Căn nhà ba gian vốn yên tĩnh lâu nay trong tiểu khu, bỗng dưng ồn ã tiếng khóc của hai người đàn bà và một người đàn ông trung niên. Tiếng khóc không còn ai oán, đau xót nữa mà tận đáy lòng dấy lên niềm sung sướng, hạnh phúc. Những vật phẩm Thành ra chợ Ái Tử mua về đãi khách, được bầy lên hương án, làm lễ rước vong linh hương hồn Ngô Kim Quế trở về với tổ tiên, ông bà, vợ con.
Sau đám cưới khoảng bảy tám tháng, Mây sinh ra một bé gái. Đến đây thì mọi người bắt đầu hiểu về cái đám cưới cộc lệch kia. Hai năm sau Mây lại sinh một bé gái nữa. Hai cô bé đều xinh tươi mũm mĩm, tên khai sinh chả biết là gì, chỉ thấy Mây gọi chúng là Cua và Cáy. Ông Triết yêu quí hai con gái như ngọc như ngà, nên không bao giờ ông đồng tình với vợ gọi con là cua là cáy mà ông gọi chúng là Ngọc, là Ngà. Lúc nào cũng “Ngọc ơi! Ngà ơi! lại đây với ba nào!”.
Ông Bình đạp xe về nhà. Điện đường đã bật sáng trưng. Gió thổi thốc lên từng cơn, thị trấn Mỏ nhạt nhòa cát bụi. Hàng cây rung lào xào theo gió. Để vội cái xe đạp vào đầu hè, gạt chân chống cái “roạch” rồi xếp sát vào bờ tường.
Chuyện nhà cửa chật chội khiến hai vợ chồng ông day dứt mỗi khi nhìn đứa con trai ngày càng phổng phao. Phải có nơi ăn chốn ở cho tương lai của nó. Nghĩ lại thấy tiếc, ngày xưa đất hoang mênh mông, quây lấy khoảnh thật rộng, không xây nên được nay bán đi cũng thừa tiền mua được miếng đất rộng rãi ven thành, đến khi nghỉ hưu hai vợ chồng chăm chút mảnh vườn, con lợn con gà cũng đủ tiêu.
Dù nghĩ là đã quen, nhưng thẳm sâu trong lòng, nàng vẫn khao khát vẫn nhớ nhung thứ bóng tối dịu êm của đêm. Nơi thuộc về những nụ hôn, những vòng tay, những ái ân chồng vợ, những hẹn hò, bối rối. Đêm là đêm, ngày là ngày, ai đó cố tình biến ngày thành đêm đen, biến đêm đen thành ngày hẳn lòng cũng cay đắng lắm.
Cả tháng tôi không dám ra khỏi nhà vì xấu hổ. Giá hôm sau tôi cứ đưa cho thằng bé ít tiền như đã hứa thì âu cũng là cái sự mua bán, dẫu không sòng phẳng nhưng vẫn là bỏ tiền ra mua theo thỏa thuận. Thằng Nhanh có tiếc cũng không nói vào đâu được. Nhưng lòng tham của con người như cái giỏ không đáy.
Cái lạnh trong gian phòng khiến ông dễ chịu, ánh sáng từ chiếc tivi phát ra nhấp nháy thật nhức mắt, ông không xem nhưng cũng không muốn tắt đi. Mặc mấy thằng con mất dạy ấy muốn làm gì thì làm, rồi cuộc đời ông sẽ chẳngbị vấp theo ý của chúng đâu. Một cảm giác châng lâng nhẹ nhàng trôi qua, ông thở dài dễ chịu.
Bến Lá. Sông Đồng Nai ở khúc cuối xuôi về hướng Sài Gòn rộng mênh mông, lững lờ con nước. Hun hút tầm nhìn sang phía bờ bên kia. Những ghe gỗ hay xuồng cô le… đưa khách đan xen đi lại thường gặp và lách tránh những Xà lan, tàu hàng lầm lũi ngược xuôi… Cả những đám lục bình nở đầy hoa tím ngắt thường bập bềnh trôi…
Nghe bủ Dần nói vậy, lũ trẻ chăn trâu đều vui. Chúng tôi còn nhỏ là con cháu những người nông dân chân lấm tay bùn chẳng biết làm “ông quan triều, ông tổng đốc, ông lãnh, ông đốc học, ông tri phủ, tri huyện” là thế nào, làm việc gì. Nghe bủ Dần nói thì biết vậy, cũng chẳng để tâm, chúng tôi lại vô tư chia nhau ra đánh trận giả trên cánh đồng Trò, hoặc làm nhưng cuộc bơi thi qua ngòi Cỏ.
Đêm nay, đêm tân hôn của thằng câm, gã chủ lò gạch tuy cả ngày đã nốc nhiều rượu nhưng gã vẫn thấy xốn xao trong lòng, y như gã vừa cưới vợ. Gã rất muốn mò lên phòng thằng câm sớm để thưởng thức đêm tân hôn thứ hai trong cuộc đời nhưng vợ gã chưa nghiến răng ken két thì thị chưa thể ngủ say. Hàng ngàn đêm ngủ chung với vợ, gã đã đúc rút ra được kinh nghiệm, khi vợ ngã nghiến răng thì có súng bắn cạnh tai, thị vẫn ngon giấc, thậm chí thị còn nhoẻn cười trong mơ.