Điện thoại: 0913 269 931 - Zalo: 0964 131 807 - Email: soncam52@gmail.com.
12342345456734565678
Chào mừng bạn đã đến với trang Điện tử "Văn nghệ Công nhân" của Chi Hội Nhà văn Công nhân

LÝ LUẬN - PHÊ BÌNH

  • TỪ NHỮNG Ý KIẾN SÂU SẮC...

    Đồng chí Nguyễn Phú Trọng không chỉ là nhà chính trị kiệt xuất mà còn xứng đáng là nhà văn hóa uyên bác, một Hiền Nhân thuộc vào hàng “nguyên khí quốc gia”. GS.TS Nguyễn Phú Trọng cũng đồng thời noi gương "vạn thế sư biểu”(*) Chu Văn An, nhà giáo Nguyễn Tất Thành, GS. Hoàng Xuân Nhị (Chủ nhiệm Khoa Ngữ Văn), GS. Hà Minh Đức (Chủ nhiệm lớp Văn khóa VIII), để trở thành một giảng sư thỉnh giảng từng trải, minh triết, lão thực, bậc thầy (thuộc thế hệ sau) đáng trọng thị bởi luôn tâm huyết, tận tụy với sự nghiệp giáo dục, sự nghiệp trồng người và đào tạo thế hệ trẻ, kế cận. Hà Nội, tháng 7 năm 2024 N.N.T.
  • VỀ PHIM HỒNG HÀ NỮ SĨ

    Sau gần 4 năm kể từ khi nhà thơ Nguyễn Thị Hồng Ngát khởi thảo viết kịch bản phim “Hồng Hà nữ sĩ”, cùng đạo diễn phim - NSƯT Nguyễn Đức Việt và dàn diễn viên bấm máy quay hơn một năm với bao vất vả để rồi vỡ òa niềm vui: tác phẩm điện ảnh vừa hoàn thành. Ngày 14 tháng 10 năm 2023, bộ phim được trình chiếu tại phòng chiếu số 1và 3 của Rạp Chiếu phim Quốc Gia với sự háo hức của hàng nghìn khán giả. Cả 2 phòng chiếu đều chật kín, không ít người đứng để xem ở cuối rạp.
  • PHAN KHÔI

      Nếu đọc kỹ chính những bài “Phan Khôi tự truyện” sẽ thấy, lần đầu tiên Phan Khôi trong nhóm mươi thành viên trẻ tuổi được các đàn anh trong Duy tân hội Quảng Nam đưa ra Hà Nội để bồi bổ kiến thức mới, là đầu năm 1908. Nhưng họ ra đến Hà Nội thì trường Đông Kinh nghĩa thục đã giải tán rồi.
  • HÀ NỘI TRONG MẮT NHÌN NGƯỜI NÚI

    Chúng tôi nghĩ rằng tác giả đủ tình cảm, đủ lí trí  để yêu Hà Nội, cũng đủ cả tình cảm và lí trí để yêu miền núi. Vì thế mà viết người núi tập làm người phố nhưng không như người phố được. Vì thế mà cái “ý thích” chỉ là nhất thời, không bền của cả người nọ (người núi) lẫn người kia (người phố):          Người núi thích về thành phố […]          Ra đường không ai hỏi ai          Người núi lại muốn về núi […]          Người phố thích về rừng […]          Về rừng          Bí rì rì […]          Người phố lại muốn về phố                          ( Người núi người phố)Vì hiểu thấu cảm xúc của người núi, người phố nên Lê Tuấn Lộc có những bài thơ viết về Hà Nội độc đáo, đặc sắc không lẫn với bất kì nhà thơ nào! Đó chẳng phải là một thành công đáng ghi nhận hay sao!                                                                             Hà Nội, 6/6/2024
  • GÃ LÃNG TỬ XỨ ĐOÀI

