Tôi mới gặp và quen biết Nguyễn Thị Ngọc Mai gần đây tại Triển lãm Vân Hồ khi chị giúp Ban văn học chuyên đề Hội nhà văn ở gian sách giới thiệu các tác phẩm xuất sắc viết về Thương binh liệt sĩ và người có công nhân kỉ niệm 70 năm ngày Thương binh liệt sĩ.
Nếu tính từ năm 1943, khi bắt đầu tham gia ngành giáo dục, cho đến ngày rời cõi tạm, tròn 70 năm, Giáo sư Hoàng Như Mai đã toàn tâm toàn ý cho sự nghiệp trồng người như lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”.
Ngày 27 tháng 9 năm 2024, tại Hội trường Ủy ban nhân huyện Phù Ninh tỉnh Phú Thọ. Nhà xuất bản Hội Nhà văn phối hợp cùng Câu lạc bộ Thơ Việt Nam chi nhánh huyện Phù Ninh và gia đình nhà thơ Ngô Thái tổ chức buổi ra mắt sách mới xuất bản, tuyển tập thơ “Bến thơ tròn nghĩa vuông tình”.
Tại khu Di tích lịch sử lưu niệm trung đoàn 52 Tây Tiến ở Mộc Châu, một phiên bản tượng của cha tôi được tặng cho nhà truyền thống, nơi trưng bầy những kỉ vật của CCB Tây Tiến, khách đến thăm khu lưu niệm rất vui như được gặp gỡ trò chuyện cùng nhà thơ.
Anh không vui gượng, vui gắng, vui vay cười khống, mà bao giờ cũng đĩnh đạc tham góp những nội dung thiết thực cho mỗi phút giây tưng bừng. Mà kể cả những tháng ngày cuối cùng sức tàn lực kiệt, không còn đủ mủ, nhựa cho những chuyến đi, bài viết, cuộc gặp ân tình nữa, thì anh cũng chưa bao giờ hé một tiếng kêu rên, một lời than thở tiêu cực.
Cùng lúc sắm 3 vai: Thi nhân, nhạc sĩ, họa sĩ... Nguyễn Trọng Tạo có chia sẻ về nghề chữ thật thấm thía gan ruột: “Thơ gần với nước mắt hơn tiếng cười, gần với khổ đau hơn là reo hát, gần với sẻ chia hơn là chiếm đoạt, gần với chiến thắng mình hơn là răn người” ... Hay nói như G.Lorca: “Thơ gần với máu hơn là mực”(*)
Đăng Bẩy tự coi cái nghề dịch văn chương của mình cũng như mọi nghề thông thường khác, sản phẩm làm ra cứ thế gửi hết vào thiên hạ, dùng xong rồi thì người ta có thể bỏ lại hoặc bỏ quên ở đâu đó. Nhưng bạn văn chương thì không quên anh.
Đến Trần Quang Quý, anh vẫn dùng thủ pháp Thơ kể chuyện nhưng không chỉ đơn thuần là truyền dẫn và minh họa. Bây giờ, thơ không tham vọng ôm lấy sân khấu, dù là sân khấu cuộc đời. Thơ lúc này lấy ý tứ tác động, phát hiện và quan thẩm những đơn nhất, theo cách nhìn duy cảm - duy lý - duy mỹ bằng ngôn ngữ văn phức hợp để nâng hợp cấu trúc hiện thực.
Theo thiển nghĩ, thơ Trần Quang Quý nói chung và thơ “Namkau” của ông nói riêng tốt nhất là nên tiếp xúc trực tiếp văn bản tác phẩm mới có thể cảm nhận hết được cái mới, cái lạ, cái hay, cái đẹp của nó và cả những cái dở
Ngày 09 tháng 8 năm 2024, tại hội trường trụ sở Liên hiệp Hội VHNT Hà Nội số 19 Hàng Buồm quận Hoàn Kiếm thành phố Hà Nội, Hội Nhà văn Hà Nội đã tổ chức buổi sinh hoạt chuyên đề với nội dung: “Cố nhà thơ Trần Quang Quý và tác phẩm Văn học”.