Điện thoại: 0913 269 931 - Zalo: 0964 131 807 - Email: soncam52@gmail.com.
12342345456734565678
Chào mừng bạn đã đến với trang Điện tử "Văn nghệ Công nhân" của Chi Hội Nhà văn Công nhân

LÊ TUẤN LỘC VÀ KHÚC HÁT PHAN XI PĂNG

Ngô Đức Hành

LÊ TUẤN LỘC VÀ KHÚC HÁT PHAN XI PĂNG

 1. Cách đây hơn nửa thế kỷ Lê Tuấn Lộc đã đến với văn học nghệ thuật. Điều này không lạ với bạn đọc nói chung, người yêu thơ Xứ Thanh nói riêng. Đến nay nhà thơ Lê Tuấn Lộc đã có một “gia tài” văn chương nhiều thể loại, khá đồ sồ.

   Điều này không lạ với bạn đọc nói chung, người yêu thơ Xứ Thanh nói riêng. Đến nay nhà thơ Lê Tuấn Lộc đã có một “gia tài” văn chương nhiều thể loại, khá đồ sồ. Vừa qua, sáng ngày 21/4/2024, tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam, số 9 Nguyễn Đình Chiểu, Hà Nội, nhà thơ Lê Tuấn Lộc – Chi hội trưởng Chi hội Nhà văn Công nhân thuộc Hội Nhà văn Việt Nam đã tổ chức Lễ ra mắt tập thơ Hát từ Phan Xi Păng. Đây có thể coi là một trong các sự kiện văn hóa hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam.

   Hát từ Phan Xi Păng là một tập thơ tuyển lấy cảm hứng từ đỉnh núi thuộc dãy Hoàng Liên Sơn – được mệnh danh là “Nóc nhà Đông Dương”. Từ “nóc nhà”, ông hát “khúc hát” về non sông đất nước Việt Nam nói chung, quê hương Thanh Hóa nói riêng. Lê Tuấn Lộc đã dành trọn cảm xúc và năng lượng sáng tạo; Hát từ Phan Xi Păng dày hơn 400 trang; khổ lớn 16x24 cm, bìa cứng, có áo bìa. Hình thức tác phẩm đã cho thấy Lê Tuấn Lộc “chăm chút” tác phẩm. Đó cũng là các, nhà thơ nâng niu con chữ, trân trọng bạn đọc.

2. Hát từ Phan Xi Păng gồm 227 bài thơ dung lượng câu và khổ khác nhau về dân tộc và miền núi, về thiên nhiên và văn hóa, về con người và lịch sử. Hay nói cách khác, Hát từ Phan Xi Păng tạo nên một “đỉnh núi” về cảm xúc, tạo nên bản hòa âm của giai điệu, tiết tấu, xứng đáng với ngọn núi kỳ vĩ Phan Xi Păng. Tập thơ được tác giả xếp đặt thành 14 Khúc. Người đọc có thể gặp trong trường ca nhiều địa danh, vùng đất thân thương của Tổ quốc; Truyền thống lịch sử, văn hóa của vùng núi Tây Bắc nói riêng, Việt Nam nói chung...z5361589518623_584dd4a032a9f5638cbb50365a07c417

  Lê Tuấn Lộc rất có ý thức về vùng đất biên cương phía Bắc, ông khắc họa đậm nét hình ảnh những người lính đã và đang ngày đêm cùng bà con các dân tộc Thái, Tày, Nùng, Cao Lan, Hà Nhì, Pà Thẻn, Hmông... bảo vệ vững chắc biên cương an ninh biên giới. Ông không quên tri ân những người lính đã ngã xuống trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc. Thanh Hóa là một trong hai “mạch chủ” trong cảm xúc thơ Lê Tuấn Lộc. 

