Bây giờ, khi đã bước sang “mùa thu” của cuộc đời, tôi nhìn lại “lịch sử” quen biết với người bạn văn chương ấy- PGS.TS. Nhà văn, Nhà nghiên cứu phê bình văn học, Nhà sư phạm Vũ Nho. Đã trên hai mươi năm rồi…
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình “có chữ”, ông nội và bố đều được học chữ Nho, mẹ chăn tằm dệt cửi siêng năng nên nhà có bát ăn bát để, gia thế ấy, ở vào thời chủ nghĩa lý lịch hoành hành, Phạm Trọng Thanh phải bỏ dở học hành, xin đi làm thợ từ năm 1960 tại xí nghiệp Gỗ Nam Định. Còn may là ông được đào tạo thành cán bộ kế hoạch và được trưng dụng làm giáo viên bổ túc văn hóa.
Những câu chuyện có thật tưởng như tản mạn của những " gã thợ lò ", của những giám đốc mỏ, của chị em thợ sàng than , thợ nhà đèn hay của những nhà quản lý ở đâu đó trong các mỏ than, ở cả Vùng Mỏ đã được tác giả xâu chuỗi, kết nối và chuyển hoá một cách khéo léo và sinh động thành câu chuyện hay ...
Viết trường ca “Làng của muôn đời” theo tôi hiểu đó là một cách thắp cho mình một lối để yêu thương của tác giả. Và Nguyễn Quang Thuyên đã thành công. Giải nhì cuộc thi viết về nông nghiệp và nông thôn của Hội nhà văn Việt Nam và Bộ Nông nghiệp, phát triển nông thôn ( 2010-2015) là con tem chất lượng cho tác phẩm.
Kinh tế chìm trong suy thoáiLãi suất thì trên trờiDòng tiền cà phê phin tí táchHàng ứ đầy kho, két thì rỗng tuếchChính sách như tân dượcLắm kẻ uống vào lên cơn co giậtMặt mày méo xệch Một ngày trôi đi, một ngày khó nhọcNợ xiết, lương đòi, thuế thúcHồn vía vãi nơi nơi