Điện thoại: 0913 269 931 - Zalo: 0964 131 807 - Email: soncam52@gmail.com.
12342345456734565678
Chào mừng bạn đã đến với trang Điện tử "Văn nghệ Công nhân" của Chi Hội Nhà văn Công nhân

LÝ LUẬN - PHÊ BÌNH

  • NỀN MÓNG

    Không chỉ thành công trong việc xây dựng nhân vật chính, nhân vật mang diện mạo “tích cực” mà Nguyễn Nhuận Hồng Phương còn thành công trong việc xây dựng những nhân vật “phản diện” – Những con người đại diện cho những tư tưởng, hành động xấu xa đi ngược lại với chủ trương đường lối của Đảng và sự kỳ vọng, mong đợi của quần chúng nhân dân. Họ lợi dụng vào quyền hạn, chức vụ để tư lợi, đục khoét và vùi dập những người yếu thế. Họ là điển hình của những kẻ mắc bệnh “tham nhũng, lãng phí, lợi ích nhóm” mà Đảng và nhân dân ta đang tìm cách chạy chữa triệt để.
  • ĐỒNG ĐIỆU...

    Thơ Hoàng Quý không chỉ mới, lạ ở cách nói, (mà) nó còn vạm vỡ ở cả phương diện tu từ học (rhetoric) nữa. Ông cụ thể hóa những chữ trừu tượng bằng những hình ảnh cụ thể, quen thuộc. Giống như một thứ tiếp-thủ-ngữ và tiếp vĩ ngữ (prefix & suffix), thí dụ: "cánh đồng đời", "giấc mơ phì nhiêu"...
  • NGUYỄN HÒA BÌNH - MỘT TẬP THƠ VÀ MỘT BÀI THƠ

    Nguyễn Hòa Bình là người lính trở về nhà sau chiến tranh cũng do số phận đã mỉm cười với anh. Một đồng đội (cũng lại là người Thanh Hóa) đã hy sinh trong vòng tay anh trong chiến dịch Hồ Chí Minh xuân 1975, tại mặt trận Buôn Ma Thuột. Một người mãi mãi không trở về nhà. Một người may mắn thoát khỏi lưỡi hái tử thần chiến tranh trở về nhà. Tiếp tục học hành theo nguyện vọng.
  • HÀO KHÍ SỬ CA...

    Với nhân vật chính của bản sử ca - Quốc công Tiết chế, Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, nhà thơ không sa đà vào việc mô tả tỉ mỉ hành trạng mà đặt nhân vật chính vào quá trình diễn tiến lịch sử của cả dân tộc. Đoàn Văn Cừ khắc họa phẩm cách, tài năng, bản lĩnh của vị Tiết chế Tổng chỉ huy toàn quân qua diễn biến tâm trạng, qua cách ứng xử của một thiên tài quân sự - chính trị siêu việt, một nhân cách lớn đứng ở tầm cao tư tưởng thời đại.
  • VỚI NHỮNG GÌ CÒN MÃI

      Một thể thơ mới được bạn viết và bạn đọc chấp nhận, mở cửa hòa nhập vào các thể thơ truyền thống của dân tộc có đóng góp quan trọng của người khởi xướng.  Bản thân Trần Quang Quý in đến 3 tập thơ namkau. Trong số đó có những bài thơ độc đáo, ấn tượng làm cho người đọc nhớ mãi.
  • VỚI TRẦN QUANG QUÝ VÀ BA TẬP THƠ

    Tôi thích Trần Quang Quý ở sự đằm thắm, đôn hậu, giàu chất dân gian khi viết về quê, về những người thân yêu ruột thịt. Cũng còn thích ông ở sự gồ ghề, gân guốc trong mảng thơ thế sự, như là một thế mạnh của ông. Thơ ông nhiều day dứt và ám ảnh. Sự ám ảnh, có khi đến ngay từ cái tên ông đặt cho mỗi tập thơ.
  • TRÁI MÙA NÀY XUM XUÊ

    Cầm trên tay tập bản thảo các tác phẩm tham dự tuyển thơ “KHÚC DẠO MỘT CON ĐƯỜNG - II” của Câu lạc bộ thơ Namkau (CLB), với hơn 300 bài thơ của trên 70 tác giả, tôi không khỏi ngạc nhiên đến ngỡ ngàng về đội ngũ những người yêu thích thể thức thơ Namkau
  • TRONG KHU VƯỜN THƠ

    Câu chữ cũng như giọng điệu phải phù hợp là điều kiện tối cần thiết khi viết cho trẻ nhỏ. Các em/cháu không thích và không hợp với giọng “lên gân”, hay “triết lý vặt”. Rất may mắn cho độc giả tí hon và cả có tuổi, khi đọc Kiến Con, thấy chan hòa một giọng thủ thỉ, tâm tình, chân thành, chia sẻ, tri âm tri kỷ. Nói cách khác là một giọng ấm cúng của Ông kể cho cháu nghe.
  • MÊNH MANG BIỂN TRỜI ĐÔNG BẮC

    Lúc mới cầm cuốn sách, tôi chủ động mục đích sẽ viết giới thiệu cho những người bạn phương xa, chưa hoặc đã đến Quảng Ninh, có thể họ đã ghé những nơi nổi tiếng, thăm vịnh, thăm đảo một hoặc nhiều lần, nhưng còn rất nhiều nơi ở vùng Đông Bắc họ chưa biết
  • MÙA HÈ RỚT

       Nhưng thời gian vẫn cứ trôi theo quy luật vĩnh hằng của nó, dù ai muốn kéo lùi nó lại cũng vô ích. Mọi người dù muốn hay không cũng phải chia tay với nó. Nhưng điều đáng nói là sự chia tay đầy mặc cảm của người đời lại trở thành đầy thiện cảm và rất đáng yêu đối với nữ thi sỹ này.

« 14 15 16 17 19 21 22 23 24 » ( 28 )
Thống kê truy cập
Đang truy cập: 16
Trong ngày: 133
Trong tuần: 1192
Lượt truy cập: 436280
BẢN QUYỀN THUỘC CHI HỘI NHÀ VĂN CÔNG NHÂN
Điện thoại liên hệ: 0913 269 931 - 0855 890 003 
Email liên hệ: Nhà văn Cầm Sơn: soncam52@gmail.com 
- Nhà Lý luận Phê bình Vũ Nho:  vunho121@gmail.com 
 
ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM VÀ TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
- Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Lê Tuấn Lộc - Chi hội trưởng.
- Chịu trách nhiệm nội dung: Nhà văn Cầm Sơn - Trưởng Ban Truyền thông
- Cố vấn: Nhà văn, nhà Lý luận Phê bình Văn học - Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho.