Điện thoại: 0913 269 931 - Zalo: 0964 131 807 - Email: soncam52@gmail.com.
12342345456734565678
Chào mừng bạn đã đến với trang Điện tử "Văn nghệ Công nhân" của Chi Hội Nhà văn Công nhân thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam & Hội Nhà văn Việt Nam.

Chân dung Văn nghệ sĩ

  • THI NHÂN NGUYỄN TRỌNG TẠO...

      Cùng lúc sắm 3 vai: Thi nhân, nhạc sĩ, họa sĩ... Nguyễn Trọng Tạo có chia sẻ về nghề chữ thật thấm thía gan ruột: “Thơ gần với nước mắt hơn tiếng cười, gần với khổ đau hơn là reo hát, gần với sẻ chia hơn là chiếm đoạt, gần với chiến thắng mình hơn là răn người” ... Hay nói như G.Lorca: “Thơ gần với máu hơn là mực”(*)
  • TRÔI THEO DÒNG THỜI GIAN

     Đăng Bẩy tự coi cái nghề dịch văn chương của mình cũng như mọi nghề thông thường khác, sản phẩm làm ra cứ thế gửi hết vào thiên hạ, dùng xong rồi thì người ta có thể bỏ lại hoặc bỏ quên ở đâu đó. Nhưng bạn văn chương thì không quên anh.
  • THAM LUẬN CỦA NHÀ THƠ BÙI VĂN KHA

     Đến Trần Quang Quý, anh vẫn dùng thủ pháp Thơ kể chuyện nhưng không chỉ đơn thuần là truyền dẫn và minh họa. Bây giờ, thơ không tham vọng ôm lấy sân khấu, dù là sân khấu cuộc đời. Thơ lúc này lấy ý tứ tác động, phát hiện và quan thẩm những đơn nhất, theo cách nhìn duy cảm - duy lý - duy mỹ bằng ngôn ngữ văn phức hợp để nâng hợp cấu trúc hiện thực.
  • NGƯỜI TẠO LẬP THỂ THỨC VÀ GIỌNG ĐIỆU THƠ RIÊNG

    Theo thiển nghĩ, thơ Trần Quang Quý nói chung và thơ “Namkau” của ông nói riêng tốt nhất là nên tiếp xúc trực tiếp văn bản tác phẩm mới có thể cảm nhận hết được cái mới, cái lạ, cái hay, cái đẹp của nó và cả những cái dở
  • CỐ NHÀ THƠ TRẦN QUANG QUÝ

        Ngày 09 tháng 8 năm 2024, tại hội trường trụ sở Liên hiệp Hội VHNT Hà Nội số 19 Hàng Buồm quận Hoàn Kiếm thành phố Hà Nội, Hội Nhà văn Hà Nội đã tổ chức buổi sinh hoạt chuyên đề với nội dung: “Cố nhà thơ Trần Quang Quý và tác phẩm Văn học”.
  • NGHỆ SĨ VÙNG MỎ THANH VIỆT

     Với hoạt động ca hát của chị, có thể nói chị đã hồn nhiên đến với ca hát hoàn toàn nhờ bản năng, nội lực sẵn có của mình. Chặng đường dài ấy, chỉ có duy nhất chị được tham gia lớp tập huấn tại đoàn văn công ca múa nhạc của tỉnh Quảng Ninh, chứ chị chưa có một ngày giờ lên lớp hẳn hoi nào cho việc học hành bài bản luyện thanh, luyện khí! Nhưng tiếng hát của chị vẫn bay xa, vang xa hơn bầu trời Vùng mỏ.
  • NHÀ VĂN ĐÀO NGỌC DU

        Mười lăm năm công tác tại Thư viện Hà Nội, hai mươi mốt năm làm công tác Biên tập, Quản lý Phòng Biên tập tại Nhà xuất bản Văn học. Bên cạnh ông là chữ và chữ, ngày tháng lật mở qua những trang bản thảo văn chương, thì việc ông trở thành người sáng tác, rồi trở thành một nhà văn, ấy cũng là thuận Đạo tự nhiên vậy!
  • BAO ĐÊM TA THEO VỀ

    Cái tên “Từ Ngàn Phố” xuất hiện lần đầu với bài thơ “Ngựa Gióng lại về” với những câu như “nước mình nhọn núi, tròn đồi/ mặt sông thì trắng, da trời thì xanh” viết tháng 5 năm 1979 và in trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội cuối năm đó. Thế là bút danh Từ Ngàn Phố ra đời từ đấy và “xuyên suốt”cuộc đời thơ của Nguyễn Tuấn.
  • ẤN TƯỢNG MÃ GIANG LÂN

    Tôi ấn tượng với Mã Giang Lân trong đôi lần ngồi trong Hội đồng chấm luận án tiến sĩ, khi đọc tóm tắt tiểu sử của anh trong Nhà văn Việt Nam hiện đại (Kỷ yếu của Hội nhà văn). Và đặc biệt là khi đọc bài viết của nhà thơ Vũ Từ Trang trong cuốn Nhà văn độc hành độc bộ. Hóa ra những phẩm chất tư duy hệ thống, sắc sảo, rành mạch, chi tiết, chặt chẽ của một người làm nghiên cứu không lấn át phẩm chất mơ mộng, lãng đãng, “không rành mạch” (Nguyễn Duy: “Xin chớ hỏi tại sao như vậy/ Tôi vốn không rành mạch bao giờ”) của người làm thơ.
  • THẢN NHIÊN TRÔI THEO DÒNG THỜI GIAN

    Đăng Bẩy sinh năm 1948, thời tuổi thơ ở làng, anh kể, chiến tranh đói dài đói rạc, phải làm đủ thứ nghề như đào mương, cắt tóc, thợ may, phu hồ. Cho nên đến năm 1965 đi thanh niên xung phong, làm đường, trồng rừng, gian khổ nhưng có đủ bữa ăn, thoát được cái đói. Đủ năm năm công tác, anh được đi học bổ túc rồi thi đại học, may đỗ điểm cao, được gửi đi Liên Xô du học.

2 4 5 6 7 » ( 7 )
Thống kê truy cập
Đang truy cập: 23
Trong ngày: 37
Trong tuần: 792
Lượt truy cập: 486694
BẢN QUYỀN THUỘC CHI HỘI NHÀ VĂN CÔNG NHÂN
Điện thoại liên hệ: 0913 269 931 - 0855 890 003 
Email liên hệ: Nhà văn Cầm Sơn: soncam52@gmail.com 
- Nhà Lý luận Phê bình Vũ Nho:  vunho121@gmail.com 
 
ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM VÀ TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
- Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Lê Tuấn Lộc - Chi hội trưởng.
- Chịu trách nhiệm nội dung: Nhà văn Cầm Sơn - Trưởng Ban Truyền thông
- Đồng BT: Nhà văn, nhà Lý luận Phê bình Văn học - Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho.