Điện thoại: 0913 269 931 - Zalo: 0964 131 807 - Email: soncam52@gmail.com.
1234
2345
4567
3456
5678
Chào mừng bạn đã đến với trang Điện tử "Văn nghệ Công nhân" của Chi Hội Nhà văn Công nhân thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam & Hội Nhà văn Việt Nam.

MẶT NẠ ĐỂ ĐỜI (P1)

Nguyễn Hiếu

MẶT NẠ ĐỂ ĐỜI

Phần I : 13 giờ 5 phút Chạy trời không khỏi nắng  
 
        1. Lúc bấy giờ là mười hai giờ mưòi hai phút một ngày không nắng, không mưa. Ngày cuội trời oi ả và ngột ngạt. Không gian mênh mông như bị thu nhỏ lại nôn nao và bức bối y hệt lòng dạ một ngưòi vừa gặp điều khó chịu không thổ lộ đựoc với ai. Gió trốn đâu hết. Bầu trời nặng nề mang mầu nhợt nhạt của con mắt loà.Vậy mà trong căn phòng này mọi sự dường như đang thơ thới trong sự dịu mát, êm đềm. Những ngưòi có mặt đều lộ sự thanh thản, thoả mãn. Tất cả ngược chiều, đối nghịch với sự oi ả, nặng trĩu bên ngoài. Bởi đây là phòng VIP của ga hàng không quốc tế. Làn không khí mắt rượi, những ô cửa kính trong trẻo. Những bộ xa lông mịn màng, êm xốp chiều ngưòi trong mọi tư thế. Khách đa phần là đàn ông vận quần áo hàng hiệu đắt tiền phẳng phiu, hằn rõ những nếp là. Da mặt của họ  nhẵn nhụi, căng hồng. Thoang thoảng trong không gian là mùi thơm quí phái. Họ ngồi bình thản cố dấu sự hể hả, khoe mẽ ngầm của những ngưòi nhiều tiền, thành đạt. Dưới chân là những chiếc láp tốp đen sang trọng, gọn gàng. Họ đang chờ tiếng thông báo của nhà ga để ra máy bay thực hiện chuyến bay sang Sin ga po vào lúc 13 giờ 30 phút.img_8749
          12 giờ hai mươi một phút. Hai cánh cửa kính tự động từ từ mở ra. Theo phản xạ và cũng là thói quen ở nơi công cộng, nhiều ngưòi khách ngẩng đầu lên. Ngưòi bước vào là một ngưòi đàn ông tầm thước đang ở độ tuổi ngưòi ta có thể gọi bằng ông theo phép lịch sự, riêng với những cô gái giao du rộng gọi bằng anh mà ngưòi thứ ba vẫn thấy không khó nghe. Đó là tuổi sắp vượt qua đỉnh trung niên để chạm vào thế hệ già. Khuôn mặt ông ta nếu là ngưòi có hoàn cảnh khó khăn về vật chất thì sẽ dài ra, nhọn hoắt theo hình dân gian gọi là lưỡi cày. Khuôn mặt ấy nằm trên một cơ thể luôn luôn đựơc bồi bổ đầy đủ dinh dưỡng và sinh hoạt trong môi trường mà mọi nhu cầu thuộc về con ngưòi đều đựơc thoả mãn nên độ dài của khuôn mặt co lại, chiều ngang phồng ra co tạo nên hình bầu dục. Đôi lông mày rậm vắt xéo trên đôi mắt to vừa phải khiến khuôn mặt đó thoạt nhìn thì thấy dễ mến. Nhìn kĩ với những người kĩ tính lại thấy nẩy lên đôi chút nghi ngại mơ hồ. Chiếc áo sơ mi kẻ dọc xanh gọn gàng bỏ trong quần tạo ra vẻ dong dỏng, khoẻ mạnh và nhanh nhẹn của ngưòi chơi thể thao, lịch lãm và từng trải .
