Lão Thông nghe tới đây thấy ngứa tai. Lão nghĩ, giá như hôm nay không có thằng cha Hưng kia, thì lão sẽ chửi cho Cự một trận. Hàm mấy chả thụ, có thụ chó, thụ lợn. Hôm nọ viết cái giấy xin hai con lợn cho phòng thủy lợi, thì lại viết là phòng thủy lôi, hai con lợn lại viết thành hai con lượn.
Tôi người Xứ ThanhÔng tôi sinh ở Ngàn NưaNửa đời đi ởNửa đời hầu hạ người ta. Tôi người Xứ ThanhCha tôi một đời đi đánh giặcBây giờ ở tầng nămKhông màng danh lợiKhông hề đua chen.
Ánh nhìn nghi ngại của mẹ khiến tôi bối rối. Chẳng lẽ mẹ quên tôi rồi? Chẳng lẽ với mẹ, tôi không còn tồn tại? Không, tôi không bỏ mẹ đi như các em. Tôi vẫn ở đây, ngay bên cạnh mẹ thôi. Tôi không buồn vì chuyện mẹ quên tôi. Tôi hiểu, những ngày tháng u uất vừa qua quá nặng nề với mẹ. Mẹ cần thời gian để hồi phục, để nhớ được mọi chuyện.
Có lẽ do dư âm mà khán giả để lại, cộng với sự thành công của buổi biểu diễn hôm nay, trong lòng các bạn thanh niên đang dâng lên niềm vui sướng, phấn khởi. Họ túm tụm bàn tán cười đùa, quên cả cái đói, cái rét.
Lâu lâu mới về thăm nhàThấy môi vợ đỏ như ớtDỗ con sang bà chơi hếtHôn lấy hôn để môi thơm. Đời lính cái gì cũng vộiĐời lính cái gì cũng nhanhLuống cuống như là ăn vụngĐáng ra lại rất đàng hoàng.
Nhà Phòm chật trội. Nuôi 4 con bò sữa đã phải đẩy bếp ra góc sân. Dành đất mở thêm chuồng cho bò đứng. Sáng sớm, vợ nghiền cỏ, chồng dọn chuồng, con vắt sữa, đứa ngồi nấu cơm sáng, va côm cốp vào nhau. Ác nhất là mùi phân bò cứ xộc vào mũi.
Sang ngày thứ tư của cuộc tìm kiếm, dáng hình anh đã hiện ra nguyên vẹn sau khi đào cả bụi hóp cuối vườn lên. Nỗi nhớ thương nghẹn ngào của sự đoàn tụ nhưng lại là âm dương cách biệt khiến mọi người trào dâng nước mắt. Ngay lập tức, bà con và các cấp chính quyền có mặt đông đủ giúp mấy chị em làm các thủ tục cần thiết.
Giữa bạt ngàn Trường Sơn, tiếng sáo bổng trầm hòa quyện với khói hương và hương rừng ngào ngạt. Tôi chợt nhìn ra phía bên lề nghĩa trang, mấy cây hoa phượng đang trổ hoa đỏ rực trời chiều Quảng Trị.