    Nếu chọn một câu thơ lột tả thần thái Trần Hòa Bình, thì thiết nghĩ đó là “Tóc thề ảo ảnh chân trời vắng/ Có lẽ phiêu du đến chót đời”. Mà nếu có nhiều cuộc đời Bình cũng vẫn phiêu du thế thôi. Đời tặng cho anh những hai cái “hoa” cơ mà, làm gì mà chẳng ăn tiêu cho đến hết, như Tản Đà - người đồng hương lớn của anh “đời chưa chán tớ, tớ còn chơi”, như Quang Dũng - người đồng hương tài hoa của anh “ mây ở đầu ô mây lang thang/ Ôi chật làm sao góc phố phường”…                                     Cố viên, Hải Thanh - Khu Ngoại giao đoàn, Thu, 2022.
  • CÂY BÚT PHÊ BÌNH ĐA NĂNG

     Tôi hoàn toàn nhất trí với nhận định chính xác của tác giả trên. Cá nhân, tôi thật sự khâm phục sức làm việc của đồng nghiệp, coi chị là một cây bút phê bình đa năng giàu thành tựu! Tôi cũng ngạc nhiên là tiểu ban Lý luận phê bình của Hội nhà Văn Việt Nam sao lại không hoặc chưa để ý đến trường hợp Nguyễn Thị Thiện?                                                                                        Hà Nội, 31/5/2024 V.N. 
  • NAM THIÊN ĐỆ LỤC ĐỘNG

    Năm 1924, khi làm Giáo thụ (vị quan trông coi việc học) phủ Kinh Môn, tỉnh Hải Dương, Trần Hữu Đáp có chuyến du xuân, ngoạn cảnh Nam thiên đệ lục động (Động đẹp thứ sáu trời Nam)
  • ĐAU ĐẾN LƠ NGƠ

    Hai chữ "lơ ngơ" diễn tả nỗi đau khó nói thành lời với những chất vấn không hiểu tại sao lại có cuộc chiến 2 miền Nam Bắc? Tại sao di chứng chiến tranh lại để mãi kéo dài?... 
  • VỀ THƠ THIẾU NHI CỦA MỴ DUY THỌ

    Với 6 tập thơ dành cho các em, chúng tôi nghĩ tác giả đã thực hiện được tâm nguyện của mình.              Vậy là có thêm một nhà thơ ghi tên mình vào đội ngũ những người viết cho trẻ em. Nhà thơ ấy là thầy giáo Toán từng là một sinh viên xuất sắc nhất khóa 1968-1972 của khoa Toán Đại học Sư phạm Vinh.  Là tác giả  phần mềm MyEqText nổi tiếng gỡ khó cho các thầy cô giáo, học sinh, sinh viên trong soạn thảo và giảng dạy,  nhận giải thưởng Nhân tài Đất Việt năm 2007. Nhà thơ – thầy giáo ấy  là tác giả   Mỵ Duy Thọ!                                                            Hà Nội, 20 tháng 7 năm 2024 
  • NHỮNG BÚP GIÓ TÂY HỒ

    Với 36 bài viết trong tập sách 248 trang, tôi đã đọc thật chậm, thật chậm để tìm về với mình. Mỗi bài viết là một bài thơ- văn xuôi, ở đó lấp lánh những con chữ. Những con chữ giản dị được làm mới, những chữ mới tìm tòi, sáng tạo giúp người đọc bừng thức xúc cảm thẩm mỹ.

« 5 6 7 8 10 12 13 14 15 » ( 28 )
Thống kê truy cập
Đang truy cập: 29
Trong ngày: 444
Trong tuần: 1130
Lượt truy cập: 435923
BẢN QUYỀN THUỘC CHI HỘI NHÀ VĂN CÔNG NHÂN
Điện thoại liên hệ: 0913 269 931 - 0855 890 003 
Email liên hệ: Nhà văn Cầm Sơn: soncam52@gmail.com 
- Nhà Lý luận Phê bình Vũ Nho:  vunho121@gmail.com 
 
ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM VÀ TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
- Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Lê Tuấn Lộc - Chi hội trưởng.
- Chịu trách nhiệm nội dung: Nhà văn Cầm Sơn - Trưởng Ban Truyền thông
- Cố vấn: Nhà văn, nhà Lý luận Phê bình Văn học - Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho.