Tôi tỉnh dậy, cơ thể rệu rã. Người nằm đè lên tôi là Tâm. Tại sao cô ấy biết được người bị sốt rét được như vậy sẽ dễ chịu nhỉ? Mọi người vẫn đứng xung quanh tôi. Mấy người đưa tay quyệt nước mắt, có cả mấy cô gái trẻ hay cờ bạc. Có lẽ họ thương hại cho tình cảnh của tôi. Hạnh phúc cho tôi lắm rồi, tôi chỉ cần có thế.
. Người dân Mường Tằn còn kể lại là vào những năm 80 của thế kỷ thứ 20 có một gia đình người Pháp gồm một cụ ông, một cụ bà và một bà là con gái của hai cụ sang Việt Nam thăm Vườn Quốc gia Xuân Sơn đã đến viếng mộ đôi trai gái và mang rất nhiều hoa đỗ quyên màu đỏ đặt lên trên ngôi mộ.
Tôi về làng, lòng nặng trĩu những ý nghĩ không đầu không cuối. Cánh đồng làng đang phơi ải trắng, một vài khu ruộng trồng màu xen kẽ, cái màu xanh của khoai ngô như làm dịu lòng tôi, nhìn cánh đồng mênh mông tôi thấy, sức lực con người có lẽ quá bé nhỏ. Tôi vẫn ở làng, công việc cũng quá nhiều, chả có thời gian mà ngẫm ngợi.
Phòm Hồ lặng nhìn bàn tay nhỏ tím tái khuyết một ngón, miếng giẻ dính bết vào xương. Khuôn mặt bặm trợn của ông thoáng co lại, không thể giật miếng giẻ, ông thấm từng giọt nước muối vào, tỉ mỉ bóc nó ra khỏi vết thương rồi ném xuống nền nhà, dùng thứ bột mầu đen đã tán mịn rắc lên vết chém, sau đó lấy miếng giẻ sạch băng và thắt nút lại.
15 giờ chiều nay( 8.12. 2022 ), bất ngờ nhận được tin ông đã ra đi sau một cơn đột quỵ. Bàng hoàng, đau xót, tiếc thương một Người thơ hiền dịu mà tinh tế. Tôi lục tìm Bài thơ viết tặng ông trong đêm mưa( bài thơ được đăng trên Báo Văn nghệ Tháng 6. 2018 ), như một nén tâm nhang tiễn Người thơ về miền mây trắng. Cầu chúc ông sớm được thanh thản cõi Vĩnh hằng!!!
Đến đây, bạn sẽ được chứng kiến một cuộc đổi mới toàn diện trong đời sống thợ lò khi họ đi làm thợ và không phải lo nhà ở nếu được tuyển dụng. Ở các mỏ than Vàng Danh, Mạo Khê, Mông Dương, Hà Lầm, mọc lên hàng loạt tòa nhà chung cư hiện đại, có thang máy, mỗi công nhân được công đoàn và lãnh đạo tập đoàn than chăm lo tới từng bữa ăn giấc ngủ. Phòng ở được trang bị điều hòa, tủ lạnh, máy giặt, tivi; có bể bơi và sân chơi bóng bàn, bóng đá, có bàn bi a...
Tôi và Toàn cùng tuổi, cùng xóm và cùng nhập ngũ một ngày. Năm 1972 Toàn hy sinh ở chiến trường Quảng trị, còn tôi bị thương, mất khả năng chiến đấu nên sau khi điều trị đơn vị cho ra quân. Tôi về nhà làm nghề thợ may kiếm sống. Mẹ của Toàn thi thoảng sang chơi, và mặc dù địa phương đã gửi giấy báo tử cho gia đình, nhưng không hiểu sao mỗi khi nhắc đến Toàn bà vẫn đinh ninh con trai mình còn sống.
Tôi cũng đã chụp lại bức hình ba Nghĩa của mình. Với kỹ thuật chụp hình bây giờ, tôi có thể chụp lại mà chỉ lấy khuôn mặt ba. Còn trang phục thì tùy ý, muốn comle, cavat thế nào chả được. Má tôi bảo, má muốn cứ để bộ đồ rằn ri cho thiệt giống. Như má nói, đấy là lá bùa ba bỏ cho má- Hãy giữ nguyên lá bùa yêu đó cho thiêng! Hình ảnh này, với khuôn mặt đẹp như thiên thần đã in sâu vào lòng má rồi.