Điện thoại: 0913 269 931 - Zalo: 0964 131 807 - Email: soncam52@gmail.com.
12342345456734565678
Chào mừng bạn đã đến với trang Điện tử "Văn nghệ Công nhân" của Chi Hội Nhà văn Công nhân

Truyện ngắn

  • VỢ CHỒNG HỀ

    Cãi nhau như cơm bữa nhưng lại làm hòa, thân thiết hơn xưa nên cả hai đều coi thành câu chuyện thường tình, để chẳng bao giờ rút kinh nghiệm, tìm ra nguyên nhân mà thấy đáng tiếc. Nên dừng lại một phút trước cuộc sung đột và không nên cãi nhau về người thứ ba chẳng đâu vào đâu. Tỷ như cái chuyện khen trước mặt vợ cô em xi này duyên dáng, xinh đẹp, cô em xưa kia có giọng trầm bổng, hút hồn người nghe…
  • NGƯỜI VẮNG MẶT

      Khai thì khai vậy, kể thì kể thế, nhưng khi hỏi đến giấy tờ thì gã đỏ mặt, ngượng ngập, gãi đầu, gãi tai, bao biện: Vì di chuyển nhiều nơi nên bị thất lạc. Vị lãnh đạo tổ dân phố tỏ ra rất cảm thông, khuyên nhủ gã xác nhận lại giấy tờ, để vừa đảm bảo quyền pháp nhân, đồng thời được hưởng chế độ đãi ngộ. Nghe lời, gã bỏ công, bỏ sức, thậm chí còn bỏ tiền, bỏ của cậy cục, nhờ vả người nọ, người kia “biết đường đi, nước bước” ngược, xuôi chạy chọt. Nhưng đến đâu người ta cũng lắc đầu. Vì thời gian trôi qua đã lâu, mọi thứ thay đổi, con người cũng đã khác.
  • CHỊ NỮ

    Trên đường từ Sài Gòn về, tôi hăm hở, háo hức mong gặp lại sông xưa, bến cũ, bao người thân thương, yêu quý, trong đó có chị Nữ là thế, mà sao gặp rồi, lại chỉ thấy buồn, thấy hụt hẫng. Câu nói của chị Nữ lúc chia tay: "Phận đàn bà như hạt mưa sa" cứ ám ảnh, day dứt trong tôi.                                  
  • NHÀ THÁNH

      Chưa năm nào hội làng mà Thánh Mẫu không về.Hội làng to nhất từ trước đến nay. Đêm trước hội, một vài người đại diện của làng được mời dự lễ hô thần nhập tượng cho ba pho tượng đồng mới. Lúc nhấc ba pho tượng gỗ ra, người ta sai Sắng mang bỏ vào lò hoá sớ, hoá đi. Sắng mang ra sân, trăng rọi tới, những khuôn mặt tượng bình thản nhìn Sắng, nhìn trăng sao trên trời, nhìn không gian huyền hoặc xung quanh. Những hốc mắt lấp loá như mặt nước sông Hoàng mùa lụt.
  • BỜ RÀO KHÔNG THEN

    Cứ như Mảnh nói thì trồng rừng cũng không khó, cái lão này thế mà khéo tính toán! Cứ nguyên khoản trứng gà bán đi đã đủ điều kiện quay lại đầu tư cho chăn nuôi. Đất rừng rộng dưới tán cây, mối dế và côn trùng là nguồn thức ăn tự nhiên nên đàn gà con nào con nấy mượt lông béo tốt. Rồi vài tháng một lứa lợn xuất chuồng lại có món tiền cục…
  • HOA TRỨNG GÀ

    Đúng! Huyền vẫn ở đây, nhưng mọi cái đã khác xưa, liệu mình có nên khuấy động cuộc sống yên tĩnh của Huyền, Tâm về đây đúng mùa hoa trứng gà, nhưng chẳng còn cây hoa trứng gà nào cả, tất cả đã đổi thay, núi còn phải rời đi, biển còn bị lấp. Quá khứ lãng mạn đã lùi xa, giờ là cuộc sống bon chen của thời kỳ mới, vậy ta còn đào bới quá khứ lên làm gì.
  • TAM KHUYỂN

