Điện thoại: 0913 269 931 - Zalo: 0964 131 807 - Email: soncam52@gmail.com.
12342345456734565678
Chào mừng bạn đã đến với trang Điện tử "Văn nghệ Công nhân" của Chi Hội Nhà văn Công nhân

Truyện ngắn

  • HOÀNG TỬ XẾ CHIỀU...

    Thường chàng ra trước vài phút. Nàng đến. Vừa đi bộ vừa chuyện trò. Từ thời tiết miền Bắc đến giá cá xuất khẩu miền Nam. Từ dầu lửa Trung Đông đến hàng lậu thông biên giới. Từ mới thay bình gas loáng cái đã hết đến nghĩ chuyện mấy đứa cháu đi học mà lo phết. Từ vĩ mô kinh tế chính trị thế giới đến vi mô toilet nhà em tự nhiên không dưng đổ đốn ra tắc nghẽn.
  • KHÔNG CÓ TRONG GIÁO TRÌNH

       Tôi lại không dám nhìn vào mắt Toan nữa. Em đấy. Lẽ ra tôi phải chấm ưu ái bài thi lại cho Toan kể cả khi nó chưa đạt để em đủ điểm lên lớp, đằng này bài em đáng được 5 thì tôi lại cho em con điểm 3 oan nghiệt như một phát đạn kết liễu những ước mơ và cơ hội cuộc sống của Toan. Vậy mà tôi đã đinh ninh rằng đó là một hành động nhân văn với em, cứu cho em còn danh dự.
  • KHỞI NGHIỆP MÙA COVID

     Chỉ riêng trong mấy cái phòng trọ nhỏ bé của Hiển thôi cũng phát lộ đủ điều trớ trêu. Điển hình cái cô Diễm lớp em út của Quế chẳng hạn. Nhìn vào chỉ toàn là quần nọ áo kia, đỏng đảnh ỡm ờ, nhăng nhít thì ai ngờ lại tốt đáng ngạc nhiên. Diễm làm tiếp viên nhà hàng, lương tháng tượng trưng chỉ một triệu hai, thu nhập chính từ tiền bo của khách. Nhưng thói đời vẫn thế, dân nhậu hễ rượu vào thì cặp mắt háo sắc dính chặt vào dáng các em xinh đẹp là đôi tay đều trở nên hào phóng, đã cho Diễm đút túi mười lăm, mười sáu triệu đồng dễ như bỡn.
  • THEO CÁNH MÁY BAY

    Khách thấy chủ nhà đơn chiếc chỉ có hai mẹ con, tính tình thật thà tốt bụng nên mối quan hệ khách chủ nhanh chóng thân thiện. Hoàng đi tát mương bắt ốc hái rau với Năm Bờ chiều về cùng quây quần bên mâm cơm có tô canh chua nóng hổi cùng với chai nếp Gò Đen cay nồng. Những câu chuyện Nam, chuyện Bắc tuôn ra tuồn tuột trên môi hai người đàn ông như đã thân lâu ngày mới gặp lại.
  • TIẾNG HÚ

       Bị sốc nặng, Sìn lang thang các quán rượu, say xỉn suốt ngày. Cũng từ hôm đó, người ta thấy Xao dậy sớm, mài dao, mài cuốc, đi nương trồng ngô, trồng sắn như bao người trong bản. Những hôm tỉnh rượu, Sìn lại quay về với nghề đánh lươn. Đánh lươn được bao nhiêu tiền Sìn dồn hết vào lô đề mong gỡ gạc lại, còn dư thì để mua rượu uống. Ngày tháng triền miên Sìn ngập chìm trong rượu.
  • LÃO GIÀ Ở THÀNH PHỐ NHIỀU HOA

      Vừa nói gã vừa tung tập tiền trên giường rồi lao đến ôm choàng lấy Sen. Sen cố nghển đầu lên để tránh mùi miệng chua lòm, thum thủm của gã dượng đốn mạt, nhưng không kịp khiến cô xây xẩm. Hai tay gã đã ôm cứng lấy Sen. Miệng gã hua lên trên mặt Sen. Cô bị ép chặt vào khoảng tường, chân tay bủn rủn thì vừa lúc đó chỉ nghe tiếp cộp khô khan, liền đó là tiếng ối từ cái miệng há rộng của Ba Thú.
  • LẠC ĐƯỜNG

    Nàng phì cười rồi  hôn, không phải hôn phớt như lần trước, mà để đôi môi gắn mãi vào má Lê. Phấn khích quá, anh bóp nhẹ vào hai  đùi non đang quặp vào hông  mình. Thủy reo lên  khe khẽ và những nụ hôn cứ rơi xuống má anh… Na và Mai vẫn bám theo sau, ánh đèn pin le lói xa xa, Thủy làm gì, nói gì họ cũng không thể biết được.
  • TÔI VÀ ĐỐM

     Sau sự kiện này, con Đốm đã nhanh chóng trở thành người thân của cả đại đội. Ngoài thời gian phần lớn ở cạnh tôi, nó vẫn chạy đi giao lưu khắp trận địa. Thỉnh thoảng, ở đâu đó có tiếng gọi “Ê! Đốm... Đốm! Xương đây, xương đây” là nó liền phóng đến, lát sau hý hởn tha cục xương về lán. Nhưng tôi vốn cầu toàn. Chủ sao, chó phải vậy. Lính có suất, ghét nhất cái kiểu khách không mời mà đến.
  • TRONG SƯƠNG CHIỀU ĐẠI LẢI

    Con đường lên Đại Lải khác chăng, chỉ là những vạt đồi sim, những dải đất trống đã bị san lấp, phủ kín bằng những ngôi nhà, những hàng quán, những khách sạn san sát. Nhưng cái dốc dẫn đến khu nhà nghỉ, thì vẫn còn đó. Khu tiền sảnh được cải tạo khang trang, bề thế hơn.    Trước khu tiền sảnh, có một cái biển đề “Nhà sáng tác”. Nhưng bây giờ vắng vẻ, vì chưa có trại. Chỉ có khu nhà bếp, hay còn gọi là khu nhà ăn, có bóng dáng người.
  • ĐỒNG ĐỘI

     Bác Phong rất thích chơi cờ, trong những ván cờ bác là người cực kỳ minh mẫn và thông minh. Bố tôi thường rủ bác đánh cờ để đánh thức phần quá khứ không bị méo mó trong bác và cũng giúp bác vực dậy trí nhớ của mình. Bố tôi thường giả bộ nói với bác Phong: “Anh em mình về lán nghỉ ngơi, chơi ván cờ chờ giặc đến nhé!”. Thế là đúng phóc của bác rồi . Bác nhìn bố tôi cười, đầu gật liên hồi ra chiều vui lắm.

« 12 13 14 15 17 19 20 21 22 » ( 24 )
Thống kê truy cập
Đang truy cập: 20
Trong ngày: 312
Trong tuần: 1030
Lượt truy cập: 435705
BẢN QUYỀN THUỘC CHI HỘI NHÀ VĂN CÔNG NHÂN
Điện thoại liên hệ: 0913 269 931 - 0855 890 003 
Email liên hệ: Nhà văn Cầm Sơn: soncam52@gmail.com 
- Nhà Lý luận Phê bình Vũ Nho:  vunho121@gmail.com 
 
ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM VÀ TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
- Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Lê Tuấn Lộc - Chi hội trưởng.
- Chịu trách nhiệm nội dung: Nhà văn Cầm Sơn - Trưởng Ban Truyền thông
- Cố vấn: Nhà văn, nhà Lý luận Phê bình Văn học - Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho.