Nước Nga trong tôi là những tác phẩm văn học đồ sộ của những đại văn hào, những nhà văn lừng danh mà tôi được biết họ qua các tác phẩm văn học từ thời phổ thông đến đại học. Chuyến đi đã chuẩn bị khá kỹ lưỡng với những người bạn. Dù theo tuar du lịch chỉ đến hai thành phố lớn là thủ đô Matxcova và Xanh Petecpua, nhưng cảm nhận về một nước Nga vĩ đại thật sự choáng ngợp trong tôi và những người bạn đồng hành.
Tôi nhìn cái bàn thờ, có lẽ chính là cái bàn nước mà tối đó tôi đã ngồi đọc thư Bình. Bây giờ nó được kê sát vách và tôn cao bằng bốn viên gạch ở dưới chân. Còn chỗ uống nước, được thay bằng cái bàn gỗ tạp bé và thấp lè tè. Trên bàn thờ có ảnh của một người con trai được vẽ truyền thần. Trông có nét hao hao giống ông Nâu năm nào.
Và tôi nhận thấy tất cả bọn họ đều đã là những kẻ hành hạ người thân của mình một cách đầy thù hận, đều là những kẻ giả nhân giả nghĩa, dối trá, lừa lọc, vu khống, ghen tị, ăn cắp, bịp bợm, đã làm mọi điều ô nhục xấu xa. Họ, chính họ là những người cha nhân hậu, những người vợ thủy chung, những cậu con trai có hiếu, những cô gái trẻ trong trắng, những thương gia lương thiện..., tất cả đều trở thành những người hoàn hảo do chính người thân của họ tô vẽ nên.
Ra trường, tôi đến Lũng Khăm một xã có dân cư chủ yếu là dân tộc Nùng ở Miền Đông của tỉnh Cao Bằng, với tấm bằng kỹ sư giống cây trồng, Từ ngày đầu, tôi đã ba cùng ngay nhà ông Khầu là Phó chủ nhiệm HTX phụ trách kỹ thuật và kế hoạch. Sau tám tháng, theo đề nghị của ông, HTX giao chức Phó chủ nhiệm cho tôi, thay cho ông vì đã lớn tuổi, không có bằng cấp, khó có thể hoàn thành nhiệm vụ.
Đêm đã khuya, tiếng dế râm ran như chọc tức lão, mắt thao láo không chợp được. Lão Quẹt nghe bập bõm hình như bọn chúng đang bàn chuyện buôn bán thuốc lắc, nghe đâu là một loại ma túy tổng hợp kích thích não bộ, gây ảo giác, làm cho người sử dụng nhìn thấy, nghe thấy, cảm thấy, ngửi thấy những gì không tồn tại trên thực tế.
Nhị Lan là một cô gái đẹp. Vẻ đẹp của cô được tiếp thu từ những gen trội của cha và mẹ. Cha Nhị Lan là người miền xuôi, ở một tỉnh đồng bằng châu thổ Sông Hồng. Ông là kỹ sư giao thông lên Hà Giang từ những năm sáu mươi của Thế kỷ trước. Hồi ấy, theo tiếng gọi của Bác Hồ “Mở đường to lên đỉnh Đồng Văn”
Để chúng tôi thấy thêm tâm thế hướng tới một toàn cảnh của Yên Mỹ ngày càng được mở rộng, nguyên Bí thư Huyện ủy Nông Cống Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo xã Yên Mỹ đưa chúng tôi lên thăm khu chăn nuôi bò sữa áp dụng công nghệ cao ở phía bên kia hồ. Trên đường đi, phát hiện ra một cánh đồng lúa đang độ chín vàng trải dài từ chân đập phụ đến tận dãy núi xanh lơ ở phía tây, mọi người đề nghị dừng xe để chụp ảnh cảnh quan thiên nhiên hiếm có ở một vùng bán sơn địa này.
Chị nhìn theo. Trên màn hình tivi đang chiếu cảnh lũ lụt. Tư Hà cùng một số người đang đứng trên một cái thuyền chở đầy cây tràm. Anh cùng họ chuyển từng cây tràm cho những người đang trần mình lội trong nước, chắn những bao cát, cắm cọc tràm giữ cho con đê nước đang mấp mé tràn vào. Công việc thật gấp gáp, căng thẳng. Góc quay cận cảnh. Gương mặt Tư Hà rắn đanh, tay chân dẻo dai, đi lại tất bật trên thuyền giữa đống cây tràm. Mọi người đều tỏ ra cố gắng đem sức mình chống chọi với sóng nước. Nước cứ cuộn chảy ào ào như muốn nhấn chìm tất cả.
Từ ngày có thằng bé, có tới mười hai bà mẹ. Ai cũng tranh giành nhau đòi quyền chăm sóc. Có người nghe lỏm từ các bà mẹ. Có người thậm chí còn tự sáng tác ra cách chăm sóc bé. Ai cũng nghĩ công nghệ nuôi con của mình hơn hẳn công nghệ của những người khác. Đôi khi to tiếng dằn dỗi với nhau. Chỉ riêng Đội trưởng là có đặc quyền hơn cả. Chị bế thằng bé cả đêm cho mẹ nó ngủ.