    Nhóm chủ sự do Xạ Nhất dẫn đầu đi khắp bản Phiềng Nôm, sang cả những bản khác trong vùng tìm mua chó nhách tốt. Khi đến xem ổ chó con mới đẻ, Xạ Nhất cầm bó lửa dí vào ổ chó, khiến chó mẹ phải ngoặm con chuyển đi chỗ khác. Con nào chó mẹ ngoặm đi đầu tiên được nhặt riêng ra để xem lưỡi, xem chân. Con nào hội đủ yếu tố “đốm lưỡi, huyền đề” và là chó đực sẽ được chọn mua để đem về nuôi, huấn luyện thành chó săn.
  • MƯA MỎ

       Dòng suối giữa thị xã vẫn đen đặc người vớt than. Chị Tha, chị của Thượng đã ham vớt than và lao theo dòng nước xiết để cố chạm được hạnh phúc của kẻ đi vớt than là vớt được hòn than to nhất. Cái khoảnh khắc ham muốn ấy như đẩy lùi mọi thứ vô nghĩa.  Chỉ là một sự hướng tới, một sự khát vọng kèm theo niềm hạnh phúc nhỏ nhoi từ hòn than to đến cỡ cái búa tạ, cái thúng cái hay cái nia…thì cũng chỉ đủ cho bữa ăn nhà anh thêm tí cá hay thịt.
  • SÔNG CÓ KHÚC...

       Ngỡ tưởng một mình tôi muốn xa lánh nó, ai ngờ gần như cả lớp đều như vậy. Ngay như cô giáo Thuỳ, cô giáo có khuôn mặt đẹp như tấm ảnh Đức Mẹ Đồng trinh treo trong nhà thờ Phước An và tính tình nhu mì, hiền lành, nền nã như chiếc áo dài màu tím hoa cà cô thường mặc mỗi khi đứng trên bục giảng bài, vậy mà bỗng nhiên cô trở nên khó tính, cáu bẳn, nhăn nhó như con khỉ của gánh xiếc chuyên bán thuốc dạo ở chợ tỉnh bị trẻ con trêu ghẹo cho ngửi mắm tôm.
  • MÙA HOA TAM GIÁC MẠCH

    Seo Chi và Mạnh đã đính ước và thề thốt dù khó khăn đến đâu cũng sẽ không chia rẽ. Rào cản lớn nhất mà hai người phải vượt qua là làm thế nào để thay đổi tư duy trong cái đầu ông nội Seo Chi. Seo Chi bảo Mạnh phải từ từ để Seo Chi lựa sao cho êm đẹp. Mặc dù bây giờ đã có nhiều đổi mới, các dân tộc chung sống trong một cộng đồng hòa hợp, chuyện người Mông kết hôn với người dân tộc khác cũng đã xảy ra nhiều nhưng đối với người già thì vẫn còn cần có thời gian thuyết phục.

« 11 12 13 14 16 18 19 20 21 » ( 24 )
Thống kê truy cập
Đang truy cập: 29
Trong ngày: 433
Trong tuần: 1124
Lượt truy cập: 435896
BẢN QUYỀN THUỘC CHI HỘI NHÀ VĂN CÔNG NHÂN
Điện thoại liên hệ: 0913 269 931 - 0855 890 003 
Email liên hệ: Nhà văn Cầm Sơn: soncam52@gmail.com 
- Nhà Lý luận Phê bình Vũ Nho:  vunho121@gmail.com 
 
ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM VÀ TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
- Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Lê Tuấn Lộc - Chi hội trưởng.
- Chịu trách nhiệm nội dung: Nhà văn Cầm Sơn - Trưởng Ban Truyền thông
- Cố vấn: Nhà văn, nhà Lý luận Phê bình Văn học - Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho.