Điện thoại: 0913 269 931 - Zalo: 0964 131 807 - Email: soncam52@gmail.com.
12342345456734565678
Chào mừng bạn đã đến với trang Điện tử "Văn nghệ Công nhân" của Chi Hội Nhà văn Công nhân

XEN VÀO GIỮA XUÂN DIỆU VÀ TRẦN ĐĂNG KHOA

CÂU CHUYỆN BÌNH THƠ

Vũ Nho

Chuyện thứ tám

XEN VÀO GIỮA XUÂN DIỆU VÀ TRẦN ĐĂNG KHOA

trn_ng_khoa_1

Chúng ta đều biết Xuân Diệu rất quan tâm đến Trần Đăng Khoa. Ông về tận nhà chú bé, xem xét, hỏi han. Ông đưa đoàn nhà báo về quay phim Trần Đăng Khoa, viết bài giới thiệu thơ Trần Đăng Khoa rất sớm. Trần Đăng Khoa cũng rất quý mến Xuân Diệu, coi nhà thơ như người thầy dạy nghề nghiêm khắc và uyên thâm. Trong cuốn “Chân dung và đối thoại” in lần thứ 4, nxb Thanh Niên, 1999, Trần Đăng Khoa dành 30 trang để viết về Xuân Diệu.

Tôi xen vào vì rằng đọc bài thơ “Đêm Côn Sơn” của Trần Đăng Khoa, nhà thơ thần đồng khoe được Xuân Diệu chữa cho một chữ. Tôi thấy chữa như thế thì được, nhưng lại cũng mất.  Xin xem sao lại thế!

            Đêm Côn Sơn

        Trần Đăng Khoa

Tiếng chim vách núi nhỏ dần

Rì rầm tiếng suối khi gần, khi xa

Ngoài thềm rơi cái lá đa

Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng

Mờ mờ ông bụt ngồi nghiêm

Nghĩ gì, ông vẫn ngồi yên lưng đền...

... Bỗng đâu vang tiếng sấm rền

Tỉnh ra em thấy trong đền đỏ hương

Ngang trời kêu một tiếng chuông

Rừng xưa nổi gió suối tuôn ào ào

Đồi thông sáng dưới trăng cao

Như hồn Nguyễn Trãi năm nào về thăm

Em nghe có tiếng thơ ngâm...

 

Ngoài kia nòng pháo ướt đầm sương khuya

                                                                                                                                                1968

Nhà thơ Xuân Diệu đã chữa cho cậu học trò của mình hai chữ "sợ gì" thành "nghĩ gì”  ông vẫn ngồi yên lưng đền". Điều đó làm cho "ông bụt" bỗng trở nên sống động hơn, câu thơ liền mạch hơn. Thế nhưng hai chữ "Sợ gì" ấy là dấu vết rất rõ của nhà thơ trẻ con. Anh ta mới lên 10 tuổi cho nên sợ, sợ ma đã đành, nhưng bụt cũng sợ... Rồi cơn buồn ngủ cũng thắng cả nỗi sợ và sự nghĩ ngợi. Vì vậy tôi thích  cái  cách diễn tả ban đầu của chú học trò hơn là cách chữa của ông thầy uy tín!

            Ai ngâm thơ?

            Phần hai của bài thơ bắt đầu bằng tiếng sấm rền của cơn giông (hay tiếng sấm rền trong cơn mơ) và nhà thơ tỉnh lại. Âm thanh và ánh sáng cái gì cũng mạnh. Đền đỏ hương, chuông kêu, rừng nổi gió, suối tuôn ào ào. Trăng cao toả sáng... Vốn nhạy cảm, chú nghĩ tới Nguyễn Trãi trở về. Và hồn nhiên nghe tiếng thơ ngâm đầy huyền bí:

Em nghe có tiếng thơ ngâm

            Tiếng sấm rền có thể nghe trong mơ, nhưng nhìn thấy đỏ hương, nhìn thấy trăng cao, nghe tiếng chuông, nghe tiếng suối, vậy thì tiếng thơ ngâm là có thật hay là nghe bằng tâm tưởng? Có lần Trần Đăng Khoa viết: ánh trăng vừa thực vừa hư. Vườn sau gió nổi nghe như mưa rào (Đêm thu). Tiếng thơ có giống ánh trăng? Có giống như tiếng thơ thần đọc bài Nam quốc sơn hà trên sông Như Nguyệt? Điều lí thú là chúng ta không thể khẳng định dứt khoát "tiếng thơ ngâm". Nhưng ta biết chắc chắn là:

Ngoài kia nòng pháo ướt đầm sương khuya

            Các chú bộ đội vẫn thức canh cho giấc ngủ của Côn Sơn yên tĩnh. Tiếng thơ ngâm ấy cũng có thể của một chú bộ đội yêu thơ.

ruong_thang_co_gai

 
In bài viết
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
Thống kê truy cập
Đang truy cập: 7
Trong ngày: 68
Trong tuần: 251
Lượt truy cập: 432872
BẢN QUYỀN THUỘC CHI HỘI NHÀ VĂN CÔNG NHÂN
Điện thoại liên hệ: 0913 269 931 - 0855 890 003 
Email liên hệ: Nhà văn Cầm Sơn: soncam52@gmail.com 
- Nhà Lý luận Phê bình Vũ Nho:  vunho121@gmail.com 
 
ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM VÀ TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
- Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Lê Tuấn Lộc - Chi hội trưởng.
- Chịu trách nhiệm nội dung: Nhà văn Cầm Sơn - Trưởng Ban Truyền thông
- Cố vấn: Nhà văn, nhà Lý luận Phê bình Văn học - Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho.