Tác giả Khúc bi tráng thứ tư hơn một lần nhắc đến nhận xét của Chu Lai, một nhà văn áo lính: “Chiến tranh là một siêu đề tài, người lính là một siêu nhân vật” để khẳng định đề tài chiến tranh, nhân vật người lính là một nguồn cảm hứng sáng tác dồi dào, các nhà văn viết mãi không cùng.
Nhân vật của Lã Thanh Tùng thường là những người trải nghiệm đời sống. Họ không có cái vẻ hớn hở thơ ngây. Cũng không xả láng cuộc đời theo tinh thần hiện sinh. Cũng chẳng bạo liệt quậy phá, sẵn sàng tung hê tất cả
Đã ba, bốn buổi sáng, hôm nào ông Thể chạy bon bon quanh công viên thấy một cô gái tóc cắt ngang vai, người thon lẳn chạy qua chạy lại, có lúc sát ông lại dãn ra, chừng như muốn nói cái gì… Ông cho mình vô lí, thiếu gì người đi bộ, chạy trong công viên, cả già cả trẻ. Năm nay hồ công viên được chỉnh trang, đường lát gạch lá dừa, quanh hồ có lan can i nốc…Vậy mà cô gái có vẻ khang khác, mới xuất hiện, như thể muốn bám sát ông.
Em ngồi bên hiền như láAnh ngả mình trên cỏVà ngắm cả vòm đêm thanh thản dịu dàng qua khuôn mặt em.Nào cần đâu, vầng trăng vàng viên mãnSao đêm đủ sáng khiêm nhường cho anh nhìn emEm - máu thịt của tâm hồn anh gầnEm - ngôi sao xanh ẩn hiện cuối trời xaTóc em nở xòaGió mát.
Không thể kể hết các hiện vật quý hiếm như các bài báo, các cuốn sách, các bức ảnh, bức tranh, các vật lưu niệm được sắp xếp một cách hệ thống, lớp lang. Tầng một với ba mảng: Các nhà văn Nga – xô viết với Việt Nam; Các nhà văn Việt Nam với Liên xô và Chủ tịch Hồ Chí Minh với văn học Nga.
Cái cảm giác về một Tam Đảo thánh thiện hằng hiện hữu trong tôi rồi cũng vỡ òa ra ở lần thăm gần đây nhất, vì lần này tôi không ngược lên tới tận Thị trấn Du lịch, nơi đã sẵn những điểm tổ chức hội nghị, trại sáng tác văn học nghệ thuật hoặc nghỉ dưỡng trong mây, mà dừng tại cây số Mười Ba. Chỗ này trước kia luôn luôn có một cây chắn (barie) để kiểm soát những ai lên - xuống núi, vì trên đó đã là rừng cấm.
Chợt ông sững lại khi nhìn thấy con gà mái tơ gốc Yên Thế yêu quý của mình bị nhốt trong cái lồng, buộc chân, để bên luống măng tây đang kỳ thay lứa. Chết thật, sao lại thế này? Con gà ông đang nuôi thả theo phương pháp truyền thống, định tháng sau sẽ có ổ trứng ngon đi thăm vợ thằng Đoán sắp đẻ, vậy mà sao bà lão còn nhốt lại cho nó bó giò bó cẳng, nhỡ nó tịt đẻ thì sao?
Pù Luông, theo tiếng Thái có nghĩa là đỉnh núi cao nhất trong vùng - cao 1.740 mét so với mực nước biển, trên đó có địa danh Son-Bá-Mười (hay còn gọi là khu Cao Sơn, độ cao tuyệt đối khoảng 1.180 m), tên ba bản vùng cao của xã Lũng Cao, huyện Bá Thước, thuộc vùng lõi của Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông. Son-Bá-Mười gần như tách biệt với thế giới bên ngoài, luôn là thử thách và hấp dẫn dành cho ai có niềm đam mê khám phá tập tục của người Thái cổ cùng những nếp nhà sàn còn giữ nguyên dấu ấn truyền thống, thể hiện rõ nét đặc thù chưa bị kiến trúc hiện đại pha tạp, để tận hưởng khí hậu ôn hòa quanh năm như ở Sa Pa hay Đà Lạt.
Nguyễn Hòa Bình là người lính trở về nhà sau chiến tranh cũng do số phận đã mỉm cười với anh. Một đồng đội (cũng lại là người Thanh Hóa) đã hy sinh trong vòng tay anh trong chiến dịch Hồ Chí Minh xuân 1975, tại mặt trận Buôn Ma Thuột. Một người mãi mãi không trở về nhà. Một người may mắn thoát khỏi lưỡi hái tử thần chiến tranh trở về nhà. Tiếp tục học hành theo nguyện vọng.
Tập sách "Bạn văn Láng Hạ" vừa được xuất ra khỏi xưởng in. Tập sách là những tác phẩm của một nhóm nhà văn chơi thân với nhau gồm: Bùi Việt Thắng; Cao Ngọc Thắng; Cầm Sơn; Đăng Bẩy; Lã Thanh Tùng; Lương Ky; Nguyễn Hòa Bình; Vũ Nho; Trần Trung