Căn nhà ba gian vốn yên tĩnh lâu nay trong tiểu khu, bỗng dưng ồn ã tiếng khóc của hai người đàn bà và một người đàn ông trung niên. Tiếng khóc không còn ai oán, đau xót nữa mà tận đáy lòng dấy lên niềm sung sướng, hạnh phúc. Những vật phẩm Thành ra chợ Ái Tử mua về đãi khách, được bầy lên hương án, làm lễ rước vong linh hương hồn Ngô Kim Quế trở về với tổ tiên, ông bà, vợ con.
Cứ nghĩ giữa trưa hè oi nồng bất chợt được hòa mình vào giữa miền xanh của đất trời Thượng Lũng ta sẽ thấy bao nhiêu ngột ngạt nóng bức trong người bỗng nhiên lại được xua tan.
Ngày 30-11-1995 Hội Điện ảnh Hà Nội đã ra đời với 38 hội viên sáng lập. Ban Chấp hành khóa I gồm 5 nghệ sĩ: Tổng thư ký: Đạo diễn, nhà quay phim Đan Thiết Thụ, Phó Tổng thư ký thường trực: Nhà biên kịch, nhà báo Nguyễn Hữu Cẩn, Nhà báo Lê Xuân Hội. Hai ủy viên là Đạo diễn Đào Trọng Khánh và Nhà biên kịch Đoàn Trúc Quỳnh. Trong các hội viên sáng lập nhiều người là văn nghệ sỹ nổi tiếng trong nền điện ảnh nước nhà.
Chiến tranh đã trôi qua. Năm 1986 Thắng phục viên trở về với cuộc sống đời thường, mang trên mình những vết thương dai dẳng mỗi khi trái gió trở trời. Thắng lập gia đình, sống hạnh phúc bên người vợ hiền, nuôi dạy các con khôn lớn tại xã An Thạch, huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh.
Sau đám cưới khoảng bảy tám tháng, Mây sinh ra một bé gái. Đến đây thì mọi người bắt đầu hiểu về cái đám cưới cộc lệch kia. Hai năm sau Mây lại sinh một bé gái nữa. Hai cô bé đều xinh tươi mũm mĩm, tên khai sinh chả biết là gì, chỉ thấy Mây gọi chúng là Cua và Cáy. Ông Triết yêu quí hai con gái như ngọc như ngà, nên không bao giờ ông đồng tình với vợ gọi con là cua là cáy mà ông gọi chúng là Ngọc, là Ngà. Lúc nào cũng “Ngọc ơi! Ngà ơi! lại đây với ba nào!”.
Đứng giữa đất trời khoáng đạt, hùng vĩ và huyền ảo của non thiêng đất phật Yên Tử, ta như thấy con người và mây núi hòa vào trong nhau giữa cái mênh mang của tạo hóa làm cho cõi lòng cũng trở nên nhẹ nhõm, yên an như thể giũ bỏ được bụi trần.
Nhấp nhửng đã bao nhiêu lần tìm về “Kỳ cùng một dòng sông” để mãi bốn giờ sáng hôm nay tôi mới lên đường sau những ngày lang thang trên đất “Hà thành”, từ “Thành ốc Cổ Loa”, rồi tha thẩn bên những vườn khế cơm Gia Lâm hay vùng đất sét Bát Tràng...
Ông Bình đạp xe về nhà. Điện đường đã bật sáng trưng. Gió thổi thốc lên từng cơn, thị trấn Mỏ nhạt nhòa cát bụi. Hàng cây rung lào xào theo gió. Để vội cái xe đạp vào đầu hè, gạt chân chống cái “roạch” rồi xếp sát vào bờ tường.
Chuyện nhà cửa chật chội khiến hai vợ chồng ông day dứt mỗi khi nhìn đứa con trai ngày càng phổng phao. Phải có nơi ăn chốn ở cho tương lai của nó. Nghĩ lại thấy tiếc, ngày xưa đất hoang mênh mông, quây lấy khoảnh thật rộng, không xây nên được nay bán đi cũng thừa tiền mua được miếng đất rộng rãi ven thành, đến khi nghỉ hưu hai vợ chồng chăm chút mảnh vườn, con lợn con gà cũng đủ tiêu.
Cởi bỏ bộ võ phục hoàng cung, mặc lại bộ đồ quần thâm áo vải quê nhà Thiên Dưỡng, Nguyễn Phủ Ngừ thấy nhẹ cả người. Từ ngày về quê, việc nhà, việc họ hàng làng nước đâu vào đấy. Vợ con nở mày, nở mặt. Có những chiều, ông lững thững qua ngõ ruối, dạo bước trên đường quê.