Thảo trong "Cộng ta vào thế giới" rõ ràng có ý thức tự làm mới thơ mình để trình làng một diện mạo mới, một giọng điệu mới. Nhiều độc giả thực sự ngạc nhiên về một nỗ lực có thể nói là bất ngờ khi người thơ Phương Thảo bỗng một hôm mơ giấc mơ đại bàng. Ai bảo phụ nữ đẹp chỉ có yểu điệu thục nữ, chỉ là phái yếu, chỉ để làm đẹp? Thì xem đây Phương Thảo mơ thành…đại bàng (đã mơ là mơ lớn như thế, chứ không chỉ là bồ câu, vành khuyên, họa mi…).
Nghệ sỹ Vùng mỏ Trang Nhung tài hoa ở nhiều lĩnh vực. Con cháu chị giờ phương trưởng, thành đạt. Nhưng tôi đoan chắc từ trong ti vi huyết quản của chị và hậu duệ có phần gen trội của mẹ, của bà. Người phụ nữ tiền bối ấy (tức là mẹ của chị, bà của các cháu bây giờ), đã từng nhiều lần được Trang Nhung khắc họa bằng hình ảnh thơ nhằm khẳng định bản chất tảo tần, chịu thương chịu khó và tâm hồn cũng đầy ắp những rung ngân
Tứ của bài thơ chính là tâm trạng đầy rắc rối và mẫu thuẫn của cô gái trẻ, một mặt biết rằng con trai thời nay chỉ như cánh chim kia bay về phía mặt trời để kiếm tìm một chút bình yên, nhưng mặt khác lại vẫn thích che chở cho họ khi gặp những rủi ro và đau khổ. Ai trên đời này chẳng có lúc gặp những rủi ro, đau khổ bởi ngàn vạn lý do khách quan và chủ quan mang đến
Cãi nhau như cơm bữa nhưng lại làm hòa, thân thiết hơn xưa nên cả hai đều coi thành câu chuyện thường tình, để chẳng bao giờ rút kinh nghiệm, tìm ra nguyên nhân mà thấy đáng tiếc. Nên dừng lại một phút trước cuộc sung đột và không nên cãi nhau về người thứ ba chẳng đâu vào đâu. Tỷ như cái chuyện khen trước mặt vợ cô em xi này duyên dáng, xinh đẹp, cô em xưa kia có giọng trầm bổng, hút hồn người nghe…
Đến tập Bên trời này Trần Kim hoa tỏ ra thuần thục trong hướng tìm thơ đặc hiệu. Chị tạo riêng cho mình một thế giới hiện thực mờ và nhòe. Mờ là không rõ sáng. Nhòe là không rõ nét. Nhưng không là hư ảo. Mà là cách nắm bắt một hiện thực đang liên tục đổi thay. Đổi thay vật thể: nông thôn, thành phố, đường xá, cầu cống, nhà cửa cho đến hình sông thế núi...
“Nghìn năm nàng Mỵ Châu” là bài thơ khá đơn giản về tứ. Ngôn ngữ thơ giản dị, nhịp thơ tự do phóng túng, nhưng ý tưởng của nó lại khá mạnh bạo. Đấy chính là lời nhắn nhủ của tác giả đến các bạn trẻ hôm nay, rằng nếu muốn bất tử như nàng Mỵ Châu, Tiên Nữ và chàng Trương Chi thì đừng vội nôn nóng, toan tính thiệt hơn, mà hãy trả lại cho tình yêu những phẩm chất đích thực của nó mà trước đây họ đã từng làm
Ở đây độc giả sẽ nhận ra sự mãnh liệt của một giọng thơ nữ tưởng chừng như rất ủy mị, chỉ quen với đề tài về tình yêu, về góc hẹp khắc họa về tình cảm chị em gái, là những bâng khuâng bảng lảng về phong cảnh hữu tình các vùng miền đất nước chị đi qua, là chất thơ mang đậm dấu ấn của một người làm thơ đầy nội lực…
Ở vào cái tuổi xưa nay hiếm chị ngồi lật lại trang đời trên sóng nước Hạ Long. Phía trứớc cửa là đường bao biển đẹp như mơ, cứ thêng thang trải dài trên sắc thu huyễn hoặc. Kỷ niệm xưa tỏ mờ trên trên trang viết. Cái thủa yêu còn còn chưa dám nói, cứ lặng thầm cất kỹ góc con tim để rồi lẫn vào dòng đời bươn chải. Nay giở ra gói cũ, kỷ niệm ùa về hoang hoải một miền xưa.
Nguyễn Đắc Lập có những câu thơ hay. Cái hay của thơ anh không phải cái hay của những vấn đề nóng bỏng thời sự, mới lạ của hình ảnh, độc đáo của ngôn ngữ hay tân kì của tứ mà là cái hay của những bộc bạch chân thành, những rủ rỉ rù rì cảm động, của những chuyện tưởng không có gì mà khiến ta day dứt .
Tài chưa đủ để thơ chiếm lĩnh tâm hồn bạn đọc. Thơ còn phải có tình. Ấy là bản chất của thơ. Mà tình thơ chính là tình người. Đọc thơ Phạm Trọng Thanh ta cảm tưởng như mỗi nơi ông qua, mỗi người ông gặp là những gì khiến ông rất xúc động, gắn bó sâu sắc với ông – một tâm hồn dễ đau và dễ cảm. Vì thế thơ Phạm Trọng Thanh thiên về biểu cảm trữ tình. Lời lẽ thủ thỉ, không ồn ào to tát mà có sức lôi cuốn.