  Hát từ Phan Xi Păng thực sự là 14 khúc hát, cả về nghĩa đen và cả về ẩn dụ thi ca. Khúc I có tên “Một nét thành Tuyên”; Khúc II có tên “Đêm trăng trên dòng sông Đáy”; Khúc III có tên “Ca ba vùng mỏ”; Khúc IV có tên “Bao giờ em trở lại”; Khúc V có tên “Em là người Tày”; Khúc VI có tên “Lính trẻ về thăm nhà”; Khúc VII có tên “Tôi người xứ Thanh”; Khúc VIII có tên "Áo mới cô tặng": Khúc IX có tên "Trên đỉnh An Tiêm quê Thanh"; Khúc X có tên "Hoa lau màu biên cương"; Khúc XI có tên "Em ơi đừng là trăng"; Khúc XII có tên "Hát ở Tân Trào" ; Khúc XIII có tên "Con gái sông Lam"; Khúc XIV có tên "Khúc hát từ Phan Xi Păng".

   PGS. TS. Nguyễn Ngọc Thiện đánh giá: “Mỗi khúc đoạn được mở đầu bằng một bài thơ được phổ nhạc, cho thấy dụng ý của tác giả; Hát từ Phan Xi Păng là một bản hợp xướng nhiều bè, nhiều giọng như một vĩ thanh vang vọng, ngân nga trong miền đồng cảm, tri ân; đồng thời chứa đựng những thông điệp về tương lai xán lạn của miền núi phía Bắc, của bà con các dân tộc anh em sinh sống trên mảnh đất này”.

   Ở tuyển thơ này, bài thơ đầu tiên cũng là tên chung của cả Khúc, đó là tên 14 bài thơ đã được các nhạc sĩ phổ nhạc. Nhà thơ Lê Tuấn Lộc đặc biệt, tri ân quê hương Thanh Hóa trong tác phẩm này. Thanh Hóa xuất hiện trong tác phẩm với chiều kích lồng lộng, người đọc bắt gặp các bài riêng biệt trong các Khúc khác nhau.Ở Khúc II có bài “Về lại quê Thanh”, ở Khúc III có bài có bài “Như Xuân”; ở Khúc V có bài “Rượu Thanh”; ở Khúc VII có bài “Tôi người xứ Thanh” và bài "Về lại Bến En" ; Khúc IX có bài "Trên đỉnh An Tiêm quê Thanh" ; ở Khúc XI có bài "Cổ tích ở Cromit Cổ Định Thanh Hóa" ; Khúc XIII có bài "Xú Thanh, con yêu người vô cùng"  và câu thơ "Xứ Thanh, con yêu Người vô cùng" được tác giả nhắc bốn lần trong 6 khổ thơ. Ngoài ra ở Khổ XIII còn có bài "Yêu anh thì về Xứ Thanh" …

"Người ơi Ngàn Nưa gần bên con / Dưới chân núi con từng ngồi đan rá / Con trâu bạc! bây giờ như xa lạ / Xứ Thanh, Con yêu Người vô cùng", (Xứ Thanh, con yêu Người vô cùng); "Tôi người Xứ Thanh / Các con tôi đã khai sinh như thế / Các cháu tôi mai sau vẫn khai sinh như thế / Dù đi đâu về đâu" (Tôi là người Xứ Thanh)

Ta ước mơ lên đỉnh cao Phan Xi Păng / Nay đã tới / Ngẩng đầu trời vẫn cao vời vợi / Cúi xuống, đất ơi đâu vô cùng”... “Phan Xi Păng / Thiêng liêng Tổ quốc / Tổ quốc là gì / Trừu tượng”; “Trên cao / Không thấy cờ Tổ quốc / Chỉ nghe gió quất, cờ bay phần phật / Cờ rất gần nhưng lại rất xa / Cờ Tổ quốc, có tâm mới thấy được”. Đây là bài hát “Đỉnh cao Phan Xi Păng” trong Khúc XIV của Hát từ Phan Xi Păng.

