Ba giờ chiều. Trung đến đón tôi. Không nhận ra cậu ta nếu không có hai vết sẹo trên mặt. Trước mắt tôi là một gã đàn ông tóc bóng mượt, kính gọng vàng, quần ka ki, áo sơ mi kẻ cộc tay, dây chuyền, đồng hồ vàng, đặc dáng một ông chủ đứng cạnh một chiếc toyota 3.0 nhập khẩu chờ tôi. Tôi sững sờ nếu gặp Trung lần đầu thế này, chắc chắn sẽ không để ý và cũng chẳng nhận ra.
Và chị lấn bấn bật diêm châm đèn. Tôi vẫn dò dẫm bước về chỗ để xe đạp. Khi tay tôi vừa chạm vào ghi đông xe thì ngọn đèn trong tay chị Ngoạn cũng bừng sáng, và chị bước vội đến đứng án trước tôi. Nhìn gương mặt hốt hoảng của chị chập chờn trong ánh đèn dầu, lòng tôi dào lên xúc động. Người phụ nữ thôn quê này sao mà thấu hiểu nhẽ đời đến thế! Tiếc rằng chồng chị và cả cô em chồng chị không nghĩ như chị, mà họ mới là người quyết định.
Giọng anh đấy, anh đang đọc bài Diễn văn Kỷ niệm 50 năm thành lập Tổng đội Thanh niên xung phong N112, khiến tôi và mấy trăm con người có mặt trong Hội trường im phăng phắc, rưng rưng. Năm mươi năm, nửa thế kỷ qua đi, tôi lại được nghe giọng đọc của anh trong giờ giảng văn bên bờ suối Hoa giữa rừng Đà Bắc, một giọng đọc truyền cảm, say mê có sức cuốn hút hồn người, cuốn hút tôi từng ngày từng ngày. Và rồi…
Tôi ấn tượng với Mã Giang Lân trong đôi lần ngồi trong Hội đồng chấm luận án tiến sĩ, khi đọc tóm tắt tiểu sử của anh trong Nhà văn Việt Nam hiện đại (Kỷ yếu của Hội nhà văn). Và đặc biệt là khi đọc bài viết của nhà thơ Vũ Từ Trang trong cuốn Nhà văn độc hành độc bộ. Hóa ra những phẩm chất tư duy hệ thống, sắc sảo, rành mạch, chi tiết, chặt chẽ của một người làm nghiên cứu không lấn át phẩm chất mơ mộng, lãng đãng, “không rành mạch” (Nguyễn Duy: “Xin chớ hỏi tại sao như vậy/ Tôi vốn không rành mạch bao giờ”) của người làm thơ.
Cường nằm liệt hơn một tuần liền. Mình Nam đóng vai chính chạy lo cả đám ma của vợ Cường và Tiến. Khi Cường gượng dậy được, Nam đèo Cường gần hai chục cây số sang nhà Tiến. Họ dứt khoát không cho đưa vợ Tiến vào bệnh viện tâm thần. Họ quyết định sẽ bán cơ sở bơm vá lốp của Tiến ở đường 5, bán cả căn nhà trong ngõ của Cường, kéo tất về chỗ Nam. Cạnh nhà Nam có hai mảnh đất người ta để lại với giá rẻ. Cường chỉ còn hai mẹ con. Nhà Tiến cũng chỉ còn hai mẹ con. Đứa thứ hai khóc ngằn ngặt được một lúc thì mất.
Tôi nhìn cái bàn thờ, có lẽ chính là cái bàn nước mà tối đó tôi đã ngồi đọc thư Bình. Bây giờ nó được kê sát vách và tôn cao bằng bốn viên gạch ở dưới chân. Còn chỗ uống nước, được thay bằng cái bàn gỗ tạp bé và thấp lè tè. Trên bàn thờ có ảnh của một người con trai được vẽ truyền thần. Trông có nét hao hao giống ông Nâu năm nào.
Tiếng súng nổ rồi hồi kẻng báo động làm bác sỹ Thu choàng tỉnh. Cô tung chăn, lao vội ra cửa, không kịp quờ chân tìm dép, chạy thẳng đến phòng “người dân quân bản Puộc bị thương”. Chiếc giường trống không. Cửa sổ có chấn song làm bằng những mảnh luồng bị tháo ra mấy mảnh, vừa khoảng người chui lọt. Cô cắn chặt môi, ngoắt về phòng mình, giật vội khẩu súng trên vách liếp, lao theo mọi người vào rừng.
Anh đi xuống khu nhà ăn… Có mấy cô gái đang hí húi làm bếp. Nghe nói khi không có trại sáng tác, nhà ăn vẫn nấu nướng để phục vụ khách tham quan. Anh ngó vào khu bếp. Toàn những khuôn mặt lạ hoắc. Một cô gái tò mò đi ra: - Bác cần gì ạ? Bác định đặt cơm? Đoàn bác có mấy người ạ? Triều lúng túng. Anh trả lời không được mạch lạc: - Không! Tôi chỉ qua thăm…