Sau sự kiện này, con Đốm đã nhanh chóng trở thành người thân của cả đại đội. Ngoài thời gian phần lớn ở cạnh tôi, nó vẫn chạy đi giao lưu khắp trận địa. Thỉnh thoảng, ở đâu đó có tiếng gọi “Ê! Đốm... Đốm! Xương đây, xương đây” là nó liền phóng đến, lát sau hý hởn tha cục xương về lán. Nhưng tôi vốn cầu toàn. Chủ sao, chó phải vậy. Lính có suất, ghét nhất cái kiểu khách không mời mà đến.
Con đường lên Đại Lải khác chăng, chỉ là những vạt đồi sim, những dải đất trống đã bị san lấp, phủ kín bằng những ngôi nhà, những hàng quán, những khách sạn san sát. Nhưng cái dốc dẫn đến khu nhà nghỉ, thì vẫn còn đó. Khu tiền sảnh được cải tạo khang trang, bề thế hơn. Trước khu tiền sảnh, có một cái biển đề “Nhà sáng tác”. Nhưng bây giờ vắng vẻ, vì chưa có trại. Chỉ có khu nhà bếp, hay còn gọi là khu nhà ăn, có bóng dáng người.
Bác Phong rất thích chơi cờ, trong những ván cờ bác là người cực kỳ minh mẫn và thông minh. Bố tôi thường rủ bác đánh cờ để đánh thức phần quá khứ không bị méo mó trong bác và cũng giúp bác vực dậy trí nhớ của mình. Bố tôi thường giả bộ nói với bác Phong: “Anh em mình về lán nghỉ ngơi, chơi ván cờ chờ giặc đến nhé!”. Thế là đúng phóc của bác rồi . Bác nhìn bố tôi cười, đầu gật liên hồi ra chiều vui lắm.
Tài năng nào cũng cần có gốc là năng khiếu, dì Lựu tôi chả biết có chút tài bẩm sinh bắt ruồi nào không nhưng hễ nhắc đến chuyện bắt ruồi thì dân làng Chiện đều công nhận dì tôi tài thật. Từ đó những câu chuyện về cái tài đặc biệt của dì tôi cũng được lưu truyền, tất nhiên có thêm bớt, thêu dệt để tỏ lòng khâm phục, lâu dần những chuyện này thành huyền thoại là vậy.
Trước khi đi tù anh Hùng nói với tôi: “Quan thợ điện hết thời rồi. Cậu nên đi học điện tự động hóa. Sau này rất cần”. Bốn năm sau, khi tôi lắp đặt hệ thống tự động cho một dây chuyền nước giải khát lại phát hiện ra một việc khác. Nhà máy này mua lại dây chuyền làm bia hơi của Vĩnh Sơn bằng giá sắt vụn. Câu chuyện tôi kể trên đây sau này sáng tỏ.
Trời tảng sáng. Chị chủ nhà đứng lên khỏi bàn máy may. Chị cầm bộ đồ vừa may đến bên Hải: “Anh mặc vô…xem có vừa không”. Hải cầm bộ đồ, tay run run cảm động. Anh lùi ra phía cuối hành lang mặc bộ đồ mới. Anh cười nói như reo: “Đẹp quá! Cảm phiền chị thức suốt đêm”. Chị nói: “Bộ đồ kiểu này tôi may nhiều rồi, thành quen nên cũng lẹ”. Hải hỏi lại: “ Vậy cũng có người khách giống tôi may đồ kiểu này ở tiệm chị?”. Câu hỏi làm chị không sao trả lời được. Chị quay mặt đi, dấu vẻ mặt buồn rượi.
Tôi nhìn nó, nó không nhìn tôi mà nhìn vào cành hoa đào. Đó là cành đào cuối cùng của tôi chiều nay, nụ hoa đang lớt phớt lẫn trong đám lộc xanh, là cành đào phai nhỏ nhất trong chợ đào cuối năm. Tôi hỏi dù đã biết câu trả lời “em bán vé số hả”, nó gật đầu, hình như lấy hết can đảm nó trả giá. “Em con năm chục anh bán cho em đi?”. Tôi nhíu mày “mà em mua làm gì chứ?”. Hỏi xong tôi biết mình hớ bèn cười trừ “vì anh thấy chưa ai bán vé số mà mua đào chưng Tết cả”.
Tối nay trời đã yên, biển đã lặng trời trong xanh mát dịu, Hòa lại dắt tay Hiền ra bờ biển ngồi ngắm trăng, hóng gió bên nhau, cùng nhìn về phía ghềnh đá xa mờ đêm ấy… Giờ đây không biết có bao nhiêu đôi Cù kỳ đang múa giao duyên, tự tình… ôm nhau hạnh phúc trên những “sân khấu” bé nhỏ mà biển trời đã ban tặng cho chúng. Và liệu tối nay có kẻ nào rình rập bắt chúng nó không? Nếu có thì tội nghiệp cho chúng nó quá…
Cô ấy rùng mình, làn da chuyển động như có luồng điện chạy qua.Và luồng điện rát bỏng ấy kéo tôi rùng mình theo, toàn thân kéo thít lại như sợi dây, trước mắt nhập nhoè màn sương trắng đục. Tôi xô người về phía trước, đè sấp lên cõi bồng bềnh, lãng đãng. Bụng dưới tôi co rút lại tưng tức. Cảm giác trôi nổi của tôi bị dừng lại khi người yêu tôi với tay vun những đám lá khô lại để lót lưng
Lão Đồng cười hề hề, úp úp mở mở: “Cứ làm rồi khắc biết. Các chú giúp bác vài buổi rồi sẽ thấy”. Nghe vậy, cánh thợ chỉ còn biết làm theo ý của lão thôi chứ còn hỏi gì thêm được nữa! Tính lão thế. Lúc thì bộc tuệch, bộc toạc. Lúc lại kín như bưng. Hỏi thế chứ hỏi nữa lão cũng không bao giờ nói. Khi ấy, chính là lúc lão đang ủ mưu gì đó. Đố mà cạy được miệng của lão.