Đêm nay, đêm tân hôn của thằng câm, gã chủ lò gạch tuy cả ngày đã nốc nhiều rượu nhưng gã vẫn thấy xốn xao trong lòng, y như gã vừa cưới vợ. Gã rất muốn mò lên phòng thằng câm sớm để thưởng thức đêm tân hôn thứ hai trong cuộc đời nhưng vợ gã chưa nghiến răng ken két thì thị chưa thể ngủ say. Hàng ngàn đêm ngủ chung với vợ, gã đã đúc rút ra được kinh nghiệm, khi vợ ngã nghiến răng thì có súng bắn cạnh tai, thị vẫn ngon giấc, thậm chí thị còn nhoẻn cười trong mơ.
Vợ em vốn nhà lành. Bố làm trên tỉnh. Hình như ông có phòng nhì ở phố. Ít về quê lắm. Chỉ có 3 mẹ con đàn bà con gái ở xó rừng. Một hôm em lừa cô ấy lên xe máy bảo ra phố chơi. Em vù 80 kilômét một giờ trên đường rừng. Vào lán tạm của tụi khai thác gỗ xin phép thầm.
Và chị lấn bấn bật diêm châm đèn. Tôi vẫn dò dẫm bước về chỗ để xe đạp. Khi tay tôi vừa chạm vào ghi đông xe thì ngọn đèn trong tay chị Ngoạn cũng bừng sáng, và chị bước vội đến đứng án trước tôi. Nhìn gương mặt hốt hoảng của chị chập chờn trong ánh đèn dầu, lòng tôi dào lên xúc động. Người phụ nữ thôn quê này sao mà thấu hiểu nhẽ đời đến thế! Tiếc rằng chồng chị và cả cô em chồng chị không nghĩ như chị, mà họ mới là người quyết định.
Giọng anh đấy, anh đang đọc bài Diễn văn Kỷ niệm 50 năm thành lập Tổng đội Thanh niên xung phong N112, khiến tôi và mấy trăm con người có mặt trong Hội trường im phăng phắc, rưng rưng. Năm mươi năm, nửa thế kỷ qua đi, tôi lại được nghe giọng đọc của anh trong giờ giảng văn bên bờ suối Hoa giữa rừng Đà Bắc, một giọng đọc truyền cảm, say mê có sức cuốn hút hồn người, cuốn hút tôi từng ngày từng ngày. Và rồi…
Quốc Tuấn cho người đến lắp cho ba, má một dàn máy vi tính. Để liên lạc qua mạng internet, anh thuê người hướng dẫn thao tác để ông, bà trò chuyện với con cháu. Bà Tư An miệt mài học tập. Ông Quốc Việt không siêng bằng. Nói trước quên sau. Có khi vừa mở máy, bạn kêu nhậu.
Đã ba, bốn buổi sáng, hôm nào ông Thể chạy bon bon quanh công viên thấy một cô gái tóc cắt ngang vai, người thon lẳn chạy qua chạy lại, có lúc sát ông lại dãn ra, chừng như muốn nói cái gì… Ông cho mình vô lí, thiếu gì người đi bộ, chạy trong công viên, cả già cả trẻ. Năm nay hồ công viên được chỉnh trang, đường lát gạch lá dừa, quanh hồ có lan can i nốc…Vậy mà cô gái có vẻ khang khác, mới xuất hiện, như thể muốn bám sát ông.
Anh ra bắc rồi, chị mới thật sự nhìn rõ lòng mình khi nỗi nhớ anh cứ rỉa rích tâm hồn chị từng tý từng tý một, trong cả những lúc gian khổ và ác liệt lẫn lúc tĩnh lặng yên hàn. Trông người to lớn can trường vậy mà đứng trước con gái thì vụng ơi là vụng.
Kỹ sư Thập ra về mang theo cả hình bóng của cô gái mù. Sự xinh đẹp và đặc biệt là sự cao thượng của cô đã làm trái tim yếu ớt của anh rung động, anh vận động bố mẹ anh cho anh được hiến tặng giác mạc cho cô gái mù. Bố anh đồng ý nhưng mẹ anh thì không.
Đêm cuối tháng trời quang mây, sao dày đặc tỏa ánh sáng xuống mờ mờ đủ cho quan sát địa hình, địa vật. Đến gần chân chốt, Sếnh quay lại nắm chặt tay Khún thì thầm: “Anh yên tâm, phía này là hậu phương của địch nên chúng chủ quan không canh gác như phía mình. Em sẽ cố gắng hoàn thành nhiệm vụ!”.
Thời gian qua, tôi hiểu được đời sống của một công nhân là như thế nào. Đặc biệt tại nhưng dãy nhà trọ quanh khu chế xuất này, nơi mưu sinh của hàng ngàn công nhân từ khắp nơi trong nước đổ về. Bỏ lại quê hương sau lưng, những con người này bám trụ lại với thành phố, với những bộ đồng phục, với ca sáng, trưa, chiều.