       - Ơ kìa ông Kí. Cũng đi Xanh chuyến này à. Tôi đang lo kì này sang bên ấy gần mưòi ngày lại không có ai trò chuyện, xin ý kiến. May quá, may quá. Đúng là trời có mắt  
       Người đàn ông lùn choằn, có bề ngang quá khổ bật dậy, cố nhướn ngưòi cao lên để tỏ ra không kém ngưòi bạn. Ông chìa bàn tay có những ngón tay to mập, ngắn chũn ra. Đôi môi của người tên là Kí xoè ra trong một nụ cười thường trực .
           - Vâng. Vâng. Thấy quan anh đi coi như là tôi cũng theo voi ăn bã mía một chút .
           - Khiêm tốn, khiêm tốn quá. Lại tìm đối tác làm ăn chứ gì. Bên Tre Xanh dạo này đang phát có khác. Nổi đình đám lắm .
           - Có gì đâu anh. Coi như là …
   - Thôi, thôi. Không phải dấu mình nữa. Ngày nào mà chả thấy báo chí truyền hình nói về công ty của ông. Doanh nghiệp phát đạt, tổng giám đốc tài ba, làm ăn giỏi từ thiện cừ. Nhưng mà này, sao tối qua ở nhà hát lớn tôi chờ mãi không thấy ông lên nhận giải thưởng doanh nhân thời mới. Khiếp nàng em xi xinh ơi là xinh, chả kém gì hoa hậu gọi đích danh tên ông đến bốn lần .
   - Tôi bận quá anh ạ. Họp về, mấy cậu bạn ở Sài gòn ra rủ đi. Uống hơi nhiều thành thử. Coi như là …
   - Ngưòi nổi tiếng có khác. Lúc nào cũng kín võ. Thế mới biết những thằng khiêm tốn là những thằng khôn. Kể ra cũng phải thôi. Chìa mặt lắm ra chỉ tổ làm bia đỡ đạn .
-         Bác Liệu cứ nói thế chứ tôi thì. Coi như là  …
-         Biết rồi. Biết rồi.
           Một giọng nói ồm ồm từ phía sau cất lên. Kí và ngưòi tên Liệu quay lại. Một ngưòi đàn ông cao dong dỏng mặc áo thổ cẩm màu mỡ gà có cái bớt hình con mối nhỏ bên má trái đang động đậy bởi mồm đang mấp máy ông này chuyển chiếc cặp da đen sáng tay trái, tay phải lần lượt chìa ra cho hai người.
         -Vui quá, vui quá. Chú Doanh chắc cũng đi Xanh hả?.
         - Chứ còn gì nữa. Hai anh em ông thử tính xem. Cái thằng Xanh lạ thật. Càng ngày tôi càng nghiện xứ ấy. Đi không biết bao nhiêu nứơc. Rút đi rút lại mới thấy Xanh là quốc gia phù hợp với mình nhất. Vừa gần. Chỉ xêm xêm ba tiếng là có thể đến được. Lại cùng là dân Đông nam á nên hiểu nhau, dễ thông cảm. Chứ không như mấy anh mũi lõ, da trắng. Bề ngoài thì có vẻ hữu hảo, tôn trọng nhau thế thôi nhưng bên trong nó khinh mình lắm đấy .
        - Nhưng cái gì của Xanh cũng đắt. Có lẽ theo đà của người bạn tên Liệu nên Doanh cũng nói to hơn, trong khi đó Kí hạ chiếc láp tốp của mình rồi ngồi xuống chiếc ghế hơi khuất. Dường như không muốn góp vào câu chuyện có vẻ khoe khoang của hai ngưòi quen đang oang oang tạo sự chú ý của đám ngưòi trong phòng. Kí nhận ra cái nhíu mắt của vài ba ngưòi khách chờ .
        - Đắt sắt ra tiền. Tiền nào của ấy mà lại. Từ cái môi trường của nó đến các dịch vụ. Cái gì cũng tuyệt vời. Thế cho nên hai thằng con tôi ….đang nói. Doanh quay đầu như có ý tìm. Thấy Kí ngồi lặng lẽ, Doanh bỏ dở câu chuyện với Liệu đi lại gần. Kí nhoẻn miệng nhìn Doanh:
         - Lại thăm con hay có việc gì ? Kí cố dấu vẻ bâng quơ sau câu hỏi .
