Cô Tấm thời kinh tế thị trường không mấy bận lòng với việc hái dâu chăn tằm, mặc cho khung cửi nhện chăng, chiếc liềm bán nguyệt han rỉ. Ngay cả chiếc hài đi ở chân có rơi cũng thây kệ, cô đang bận nặn tượng Tam Đa bằng đất sét và dùng sơn tây quét lên cho nhanh, để còn kịp đẩy sọt đi bán Phúc Lộc Thọ, chứ sơn ta thì lâu lắm. Rồi thì hàng Thái, hàng Tàu đủ loại bày bán la liệt ở chính chợ quê nơi ngay trước cửa đền thờ cô. Trăm người bán vạn kẻ mua đến chóng cả mặt
Tác giả đã định hình chuyển hoá cảm nhận của mình qua mỗi bức tranh triển lãm tại Hà Nội của “Ngài Đại sứ” thành ngôn ngữ gần gũi qua từng gam màu, từng nét vẽ trong tranh được chị khắc họa thuyết phục được bạn đọc. Thành công của Vũ Minh Huệ được các đồng nghiệp của ngài Đại sứ Hy Lạp Nikos D.Kanellos và giới nghệ thuật hội hoạ đón nhận, đánh giá rất cao.
Thảo trong "Cộng ta vào thế giới" rõ ràng có ý thức tự làm mới thơ mình để trình làng một diện mạo mới, một giọng điệu mới. Nhiều độc giả thực sự ngạc nhiên về một nỗ lực có thể nói là bất ngờ khi người thơ Phương Thảo bỗng một hôm mơ giấc mơ đại bàng. Ai bảo phụ nữ đẹp chỉ có yểu điệu thục nữ, chỉ là phái yếu, chỉ để làm đẹp? Thì xem đây Phương Thảo mơ thành…đại bàng (đã mơ là mơ lớn như thế, chứ không chỉ là bồ câu, vành khuyên, họa mi…).
Tứ của bài thơ chính là tâm trạng đầy rắc rối và mẫu thuẫn của cô gái trẻ, một mặt biết rằng con trai thời nay chỉ như cánh chim kia bay về phía mặt trời để kiếm tìm một chút bình yên, nhưng mặt khác lại vẫn thích che chở cho họ khi gặp những rủi ro và đau khổ. Ai trên đời này chẳng có lúc gặp những rủi ro, đau khổ bởi ngàn vạn lý do khách quan và chủ quan mang đến
“Nghìn năm nàng Mỵ Châu” là bài thơ khá đơn giản về tứ. Ngôn ngữ thơ giản dị, nhịp thơ tự do phóng túng, nhưng ý tưởng của nó lại khá mạnh bạo. Đấy chính là lời nhắn nhủ của tác giả đến các bạn trẻ hôm nay, rằng nếu muốn bất tử như nàng Mỵ Châu, Tiên Nữ và chàng Trương Chi thì đừng vội nôn nóng, toan tính thiệt hơn, mà hãy trả lại cho tình yêu những phẩm chất đích thực của nó mà trước đây họ đã từng làm
Bài thơ là một tấm lòng nhân hậu sẻ chia với những số phận không may đã sinh ra giữa thời đất nước có chiến tranh. Chiều sâu nhân bản là cái tưởng chừng xưa ngái như trái đất này. Vậy mà càng đọc người ta càng thấy nó xoáy vào tâm can mình một nỗi đau nhân thế.
Nhưng có lẽ điều đáng nói vào thời điểm sau 2011, sau khi “Mộ gió” của Trịnh Công Lộc ra đời và được tôn vinh ngay lập tức, nhiều bài thơ, nhiều bản nhạc, áng văn đã được đưa hình tượng mộ gió vào, nhiều người cũng thường xuyên nói về mộ gió, nhất là từ điểm biển Đông có nhiều biến động đến bây giờ.
Chúng ta chọn thơ làm người bạn đồng hành. Thơ luôn hướng đến con đường lộng gió thanh tân. Nhưng chớ nên đối lập truyền thống với cách tân. Đổi mới trên nền truyền thống là sự lựa chọn phù hợp với “khí hậu, thổ nhưỡng văn hóa Việt”. Bên cạnh miền phù sa của tâm hồn, thơ hôm nay rất cần phẩm chất “trí tuệ cảm xúc”. Tuy chỉ là số ít, tuy mờ tỏ khác nhau, nhưng một số gương mặt thơ đã mang đến làn gió mới trong biểu đạt.
Con đi... biển đảo quê hương Bạch Đằng, Nam Triệu trùng dương dạt dào Cam Ranh, Đà Nẵng sóng xao Hùng binh Bắc Hải thuở nào buồm giương Thiêng liêng mộ gió hàng dương Hoàng Sa đó... chí quật cường còn đây Trường Sa nam bắc đông tây Biển trời Tổ quốc những ngày bão giông