Tôi đến gần, chìa tay chỉ vào cái lồng ngỏ ý lấy lại. Ông bố hào phóng rút ví lấy ra năm mươi đô la đưa cho tôi. Con bé đặt cái lồng sơn son thiếp vàng xuống đất, dùng chân đạp cho bẹp rúm, rồi mang cái mớ sắt vụn ấy ném vào thùng rác trong công viên. Nó lại cười, nụ cười đẹp tôi chưa từng thấy bao giờ. Không có gương soi nhưng tôi biết mặt mình đang chín như gấc.
Để dạy được lớp ghép 4 trình độ, Hằng phải xoay như chong chóng; vừa hướng dẫn xong cho lớp này lại phải chạy ngay sang lớp khác hướng dẫn, hết mở cuốn sách giáo khoa này lại mở cuốn sách giáo khoa khác, hết nhắc nhở em này lại nhắc nhở em khác, hết nói tiếng Việt lại đến nói tiếng Mông, cứ như đánh vật, cả buổi dạy không lúc nào ngồi mà con chữ chưa chịu chui vào đầu bọn trẻ. Nhìn Hằng dạy, tôi nghĩ tất cả những thầy, cô giáo cắm bản như thế này phải được phong danh hiệu Nhà giáo Uu tú mới xứng đáng.
Sao mi lại bắn tau? Hức! Cái lẩy cò của mi như lưỡi gươm oan nghiệt. Phũ phàng chặt đứt sự nghiệp của tau, mạch sống của tau, tình yêu của tau! Nhưng súng đã nổ. Đạn đã xé tan ngực tau. Mặt đất sụm xuống. Những mái lèn xoay tròn. Cả cánh rừng xoay tròn. Khúc sông cũng xoay tròn. Và bầu trời sụp xuống, tối mịt. Hức!..
Tối hôm ấy sau khi anh Hùng ra về. Tôi ghẹo chị Bình: “Anh Hùng được đấy chứ?”. Chị tôi mắng: “Cậu thì biết cái gì. Cậu đã biết tính nết người ta thế nào mà bảo được”. Bố tôi nhận xét: “Thằng Hùng có cái được, có cái không được. Ai lấy nó chỉ đi đánh ghen cũng đủ chết”. Mẹ tôi bảo: “Chỉ việc ăn rồi đi đánh ghen cũng sướng! Ông cứ kiếm nhiều tiền như nó mang về đây.
Việc thứ hai là Trần Văn Xuấn chết. Một cái chết kỳ lạ, giống như nhiều điều kỳ lạ, quái gở diễn ra ở làng Phung. Một đêm mưa rét, Xuấn bị trói vào gốc gạo, cách trụ sở uỷ ban một con ngòi. Bụng bị phanh. Hạ bộ bị cắt. Một sợi dây ròng từ trên cành gạo xuống treo lủng lẳng trước mặt Xuấn cái hạ bộ của chính anh ta, đầu dương vật nhét vào miệng. Không hiểu ai là thủ phạm vụ hành quyết ghê gớm này.
Được biết, đây là một huyện đang được quan tâm và rất phát triển với điều kiện tự nhiên tốt, nơi có đất đai và thiên nhiên trù phú. Lâm Hà nằm trên cao nguyên Di Linh và một phần cao nguyên Lang Biang, có độ cao trung bình trên 900m so với mực nước biển. Những địa danh tên làng, tên đất đều lấy tên địa danh của vùng Sơn Tây, Hà Tây, Ba vì....
Anh đi xuống khu nhà ăn… Có mấy cô gái đang hí húi làm bếp. Nghe nói khi không có trại sáng tác, nhà ăn vẫn nấu nướng để phục vụ khách tham quan. Anh ngó vào khu bếp. Toàn những khuôn mặt lạ hoắc. Một cô gái tò mò đi ra: - Bác cần gì ạ? Bác định đặt cơm? Đoàn bác có mấy người ạ? Triều lúng túng. Anh trả lời không được mạch lạc: - Không! Tôi chỉ qua thăm…
Làng nằm ở thượng nguồn bờ bắc sông Bến Hải nên được gọi là Làng cửa ngõ mặt trận. Quân đến quân đi nối nhau. Làng không khi mô vắng lính. Nghỉ lại một đêm, hai đêm. Dưỡng sức. Lấy hơi. Chuẩn bị tinh thần. Bộ đội ngủ dưới các căn hầm chữ A rải rác trong khu vườn. Cây xanh phủ như rừng. Mít mọc xếp hàng. Tiêu xây những tháp xanh. Rồi bưởi, rồi na...
Trước mặt tôi là gương mặt một người đàn bà, mặt bầu, da gầu sòng, rất lắm nếp nhăn. Bao nhiêu cái tết là từng ấy nếp nhăn trên khuôn mặt ấy, nhìn kỹ thấy phúc hậu vô cùng. Bên dưới chân chị là chiếc nồi nhôm đúc thủ công đặt trong chiếc rế rách. Màu cơm trắng nổi lên trong lòng nồi, có chiếc thìa i nốc đổ kềnh, ngửa lên còn cố ôm vào lòng miếng xu hào sắt vuông.
Chuyến xe hôm đó cho tôi thay đổi hẳn quan niệm về các sếp và thế hệ của các cụ. Trước đây, bao giờ tôi cũng nghĩ các cụ chỉ được cái lập trường quan điểm vững vàng, còn chuyên môn và tình người thì vẫn nhiều chỗ phải xét lại. Còn giờ đây, tất nhiên các cụ cũng chả tự dưng thăng thiên vào hạng tiên phật thánh thần, nhưng tôi phải công nhận có thời các cụ đã sống và chiến đấu thật đáng nể...