         - Kì này em kết hợp. Doanh vừa đưa mắt nhìn về phía Liệu đang lũn chũn đi ra cửa vừa hạ giọng để phù hợp với ngưòi nói chuyện. Một là xem ý của thằng lớn. Nó bảo học xong sẽ tìm việc ở bên ý. Hai là. Chả dấu gì bác. Nếu nó nhất quyết ở lại thì em cũng tính phải có cơ sở làm ăn bên ấy. Thằng lớn nhà em tháo vát nhưng bứơc ban đầu mình cũng phải dúng vào chứ đụng vào thương trường là không thể coi thường, bạ chăng hay chớ được …
         - Coi như là, chú định làm gì bên ấy ?
         - Thì quen nghề nào ta cứ sài nghề ấy cho đỡ bỡ ngỡ .
         - Chú định mở xa lông ..Coi như là …Tôi e rằng bên ấy nó khác mình
         - Em chả dấu gì bác em đã xăm xoi, điều nghiên chán rồi. Kì trứơc đâu như mới tháng tám vừa rồi em vừa sang bên ấy. Tình cờ thế nào em gặp một tay chủ hiệu vàng ở Bạc Liêu. Anh có biết không ? Tay này lại đi với một thằng Xanhgapo chính hiệu. Chỉ cần liếc mắt qua em thấy gã Xanh kia có vẻ xun xoe với tay Bạc Liêu lắm. Mãi sau em mới biết là tay Xanh là chủ một hiệu vàng đại lý của tay công tử Bạc Liêu. Thế có ghê không ?
       - Thế kia à?  Kí lơ đễnh đáp qua chuyện, mắt nhìn ra ngoài .
       - Chứ sao. Dân mình cái gì cũng có thể lao vào, còn hiệu quả ra sao thì lại phụ thuộc vào tài, mệnh. Tóm lại là cái số anh ạ. Thằng Xanh càng giàu thì ô tô nó càng cần. Tất nhiên bên ấy nó mua ôtô không phải để khoe mẽ như bên mình mà là do nhu cầu. Cái khó bên ấy là tiền dịch vụ hầu ôtô căng hơn cả tiền mua ôtô. Vì thế nên em tính, em sẽ mở một cái đại lý xa lông Hạnh Định bên ấy kết hợp với một chỗ cho thuê gửi xe.
      - Coi như là chú tính ghê đấy.
      - Anh này. Sao tối qua em không thấy anh ra nhà hát lớn. Hai vợ chồng em cũng có giấy mời. Theo em biết anh cũng đựơc nhận danh hiệu “doanh nhân gì gì ấy “oai lắm. Em khoe với vợ em, nhưng chờ mãi không thấy ông anh ra sân khấu, làm em ngượng với vợ quá. Còn mẹ ấy lại trêu dai. Thành ra..Hay là anh được báo… 
       -  Không không. Tôi có cả giấy mời. Nhưng coi như là…Đi uống với mấy tay bạn từ Sài gòn ra thành thử mệt quá. Gớm cánh trong ấy uống mới khiếp chứ. Có năm thằng mà hai chai xanh…Các cậu ấy thì không sao còn mình thì …Đúng là lơ mơ thật.
       - Ông anh cứ nói thế. Em thấy tửu lượng của ông anh đâu phải kém
       - Coi như là cũng tuỳ lúc…Kí nhoẻn cười lại nhìn ra, thấy Liệu đang lại gần. Gã đặt khẽ tay vào vai Doanh.        
       -  Hai ông thì thào gì mà bí mật thế ? Lại bàn bạc đánh quả chứ gì. Này tôi nói thật. Làm gì thì làm cũng phục vụ cho cái ăn, cái chơi. Tóm lại là đời người nên lấy cái hưởng thụ làm mục tiêu. Vì thế. Quả gì thì quả cũng nên ra quầy làm vài lon. Tiếng nói ồm ồm của Liệu lại chen ngang nhưng ngay sau đó ông này lại hạ giọng thì thào. Này hình như tôi vừa trông thấy cô ả. Cô ấy, cô ấy. Đôi môi dầy của Liệu lập bập. Gã đưa bàn tay mập mạp lên gõ bồm bộp vào trán. Đúng rồi, đúng rồi. Cái cô mà hôm ngồi với anh em mình ở quán cá bên sông đấy .
