Trần Anh Nhì
THAM LUẬN VỀ CHỦ ĐỀ:” KINH NGIỆM SÁNG TÁC THƠ”
Kính thưa các quý vị đại biểu, thưa các nhà thơ. Tôi xin được trình bày về : “Kinh nghiệm sáng tác thể loại thơ” theo tư duy riêng để chúng ta cùng bàn luận!
Thơ đối với người Việt nam. Như nhà báo – nhà thơ Bành Thông cố chủ tịch Câu lạc bộ thơ Việt Nam từng nói: “Thơ như cơm ăn, áo mặc hàng ngày”
Vậy bàn luận về thơ, chúng ta từng có nhiều diễn đàn với đề tài này ở trong và ngoài nước. Để phân tích sâu sắc, tỉ mỉ về thơ chúng ta đã có hàng trăm, hàng ngàn các cuộc tọa đàm ở các thể loại thơ, trong các thể loại ấy thì nhiều hơn cả là thơ lục bát, thơ Đường luật, thơ tứ tuyệt, thơ song thất lục bát, thơ tự do.v.v..
Chúng ta lấy đề tài “Kinh nghiệm sáng tác thơ” đây là đề tài tuy không mới nhưng nó lại rất đa dạng, phong phú để mọi người đều có thể đưa ra tiếng nói riêng về cách làm thơ mà được coi là kinh nghiệm của từng người. Tuy vậy, chúng ta vẫn phần nào tìm ra được tiếng nói chung, nó không phải là định luật, nhưng nó lại có phần nguyên tắc…
Trước tiên xin được nêu về cảm hứng và khơi nguồn cảm hứng để cho ra một ý thơ. Người họa sỹ họ muốn có bức họa đẹp về phong cảnh, về thiên nhiên thì chí ít họ phải có một lần “Mục sở thị” và họ sẽ vẽ trung thực, họ thêm màu sắc để có bức vẽ hoàn hảo. Thơ cũng vậy nếu một nhà thơ chưa ra biển thì chắc họ không thể có cảm xúc thật về biển, họ chưa lên rừng thì cũng chưa biết suối, khe, lối mòn và tảo mộc.v.v.. do đó ý thơ sẽ không sâu sắc bằng những người đã đi thực tế. Trong chiến tranh thế giới lần thư II (1939 - 1945) bài hát Ka Chiu Sa dựa vào thơ của Mikhail iaskovsky nhạc sỹ Matvej Blanter phổ nhạc đã trở thành khúc ca hùng tráng mà bất kể người dân Xô Viết nào cũng đều thuộc. Bài hát ấy cũng là vũ khi tinh thần để Hồng Quân Liên Xô thắng Phát xít Đức.
Với chúng ta cũng vậy thời chiến tranh chống Mỹ
Bài hát VÀM CỎ ĐÔNG của nhạc sĩ Trương Quang Lục dựa thơ Hoài Vũ. Bài hát LÁ ĐỎ của nhạc sĩ Hoàng Hiệp lời thơ của Nguyễn Đình Thi. Bài hát ĐÊM HÀNH QUÂN NHỚ BÁC của nhạc sĩ Huy Thục phỏng thơ Huy Du..đều được coi là thứ vũ khí tinh thần cực kỳ hiệu quả cho chiến thắng mà chúng ta giành được. Các nhà thơ ấy họ đã trải mùi bom đạn chiến trường, ngủ rừng lội suối để họ có những bài thơ rất thực. Từ đây mới hiểu rằng nếu không có hoàn cảnh cụ thể, không có sự tiếp xúc thực tiễn thì không thể có lời thơ, ý thơ hay như vậy, cho nên cái khơi nguồn cảm hứng có thực tế vẫn là quan trọng số một để ra được bài thơ hay
Về cách gieo vần trong thơ cũng lại là then chốt cho bài thơ đạt được đủ về nguyên tắc về đối câu, đối chữ. Mỗi thể loại thơ đều phải chặt chẽ về niêm luật, bằng, trắc, cơ bản phải nói lên được chủ đề mà ta đang thực hiện bằng thơ chứ không phải bằng văn
Một bác nông dân làm câu thơ như thế này: “Sáng sớm dắt trâu đi cầy ruộng/ nửa mùa nghỉ giải lao hút thuốc lào/ trưa về bữa cơm với muối vừng rau sắn / Uống chén rượu rồi ngủ một giấc say sưa” Nhà thơ họ dựa vào nội dung đó viết lại như sau:
Sáng sớm dắt trâu đi cày
Giải lao hút thuốc khói bay mơ màng
Trưa về cơm với lạc rang
Vài ba li rượu giấc vàng say sưa”
Từ ý này để chúng ta hiểu người nông dân họ mộc mạc, họ chân thật như thế, họ muốn tả lại một công việc nhưng họ chưa biết làm vần. Chi tiết cụ thể ấy đã chứng minh rằng khi có thực tế và lại thêm cảm xúc thì người làm thơ sẽ ra được những câu thơ hay, còn bác nông dân thì nêu được chủ đề nhưng chưa làm được thành vần
Vậy thì câu hỏi được đặt ra: Làm thơ có cần kinh nghiệm không. Nếu vội vàng trả lời thì nghĩ rằng chả cần kinh nghiệm vẫn làm được thơ, bản chất vấn đề không hề đơn giản. Ở đây kinh nghiệm không phải ai nhiều tuổi thì có nhiều kinh nghiệm trong làm thơ, người nhiều tuổi chỉ là họ giàu kinh nghiệm trong cuộc sống, còn với người làm thơ ta phải đoc nhiều, phải biết tích lũy từ vốn sống, từ thực tế rồi chắt lọc thành câu từ hợp ý, hợp vần ở tại thời điểm sáng tác, đó cũng được coi là kinh nghiệm.
