Tuy vậy, con người mới là yếu tố quyết định. Những nhà thơ , những nhà văn, nhà phê bình, nhà dịch thuật ưu tú không sợ sự cạnh tranh của AI hoặc ASI. Nhưng nếu họ sử dụng AI một cách hợp lí, sáng tạo, (nói cách khác họ nhờ AI trợ giúp) chắc chắn công chúng sẽ được thưởng thức nhiều tác phẩm đỉnh cao, thú vị!
Tôi đặc biệt thích truyện “Bức tượng và người đàn bà”. Với lối kể từ từ, mộc mạc, tác giả đã dẫn dắt người đọc đi từ hiểu nhầm đây là câu truyện tình giữa người đàn ông và đàn bà mà kết quả cuối cùng là bức tượng. Nhưng không phải thế.
Thơ Đào Quốc Minh giữ một khoảng cách đối với các vấn đề thế sự hoặc thời gian thực tại. Hay nói đúng hơn, đây đó những tiếng vọng của chiến tranh, cái chết, sinh thái cũng có mặt trong thơ anh như những liên tưởng, gợi nhắc.
Tôi đọc “ Khác biệt” và thấy rằng, như một câu thơ tác giả viết khi đứng trước dòng sông, thấy mình như dòng sông: Dìm buốt giá trong lòng để hát khúc phì nhiêu (Trước dòng sông)Khúc phì nhiêu của “Khác biệt” sẽ tiếp tục ngân vang trên núi rừng Hoàng Liên Sơn và trên thi đàn nước Việt!
Xưa này thơ viết về Nguyễn Du và thế giới nghệ thuật của ông vô cùng phong phú và đặc sắc. Trong kho tàng đó, bài thơ cuả Bùi Quang Thanh góp một tiếng nói riêng độc đáo và sâu sắc. Nó thật sự là một cái đinh để ghim tập thơ ‘ Hạt Đắng’ của anh vào lòng bạn đọc.
Lẽ ra, giới thiệu sách, lại là một tập thơ, chắt lọc tinh hoa của cả một đời người, tôi phải trích ra những câu thơ hay mà mình tâm đắc, như những đồng nghiệp khả kính của tôi ở phần cuối sách.
Buồn thay! Khi chưa thoả tâm nguyện viết truyện ngắn kia, tôi lại phải viết đôi dòng, góp một tiếng nói nhỏ nhẹ về sự cẩu thả, tắc trách trong biên soạn sách giáo khoa và cả trong phê bình, đàm luận văn chương hay trong biên tập, xuất bản sách báo.
Chỉ 4 câu thôi, “chàng” đã bộc bạch cho mọi người biết là cả “chàng” và “nàng” đều đã cảm nhau từ lâu rồi, từ “nửa đời” trước nhưng chỉ vì sự nhút nhát của chàng, sự e lệ, giấu kín của nàng mà chuyến đò tình của 2 kẻ cảm nhau, yêu nhau mới “trễ hẹn”.