      - Thuỳ á ? Định mở to mắt ngạc nhiên .
       Liệu thì reo lên :
- Đúng. Đúng rồi. Thuỳ. Hôm ấy cô ả chả làm chú say tít cung thang là gì. Ghê thật. Một ông chủ xa lông ôtô cự phách mà đỏ mặt, run rẩy trứơc một ả đàn bà thì phải nói cô ta cũng siêu đẳng đấy chứ. Thế đã mất cho ả cái xe nào chưa ? Chỗ bạn bè tớ cứ hỏi thật.
-         Bác cứ đùa em. Nhưng anh có chắc là Thuỳ không ?
-  Cậu này hay thật. Tớ đã nhìn thì chưa bao giờ có thể lầm. Cô ấy rất ưa mặc áo tím là một. Khoé miệng có chấm nốt ruồi nhỏ xíu bên mép này, rồi đôi mắt hễ cứ nói là nhướn lên là hai này.
-         Coi như …Có thể Thuỳ cũng đi đâu đấy.
-  Này tớ nhìn đich xác là Thuỳ đang đi với hai, ba tay đàn ông. Hình như đang tìm ai đấy.
-         Không có lý. Không có lý.
           Doanh lẩm bẩm khiến Kí xuýt bật cười. Thấy vẻ ngơ ngác của ông chủ xa lông gã nói khẽ như nói với chính mình :
-         Biết đâu cô ấy đang đi tìm cậu cũng nên. Coi như là…
-  Em không tin, không tin. Doanh lắc đầu quầy quậy một cách thật thà. Mặt đần hẳn. Mọi vẻ sắc sảo, tinh quái của gã thương gia lọc lõi biến đâu mất. Nhìn sự đờ đẫn của Doanh, Liệu lùn cố nén cười. Mồm lẩm bẩm :
-  Cái thằng, cái thằng.Từng này tuổi đầu mà nhắc đến đàn bà con gái là mặt mũi ngây thộn, đờ đẫn y như thanh niên mới lớn. Thế mới lạ chứ .
 
2.Riêng Kí thì mọi sự diễn biễn bề ngoài cũng như những gì thầm kín đang xẩy ra trong lòng của Doanh gã cũng đoán ra phần nào. Mỗi lần nhìn thấy Thuỳ bao giờ Kí cũng có ý e ngại. Lắm khi gã ao ước. Giá có một ước vọng nào thì câu ước đầu tiên của gã là. Đừng bao giờ gã phải gặp cô ấy và tốt nhất là đừng bao giờ hai ngưòi phải đối mặt với nhau. Ánh mắt của Thuỳ nhìn Kí dường như lúc nào cũng có vẻ xoi mói, dò tìm. Còn những câu hỏi thì quả là…Kì thấy hoảng hốt và lo xa. Vào buổi đẹp trời, mặt biển xanh biếc mênh mông với những gợn sóng êm ả. Nhưng dưới mặt biển hiền lành ấy là những vực sâu hun hút che dấu không biết bao nhiêu hiểm hoạ hiển hiện lên qua những xác tầu, xác ngưòi. Và cũng trong lòng biển là nơi dung dưỡng không biết bao nhiêu con vật hung dữ. Có con bé xíu nhưng lại mang chiếc kim nhọn hoắt sẵn sàng đâm thủng mọi thứ gặp trên đường. Có con mềm nhũn lại mang trong mình chất độc làm chân tay con ngưòi chạm phải tê cứng lại. Có con lại mang hàm răng như lưõi cưa thép. Con người bé nhỏ lúc nào cũng dễ dàng trở thành mồi ngon của chúng. Đó là chưa kể khi biển nổi giận. Mặt biển cau có, chuyển sang màu đen u tối, thâm hiểm, chồm lên hoà cũng tiếng sét chói tai và tiếng gió giận dữ gào thét. Con ngưòi lúc đó tội nghiệp làm sao. Thế mới biết không ít hiểm hoạ có thể bắt đầu từ vẻ hiền lành. Ngựơc lại với Doanh thì Thuỳ lại là ngưòi đàn bà biểu tượng của ứơc mơ. Của niềm khao khát. Lần nào buồn nhất, không thể chia xẻ với ai. Doanh lại rủ Kí đi uống. Khi đã ngà ngà rồi, ông chủ xa lông ôtô đều giơ cao ly rượu sóng sánh mầu rượu rồi nhìn chăm chăm vào đó với cái nhìn của kẻ chán chường. Vết bớt hình con mối nằm im lìm trên má như đang chờ đợi .
