Mẹ còn đây với dòng sôngmang ân tình của nâu sồng đất đaidịu hiền như tiết giêng haithảo thơm như thể ngô khoai bãi bồinhư con sông chảy về trờithấm vào nhân thế ngàn lời dân cađể từ quả thị bước ranhững cô Tấm, những nụ hoa thơm nồng.
Là người lính trở về sau cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước. Doanh nhân – Nhà thơ Xuân Dương lại khắc khoải với sự nghiệp xây dựng quê hương đất nước. Không những Tổng công ty May Hưng Yên – CTCP nơi ông đang làm CTHĐQT là doanh nghiệp có số lao động đông nhất tỉnh (trên 15.000 LĐ). Mà ông còn là nhà thơ viết nhiều về Hưng Yên nhất
Một cuốn sách ngót 300 tấm ảnh, mà tất cả chỉ quẩn quanh gói ghém ở cái làng nơi anh đã sinh ra, hẳn chưa nói hết được sự nghiệp bấm máy của một đời nghệ sĩ. Nhưng không mấy ai như Trần Tuấn lấy ảnh “Kể chuyện làng” và coi đó là sự trải lòng tri ân dành cho nơi chôn nhau, cắt rốn và những người thương yêu như lời mở đầu anh
Có thể nói ai đã từng có những ngày thơ bé sống trên mảnh đất ngàn năm văn hiến Thăng Long- Đông Đô- Hà Nội này, có những tháng ngày cách xa, dù với bất cứ lý do gì, cũng đều nhớ nằm lòng những danh địa và danh nhân lịch sử có một không hai, đã từng là những nét đặc trưng của Hà Nội mà không phải nơi nào cũng có được.
Tuy nhiên nếu tinh ý, người đọc-và chắc chắn cả những người đeo băng đỏ đang làm nhiệm vụ bảo vệ hiện trường nữa-sẽ nhận ra trong lời "năn nỉ" xin phép kia có cả sự đe nẹt, cậy thế của một người từng là "cây đa, cây đề", tiền nhân, tiền bối ở đây: Những cậu bé tôi đỡ ra đã lấy vợ, sinh con và bắt đầu có cháu...
Cuốn sách thơ mới của anh mang đậm phong cách trữ tình về thể loại trường ca và thấm đượm hơi thở mới của sử thi. Lê Tuấn Lộc dường như đang “lột xác “ với một lối viết trường ca khá chỉnh chu, mang nội dung khúc chiết. Đọc cuốn trường ca để hiểu thêm nhiều ý nghĩa về lịch sử, văn hoá, Phật giáo và tâm linh trong khu vực và trên thế giới.
Thơ Nguyễn Đắc Lập nặng lòng với đời, với người với những số phận riêng. Anh đồng cảm chia sẻ với những số phận, với những con người nghèo khổ sống trong cảnh éo le, cùng quẫn như : ông già mua rượu, cô gái và xe rác, Nhà tu hành và người mù bán tăm…
Thời gian có thể đếm, nước sông có thể đo, nhưng năng lượng tinh thần mà con người sống bên dòng chảy Mê Kông thu nhận được thì làm sao tính đếm? Liệu bằng tác phẩm trường ca này, nhà thơ Lê Tuấn Lộc có thể đo thế giới tinh thần ấy của các dân tộc Đông Nam Châu Á gắn bao đời với sông?
Tôi được đọc bản thảo mới nhất của chị “Thơ và vũ điệu bình”. Một cái tên nghe là lạ. Tại sao là “Vũ điệu bình” mà không phải “lời bình” hay suy cảm, đồng điệu… gì đó với các bài thơ hay? Bỏ qua thắc mắc ấy tôi đọc và hiểu ra Nguyễn Thanh Huyền đã cố gắng làm mới hơn cách đọc và phẩm bình tác phẩm dường như đã quen quen lâu nay.
Không quá quan tâm cách tân, không hậu hiện đại, cũng chẳng cần phải siêu hình thức, nhưng vẫn không ít những cái nhìn mới, những giọng điệu và những câu thơ mới, nhưng âm hưởng chủ đạo và cũng là cái được nhất trong thơ của Trần Gia Thái vẫn là những lời tâm tình thẽ thọt, chân chất...