Khi tạm biệt chúng tôi, ông không quên mời chén rượu “chao mang” theo tập quán của người Mường. Trước lúc nâng ly, ông làm cho tôi sự bất ngờ đến phút chót bằng bài thơ đã viết trong những năm chiến đấu ở chiến trường. Ông nói rằng mình hay viết sau những ngày đêm cùng đồng đội kiên cường đánh giặc. Tranh thủ lúc im tiếng súng hay những khi ém binh hàng tháng để chờ đi chiến dịch mới lại càng nhớ mẹ, nhớ quê núi Hòa Bình da diết.
Đất trời trong bản nơi đây vẫn còn hoang sơ và tĩnh lặng đến vô cùng. Bản làng người La Chí ấy giờ đây hiện lên trong mắt tôi giống như một nơi sống chậm. Một chốn an yên, bình dị và nên thơ nhưng hình như còn ẩn chứa biết bao điều diệu kỳ của cuộc sống. Nó yên ả, êm ái đến nao lòng!
Ngày xuân, đi lễ đền chùa, âu cũng là một một nét văn hóa đẹp, cầu cho Quốc thái dân an, cầu cho gia đình khang thái và cũng là đi du xuân, hiểu biết thêm được một danh lam thắng cảnh để thêm yêu Đất nước con người.
Dù nghĩ là đã quen, nhưng thẳm sâu trong lòng, nàng vẫn khao khát vẫn nhớ nhung thứ bóng tối dịu êm của đêm. Nơi thuộc về những nụ hôn, những vòng tay, những ái ân chồng vợ, những hẹn hò, bối rối. Đêm là đêm, ngày là ngày, ai đó cố tình biến ngày thành đêm đen, biến đêm đen thành ngày hẳn lòng cũng cay đắng lắm.
Cả tháng tôi không dám ra khỏi nhà vì xấu hổ. Giá hôm sau tôi cứ đưa cho thằng bé ít tiền như đã hứa thì âu cũng là cái sự mua bán, dẫu không sòng phẳng nhưng vẫn là bỏ tiền ra mua theo thỏa thuận. Thằng Nhanh có tiếc cũng không nói vào đâu được. Nhưng lòng tham của con người như cái giỏ không đáy.
Cái lạnh trong gian phòng khiến ông dễ chịu, ánh sáng từ chiếc tivi phát ra nhấp nháy thật nhức mắt, ông không xem nhưng cũng không muốn tắt đi. Mặc mấy thằng con mất dạy ấy muốn làm gì thì làm, rồi cuộc đời ông sẽ chẳngbị vấp theo ý của chúng đâu. Một cảm giác châng lâng nhẹ nhàng trôi qua, ông thở dài dễ chịu.
Tết ngày xưa, thời bao cấp, sang tháng Chạp là mọi nhà đã bắt đầu náo nức, rộn ràng chuẩn bị. Có lẽ ngày ấy “tết” nhất phải kể đến nồi bánh chưng. Thời đó, với mỗi nhà, có thể nói: “Phi bánh chưng bất thành tết” cho nên chuẩn bị đón tết nhà nào nhà ấy lo lắng, tất bật sắm sửa rất chu đáo, kỹ càng cho nồi bánh chưng.
… Những bóng cây cổ thụ cùng tuổi đời của Trung tâm rợp mát, cả những cây thuộc loài hoa như phượng, long não, sữa, đại; cây ăn quả như bưởi, xoài cùng các loài hoa đủ loại như làm “dung hòa”, lấn át đi cái mùi đặc thù ở đây: Mùi chó… Tôi nhớ ngay tới truyện ngắn “Mùi cọp” của nhà văn Quý Thể, rất gần gũi, tương đồng với mùi chó trong văn cảnh này.
Với cảm hứng quê hương, đất nước, nhà thơ Thanh Hải đã hòa cùng mạch thơ chung của cả nước để làm nổi bật tinh thần yêu quê hương, yêu đất nước, căm thù giặc, thể hiện ý chí quyết tâm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. “Một khi tiếng nói của cách mạng vút lên thành thơ”, thì chứng tỏ Thanh Hải là nhà thơ chiến sĩ, nhà thơ cách mạng.
Dù lỗi hẹn với dòng sông và khu di tích lịch sử cách mạng nhưng cảnh sắc đất trời của Bắc Mê dọc bên quốc lộ 34, từ phố huyện Yên Phú đến thành phố Hà Giang đã đi vào trong tầm mắt và làm xôn xao cõi lòng bao người để rồi tâm trí tôi cũng không ít lần bị lạc lối bởi sắc nước, hương rừng và núi non, mây trời trên những cung đường đầy mê hoặc.