Thơ Lục Bát, thơ Đường Luật đều sâu sắc về cách dùng từ, nhất là thơ Đường Luật nhà thơ có nhiều từ đối nhiều từ cổ, niêm luật chặt chẽ, cho nên người làm thơ Đường Luật họ làm được cả Lục Bát, còn người hay thơ Lục Bát, thơ tự do khi làm thơ Đường Luật hầu hết bị lỗi. Từ đây ta nói về kinh nghiệm, hay hiểu nôm na là chuyên sâu về từng thể loại. Nhà thơ có kinh nghiệm là biết so sánh giữa nhiều bài thơ từ nhiều thời gian về một chủ đề để tìm ra cái hay trong câu chữ, ví dụ như thơ về đề tài MÙA XUÂN thì có nhiều bài của nhiều nhà thơ từ xưa tới nay, ta đọc, ta ngẫm tìm trong vần điệu, câu, ngữ để áp dụng cho mình..
Ngày nay phong trào thơ nở rộ, nguyên CLB thơ Việt Nam đã có gần 15.000 hội viên tại 63 tỉnh thành. Còn các CLB thơ mang tên vùng miền, các nhóm thơ Gia đình, nhóm thơ bạn bè cũng là con số hàng chục ngàn hội viên. Đúng là ngày xưa ra ngõ gặp anh hùng, ngày nay ra ngõ gặp nhà thơ, đây là câu nói quen với chúng ta. Ở Việt Nam phong trào thơ phát triển đứng đầu thế giới, các nhà thơ tính theo dân số thì Việt Nam cũng xếp hạng nhất, điều đó nói lên chính từ đời sống khá, đất nước hòa bình thì tất yếu nền văn học phát triển. Trong đó thơ là món ăn tinh thần dễ tiếp thu với quần chúng nhân dân. Và cũng chính trong lao động, trong chiến đấu, trong phòng chống thói hư tật sấu, học tập làm theo tấm gương đạo đức của Bác và trong xây dựng đã cho chúng ta khối hứng thú đồ sộ để sáng tác văn, thơ, tư liệu lịch sử
Thưa các thi nhân, vẫn là chủ đề về kinh nghiệm làm thơ, đây là chủ đề không phải là rễ mà chúng ta cần hiểu ở từng khía cạnh. Các nhà thơ họ luôn luôn tìm ngôn từ tình cảm trải chuốt cho vần thơ, nhất là thơ về tình yêu, thơ về quê hương đất nước. Còn câu từ mạnh mẽ thì trong thơ chiến đấu trên các mặt trận chống giặc hay xây dựng. Do vậy kinh nghiệm làm thể loại thơ trở nên vô cùng khó cụ thể nhà Bác học thiên tài Albert Einstein có bài thơ như thế này
Em sẽ ngước mắt nhìn anh khi mỏi mệt
Đôi mắt dịu dàng êm ái bình yên
Và anh thấy ánh trời sáng bừng lên
Em vẫn nói, em yêu anh có thể
Nhưng cuộc đời không phải là mê
Anh khấn thầm tình yêu sẽ tới
Giúp chúng mình hai đứa cận kề đôi
Điều này nói lên nhà Vật lí thiên tài có kinh nghiệm gì mà sáng tác bài thơ hay đến thế về tình yêu. Ông chả có kinh nghiệm gì hết ngoài những nghiên cứu về khoa học. Nhưng chính tình yêu đã cho ông kinh nghiệm, bởi vì chúng ta thường nghĩ rằng những nhà khoa học, những nhà chính trị gia, những nhà quân sự thường là cứng nhắc, họ chỉ giỏi toán, giỏi lý, giỏi hóa và lý luận triết học
Hay một câu chuyện khác: Một lần một anh thư sinh đỗ bảng Nhãn thời phong kiến. Hôm ấy anh ta đi qua nơi các chị nông dân đang cấy, anh ta trêu một câu:
Nhà em tội nghiệp để đâu
Mà em phải chổng phao câu lên trời
Một cô gái đáp lại:
Tháng sáu đang vụ chí kỳ
Chị mà không chổng lấy gì em ăn
Vậy thì giữa chàng đỗ khoa bảng và chị nông dân họ đối nhau như thế, họ có kinh nghiệm gì về làm thơ? Ở đây ta phân tích: với chàng thi sĩ thì làm hai câu thơ chọc ghẹo nó đơn giản bởi trình độ của anh ta được học nhiều, còn cô thôn nữ kia họ đáp trả hay thế chính là họ đã tích lũy vốn ở cuộc sống hàng ngày, họ hiểu rằng với công việc của họ rất có thể bị trêu ghẹo và họ có sự chuẩn bị ghi nhớ trong đầu, đến khi tình huống sảy ra, họ xắp các từ ấy một cách khôn khéo gieo vần trả lời. Thế thôi..!
Thưa các quý vỵ, thưa các nhà thơ hôm nay tôi xin được nêu một vài ý của riêng mình về Kinh nghiệm sáng tác thể loại thơ. Đây là đề tài rất rộng rất trìu tượng. Tôi chân thành lắng nghe các quan điểm khác của mọi người
Chúc buổi hội thảo thành công, chúc sức khỏe các quý vị đại biểu, chúc các thi nhân sẽ có nhiều sáng tác mới và gia đình hạnh phúc
Xin trân trọng cảm ơn!
T.A.N