Có thể thấy tác phẩm không chỉ đẹp về văn hóa, giàu bản sắc mà còn giàu triết lý.Hát từ Phan Xi Păng không chỉ nhiều giai điệu, tiết tấu trong bản “hợp xướng tâm hồn” mới nhất này của Lê Tuấn Lộc mà còn là một tác phẩm giàu tính tư tưởng và bản sắc văn hóa các dân tộc. Nhà thơ Lê Tuấn Lộc chia sẻ trong “Tự bạch” thay cho Tựa của tác phẩm: “Trong đời làm thơ của tôi, tôi đã sáng tác rất nhiều về mảng thơ miền núi và dân tộc. Cái tạng của tôi là viết về rừng núi và dân tộc thiểu số đấy thôi. Có lý do, vì tôi là kỹ sư mỏ, đời tôi gắn với núi rừng và những vùng dân tộc nghèo khó”.

   Năm 2020, nhà thơ Lê Tuấn Lộc từng xuất bản tập thơ mang tên Thơ và Thợ, ở tuyển thơ Khúc hát từ Phan Xi Păng lần này cảm xúc về người thợ ở các mỏ cũng xuất hiện ở nhiều bài, từ tên bài cho đến nội dung.3. Lê Tuấn Lộc đã có nhiều tập thơ xác lập phong cách riêng như: Hát lúc trăng lên (1990), Dưới bóng đa Tân Trào (1998), Thợ mỏ gặp nhau (2000), Cây mỗi hoa mỗi quả (2002), Thân phận (2004), Người núi, người phố” (2005), Tôi, người xứ Thanh (2007), Không tin, về Hà Nội mà coi ( 2009), Ngày xuân đi viếng cảnh chùa (năm 2010), Đi tìm vàng (2011), Người đi đã trở về (trường ca, năm 2015), Ngàn Nưa ơi (năm 2016), Như rừng hoa Tả Phình (năm 2017), Thơ và thợ (năm 2019)...

   Hát từ Phan Xi Păng là tập thơ thứ 18 của nhà thơ Lê Tuấn Lộc. Đề tài dân tộc miền núi khá đặc trưng trong tuyển thơ Hát từ Phan Xi Păng của Lê Tuấn Lộc. “Nói cho sòng phẳng, chưa có tập thơ nào có tính chuyên đề nổi bật, dành riêng cho đề tài dân tộc và miền núi phong phú như tập “Hát từ Phan Xi Păng” của nhà thơ Lê Tuấn Lộc”, ông chia sẻ. Ông tâm sự: “Tôi đã có 18 tập thơ tính đến năm 2019 thì có đến 11 tập liên quan nhiều đến miền núi và dân tộc. Hệ thống lại mới thấy, miền núi đã gắn với mình trọn đời. Và việc ra mắt một tuyển tập về chủ đề gắn với đời tôi là đúng dịp rồi”.

   Lê Tuấn Lộc đã kiên trì “con đường” thơ của riêng mình là bắc nhịp cầu cảm xúc từ thân phận, đến cuộc đời.Thơ Lê Tuấn Lộc từ trước đến nay luôn chứa đựng suy tư. Cuộc đời ông, trưởng thành lên từ người thợ, gắn với miền núi, dân tộc; đến lượt “văn bản” cũng viết về người thợ. “Văn học không nói được thân phận con người thì nói cái gì”, ông từng bày tỏ quan điểm. Đó là “tâm thế thi sĩ”, tạo nên phong cách thơ Lê Tuấn Lộc./.

                                                                                                                   Hà Nội 15/5/2024

                                                                                                                        N.Đ.H

(Nguồn: Báo Thanh Hóa Cuối tuần) 

In bài viết
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
Thống kê truy cập
Đang truy cập: 28
Trong ngày: 96
Trong tuần: 1182
Lượt truy cập: 436210
BẢN QUYỀN THUỘC CHI HỘI NHÀ VĂN CÔNG NHÂN
Điện thoại liên hệ: 0913 269 931 - 0855 890 003 
Email liên hệ: Nhà văn Cầm Sơn: soncam52@gmail.com 
- Nhà Lý luận Phê bình Vũ Nho:  vunho121@gmail.com 
 
ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM VÀ TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
- Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Lê Tuấn Lộc - Chi hội trưởng.
- Chịu trách nhiệm nội dung: Nhà văn Cầm Sơn - Trưởng Ban Truyền thông
- Cố vấn: Nhà văn, nhà Lý luận Phê bình Văn học - Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho.