Trước tiên xin được nêu về cảm hứng và khơi nguồn cảm hứng để cho ra một ý thơ. Người họa sỹ họ muốn có bức họa đẹp về phong cảnh, về thiên nhiên thì chí ít họ phải có một lần “Mục sở thị” và họ sẽ vẽ trung thực, họ thêm màu sắc để có bức vẽ hoàn hảo. Thơ cũng vậy nếu một nhà thơ chưa ra biển thì chắc họ không thể có cảm xúc thật về biển,
Tóm lại chúng ta đã quá dễ dãi trong việc quản lý, định hướng hoạt động cho các câu lạc bộ thơ. Quá dễ dãi trong việc in ấn, xuất bản, phổ biến tác phẩm thơ ra với công chúng, sự dễ dãi này khiến cho thơ, bị tầm thường hóa ra bị bạn đọc quay lưng. Ngoài nguyên nhân do chúng ta quần chúng hóa thơ ca còn có nguyên nhân khách quan đó là xã hội hiện đại đang chạy theo giá trị vật chất, dần quên đi vẻ đẹp tâm hồn cũng như điều cốt lõi để làm nên vẻ đẹp tâm hồn trong đó có thơ ca.
Lịch sử quốc gia dân tộc Việt Nam là lịch sử dựng nước và giữ nước. Dựng nước luôn luôn gắn chặt với giữ nước, trong đó dựng nước là yếu tố cơ bản. Phải xây dựng được đất nước độc lập, tự do, hùng mạnh mới có điều kiện, khả năng chiến thắng các thế lực thù địch và phải giữ được nước mới có điều kiện để xây dựng đất nước hùng mạnh.
Thơ Namkau là một dạng thức thơ ngắn, cho nên nó không phải là miền thơ của những vân vi, dãi dề tỏ bày tự sự, bởi thế nên hệ thống ngôn ngữ của nó phải được tiếp cận và lập dựng bằng nhiều thủ pháp nghệ thuật để hướng đến cái Gợi của câu chữ và cái Mở của ý thơ, có như thế thì khi tiếp cận bạn đọc, nó mới kích hoạt mạnh nhất sự liên tưởng nơi người đọc.
Hán học và thơ Đường uyên thâm lắm, chỉ hiểu lơ mơ mà dịch bừa, dịch bịa và những người chẳng hiểu tý gì cũng phụ họa tán thưởng như các ông chỉ tổ làm trò cười cho thiên hạ và làm ô nhiễm môi trường văn hóa mà thôi.
Mây không chỉ để nói về một hiện tượng tự nhiên, không chỉ là chứng nhân của lịch sử, mà còn để diễn tả cuộc sống bình yên của con người nơi đây. Ở đâu có mây, nơi đó có sự bình yên, ấm áp. Mây đem lại sự ấm áp cho những vạt rừng, góc suối nơi biên giới, những đám mây lành che mát cho những con đường tuần tra biên giới, chở che cho những chiến sĩ đang ngày đêm chắc tay súng bảo vệ biên cương Tổ quốc.
Văn Cao để lại cho đời, cho nền nghệ thuật nước nhà, cho các thế hệ sáng tạo và quần chúng cần lao rất nhiều, nhiều về chất lượng chứ không nhiều về số lượng. Bởi, Văn Cao là người tiên phong đặt nền móng cho nền thơ, nền nhạc và gợi ý tưởng cho nền họa, để đắp xây nên con đường nghệ thuật Việt Nam hòa nhập thời đại, ngay từ thuở giao thời. Trên bước đường đầu tiên ấy, chính ông là người luôn luôn tự đổi mới mình, cách tân nghệ thuật của mình.
Cầm trên tay tập bản thảo các tác phẩm tham dự tuyển thơ “KHÚC DẠO MỘT CON ĐƯỜNG - II” của Câu lạc bộ thơ Namkau (CLB), với hơn 300 bài thơ của trên 70 tác giả, tôi không khỏi ngạc nhiên đến ngỡ ngàng về đội ngũ những người yêu thích thể thức thơ Namkau
Vậy mà sau khi bài thơ ra đời lại sinh chuyện. Ai cho người chiến sĩ đang cầm súng xông lên giết giặc được phép nhớ vợ? Ai cho anh dám xé giấy khen có dấu triện đỏ và chữ ký của cấp trên?…Nhiều… nhiều câu hỏi đặt ra, nhiều lý do cho rằng bài thơ đi chệch hướng với dòng văn chương cách mạng thời ấy. Tôi tin lúc đó khi nghe những lời xì xào đàm tiếu, thi sĩ Cầm Giang rất lo lắng cho số phận bài thơ và cho cả số phận mình lắm lắm…