        - Con mụ ấy lạ thật .
         Câu mở đầu của Doanh lần nào cũng giống nhau và câu hỏi của Kí bao giờ cũng đựơc lặp lại
        - Ai cơ ? Coi như là …
        - Thì với anh, em dấu làm gì. Thuỳ. Phải rồi Thuỳ .
        - Tưởng gì. Say chưa?
        - Ăn thua gì. Phải hết chai này.
                   Hình con mối bắt đầu động đậy
        - Cậu không yêu vợ sao?
          Doanh nhìn xói vào mặt Kí :
        -  Không đúng. Em không những yêu vợ mà còn kính trọng và biết ơn cô ấy. Vợ em cô Hạnh ấy là một người đàn bà nhanh nhẹn, tháo vát và có trách nhiệm. Không có cô ấy thì đời em không có đựoc như ngày nay. Rút lại vẫn là thằng đàn ông từ làng ra xơ xác, tha phương, vất vưởng và luôn luôn nằm trong quân số của đám bán sức lao động đứng đầy đầu cầu Kim Ngưu, hay đám vác cưa đứng chờ ở đầu phố chợ Hàng da. Chứ làm sao được như bây giờ. Ngồi trong phòng lạnh,chạm ly với nhà doanh nghiệp, lừng danh. Tài sản hàng vài trăm tỉ .
        -  Thôi. Thôi. Coi như là...Kể cũng hay tay nào say cũng phóng to những điều mình nhìn thấy, mình nghĩ
-  Anh cứ để em nói. Anh lại quên một qui luật. Ấy là khi say ngưòi ta hay nói thật. Mà em đã say đâu. Chính vì thế nên sự mạnh bạo của em đang đựoc sự thông mình, tỉnh táo hướng dẫn, vì thế điều em nói là một sự thật. Một sự thật hiển nhiên. Đó là bạn, bạn đời của em là một ngưòi vợ tốt nhất trên trần. Cô ấy đã cho em một gia đình với hai đứa con. Một gia tài, một cuộc sống.
       -  Coi như thế cũng là đựơc rồi. Đời ngưòi chỉ cần vậy thôi, mong gì nữa .
       -  Chứ sao. Nếu chỉ để sống thì em cần gì thêm. Hạnh phúc đến thế là cùng. Nhưng em là con người, một thằng đàn ông có suy nghĩ có tình cảm và gần đây học anh, em lại có bản lĩnh. Anh từ hai bàn tay trắng nổi lên, thành đạt. Em hèn kém nhưng em biết mình cần gì. Anh đã nhìn vào mắt ai khi ngưòi ấy đang dấu trong đó suy nghĩ thầm kín bao giờ chưa? Chắc chắn là chưa. Đúng không ?
-         Cũng có thể. Kí cười hiền lành .
-  Đấy. Đấy.Vậy mà đã có lần em vô tình. Phải rồi, hoàn toàn vô tình khi nhìn vào mắt vợ em trong trạng thái như thế. Em bất chợt rùng mình  nhận ra trong mắt của cô ấy có sự khinh thị em.
