Tôi đọc “ Khác biệt” và thấy rằng, như một câu thơ tác giả viết khi đứng trước dòng sông, thấy mình như dòng sông: Dìm buốt giá trong lòng để hát khúc phì nhiêu (Trước dòng sông)Khúc phì nhiêu của “Khác biệt” sẽ tiếp tục ngân vang trên núi rừng Hoàng Liên Sơn và trên thi đàn nước Việt!
Xưa này thơ viết về Nguyễn Du và thế giới nghệ thuật của ông vô cùng phong phú và đặc sắc. Trong kho tàng đó, bài thơ cuả Bùi Quang Thanh góp một tiếng nói riêng độc đáo và sâu sắc. Nó thật sự là một cái đinh để ghim tập thơ ‘ Hạt Đắng’ của anh vào lòng bạn đọc.
Chỉ 4 câu thôi, “chàng” đã bộc bạch cho mọi người biết là cả “chàng” và “nàng” đều đã cảm nhau từ lâu rồi, từ “nửa đời” trước nhưng chỉ vì sự nhút nhát của chàng, sự e lệ, giấu kín của nàng mà chuyến đò tình của 2 kẻ cảm nhau, yêu nhau mới “trễ hẹn”.
Về thơ, Phan Thanh Vân viết rành rọt câu chữ, khéo trong dùng tu từ, hình ảnh ẩn dụ, so sánh. Niêm luật và tứ thơ không có gì để chê. Thơ Phan Thanh Vân chưa hóa thạch nhưng chạm trái tim người đọc và để lại nhiều dấu ấn trong lòng độc giả.
Đây là một bài thơ tiêu biểu cho cách viết của Nguyễn Sỹ Bình. Thơ anh như con người anh: Thật thà. Chân thực. Không cầu kỳ, mới mẻ, nhưng chân tình, đầm ấm. Chính sự thật thà đầm ấm làm cho người ta thương. Thương rồi yêu. Có phải thế không?...
Đọc đến đây tôi tin là không ai không thông cảm và đều muốn sẻ chia cùng tác giả. Từ tình yêu sát son ấy. Từ tình cảm mãnh liệt ây. Tôi có thể khẳng định rằng tác giả phải là người yêu tổ quốc Việt Nam biết nhường nào.