa chị và em, mà hơn thế tình yêu ấy lại đến từ trò chơi đố - tìm thuở ấu thơ cách đây gần hơn nửa thế kỷ, khi mà những luật tục cấm kỵ, kiêng khem

« 1 2 3 4 5 6 8 10 » ( 10 )
Thống kê truy cập
Đang truy cập: 26
Trong ngày: 60
Trong tuần: 939
Lượt truy cập: 487787
BẢN QUYỀN THUỘC CHI HỘI NHÀ VĂN CÔNG NHÂN
Điện thoại liên hệ: 0913 269 931 - 0855 890 003 
Email liên hệ: Nhà văn Cầm Sơn: soncam52@gmail.com 
- Nhà Lý luận Phê bình Vũ Nho:  vunho121@gmail.com 
 
ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM VÀ TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
- Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Lê Tuấn Lộc - Chi hội trưởng.
- Chịu trách nhiệm nội dung: Nhà văn Cầm Sơn - Trưởng Ban Truyền thông
- Đồng BT: Nhà văn, nhà Lý luận Phê bình Văn học - Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho.