Đành lòng cắm mặt ngậm ngùi. Tội lỗi xin nhận về tôi mọi phần. Con chưa chập chững bước chân, tin anh "đi hẳn" xa gần ong ve. Rồi Giấy báo tử gửi về. Xã làm truy điệu. Tôi đi một mình. Như với những người hi sinh, nén nhang tôi thắp cho anh cho... mình...
Chuyến đi lần này, ngoài việc dự lễ viếng các liệt sỹ, tôi còn khấp khởi vì có lý do để trở lại chốn xưa, gặp bạn bè, đồng đội thân thiết và... hơn cả thân thiết. Tôi hình dung Thu là một người đàn bà trung niên trắng trẻo, dịu dàng, vui vẻ và hạnh phúc với một gia đình đầm ấm. Chắc thể nào sân nhà em cũng sẽ trồng ít nhất một cây hoa phượng.
Khi bắt tay vào việc, Liên mới hiểu lời nói của ai đó: “Muốn bài thơ, bài văn được độc giả chấp nhận thì người viết trước hết phải có vốn sống, phải lao động cực nhọc, chắt lọc trong kho từ vựng, phải biết sử dụng những lời nói bình thường trở thành ngôn ngữ nghệ thuật…”. Quả là đúng vậy! Lúc đầu viết bài Liên thấy chật vật quá. Sửa chữa, gạch xoá mãi nhưng đến khi đọc lại vẫn chẳng ra làm sao! Liên nản chí và buông bút.
Thế mà bây giờ bố con lão Cù dám làm chuyện động trời như vậy... A... hay bố con nó muốn làm nhục cái họ này? Nhưng cái họ này có làm gì bố con nhà lão ấy đâu nhỉ? Cái lão Nguyễn Hữu Cù hồi bé ngoài chọi quay sừng ra chẳng có gì là giỏi! Học thì dốt, ba năm mới lên nổi một lớp... Đi bộ đội hàng chục năm khi phục viên về vẫn là anh lính quèn, công trạng gì mà kể với làng, với họ?
Trong tư trang, đồ dùng khiêm tốn của người lính biên phòng đơn vị gửi lại cho Mai quý giá và đau đớn với cô chính là cuốn nhật ký của chồng. Anh Hoàng đã dành nhiều giấy mực nói về mái tóc của vợ như thể trên đời chỉ riêng mình Mai có. Mai cũng không ngờ tới là chồng mình đã biết vợ không phải bị cảm nhập tâm như lời lão thủ trưởng cơ quan nói. Có đoạn anh ghi:"...M ơi! Anh hiểu, con người bằng xương bằng thịt mà em. Anh biết M muốn tạ lỗi với anh (anh không nói em có tội mà nói là có lỗi thôi) bằng cách trừng phạt mình. Mong em hãy tĩnh tâm. Mỗi lần thấy lòng yếu mềm em hãy đưa tay lên vuốt mái tóc thay anh..."
Ông viện trưởng thốt lên, ôi thời gian trôi đi nhanh quá, mới ngày nào mặc quần thủng đít chạy nhông nhông ở ngoài đường thế mà bây giờ đã thành ông già sáu mươi tuổi. Ông trưởng phòng đào tạo bảo đúng thế, chả mấy lúc mà chúng ta về với tổ tiên, vì vậy sống được ngày nào, còn cống hiến cho khoa học ngày ấy là niềm vinh hạnh.
Hôm đó đội tuyển Việt Nam vượt qua UAE với tỷ số 1-0, đúng như mong ước của ông Mậu. Cả nhà ngây ngất trước thắng lợi. Anh con rể cứ suýt xoa mãi rằng giá như trận trước trên đất Bankok cũng thắng Thái Lan tưng bừng như thế này, thì vợ anh đã chịu mua ti -vi màn hình cong 50 inh. Nhưng chưa kịp tiếc thì Đoán, con trai ông Mậu gọi điện từ Hà Nội về thông báo: số phiếu dự đoán kết quả của ông Mậu khi xuống Hà Nội thăm con đã trúng giải khuyến khích của điện thoại Samsung Note 10. Cả nhà ôm nhau mừng chảy nước mắt.
Phin lớn phổng lên sau cái hôm ngã xuống sông Phó Đáy. Mấy chốc Phin học hết cấp một. Hết chỗ học. Thấy Phin học khá, thông minh, thầy Vinh bàn với bố mẹ em xin cho đi học Trường Thanh niên dân tộc ngoài huyện, nơi có lớp năm đến hết cấp ba, có thể thi vào đại học. Thầy làm thủ tục nhập học cho Phin vào dịp hè. Năm đó Phin vào tuổi mười lăm. Thầy vào dạy học năm sau Phin đã tựu trường. Vài tháng sau thầy Vinh rời khỏi nhà Phin ra nhà tập thể giáo viên gần trường được Tỉnh làm.
Câu nói nửa cảm thông, nửa trách mắng khiến Sinh thêm bối rối, hoang mang. Lão Bính cũng cảm thấy bí rì rì. Tuổi gần tám mươi, theo nghề phong thủy, bói toán ngót bốn chục năm, lão chưa gặp chuyện mạng mủng thế này bao giờ. Cái vụ kiện bà Là mở cửa là sai nhưng cũng còn chút mơ hồ giữa sai và đúng mà mình cứ kiên trì theo đuổi khiến cái mơ hồ ấy lớn dần. Người ta còn cảm thấy mình có lý. Còn cái vụ này…
Bà Vịn là người cùng thôn. Dân cùng thôn coi nhau thân thiết như anh em làng nước nên tôi gọi bà là thím xưng cháu. Khi tôi bắt đầu đi học thì thím đã có ba mặt con. Ông bố chồng phải nói là đẹp lão, râu tóc trắng như cước. Bà mẹ người nhỏ nhắn, da đỏ au đến tận chân tóc. Tóc cũng trắng như hoa lau ven đồi. Nói chung, ông bà đều đẹp, trông như tiên trong những đêm ngủ tôi thường nằm mơ.