-         Chú cứ nói thế. Coi như là …
        -  Không. Anh không hiểu đựơc đâu. Cái gì cũng có căn nguyên của nó. Bố cô ấy là trưởng ban kinh tế thành uỷ. Bố em là nông dân.Bố mẹ cô ấy là người Hà nội gốc còn em là dân cầu Tõm. Nhà cô ấy có két, trong két lại có tiền có vàng có kim cương, nhà em thì chỉ có hai đống rơm và cái chuồng lợn. Từ bé cô ấy đã tắm xà phòng thơm lừng còn cả nhà em từ bố em đến em chỉ sực lên mùi mồ hôi dầu khét lẹt. Hình con mối ngọ nguậy trên má ông chủ sa lông .
-         Chú lại đẹp trai .
        -  Anh quá khen. Mà cứ cho là thế đi. Doanh vung tay lên. Ừ. Tạm thời cứ công nhận thế đi. Phải rồi. Đẹp trai. Con gái giầu lấy chồng đẹp trai nhưng nghèo như chọn được một thứ trang trí làm sang thêm đời mình. Vì thế chưa chắc Hạnh đã thật bụng yêu em.
-         Coi như là chú cứ cả nghĩ .
        -  Không. Đấy là một sự thật không gì có thể phủ nhận được.Ngay cả khi đã thành vợ thành chồng, gắn bó xương thịt với nhau nhưng em biết hai chúng em chỉ là sự lắp ghép tình cờ mà chỉ cần một tác động nhỏ là lập tức rời ra, rã rời. Chẳng ai cần ai. Tại sao vậy. Đơn giản vì ở giữa hai ngưòi không có tình yêu.Chỉ là thứ đực cái, lợi dụng nhau, cần nhau ở những thứ vật chất để sống.  Hừ. Anh thấy chưa.?
-  Coi như là cậu đang gì nhỉ. Im im, để tôi nghĩ xem nào. À phải rồi. Điều nay tôi biết đựơc do một tay nhà báo hôm đến viết bài về công ty bảo. Đó là nguyên nhân tạo ra bi kịch, bi kiệc gì đấy.  
 - Anh đừng tin cánh báo chí, văn chương làm gì. Có họ thì cũng vui vui nhưng tin họ thì cuộc đời sẽ thêm phiền phức ra .
          Doanh lặng lẽ giơ ly rượu lên tự động chạm khẽ vào ly rượu đang đặt trên bàn. Đưa vào môi hớp nhẹ một chút như để lấy đà rồi cao giọng. Ngọn nến hơi lay động.  
- Thuỳ thì em nhận ra là yêu em thật. Cô ấy không giầu cũng không nghèo. Chỉ đủ sống. Cô ấy chắc chắn là xinh hơn vợ em. Vừa xinh lại vừa có duyên. Nói về bản lĩnh thì không kém, đấy là chưa nói là hơn. Nhưng phải nói cô ấy yêu em. Em phải tinh ý lắm mới nhận ra điều ấy. Đôi mắt kẻ nói lim dim.
-  Cậu cứ suy đoán thế. Tôi không biết gì về cô ấy…Tự nhiên Kí rùng mình ngắt ngang câu nói. Gã nhìn quanh quẩn mặc căn phòng .    
-  Không. Em biết chứ. Nhìn mắt cô ấy. Nhìn từng cử chỉ của cô ấy Anh có tin không. Ngay bây giờ nếu em gọi điện thoại cho cô ấy. Dù bận thế nào Thuỳ cũng đến. Nhưng đến một lúc thì lại tìm cách đi nếu thấy chỉ có em và cô ấy. Cô ấy không muốn chúng em xẩy ra một điều gì quá đà. Đấy chính là điểm em phục. Thuỳ yêu em nhưng cố dấu đi, chôn chặt thậm chí không muốn thừa nhận vì sự yên ổn của gia đình, vì sự bình yên của hai đứa con và cả vì thằng chồng trưởng phòng kĩ thuật.
-         Cậu ấy tên là gì ấy nhỉ ?
-  Nhớ làm chó gì cho mệt óc. Doanh lộ ra vẻ ghen tuông của gã đàn ông gốc gác quê mùa
-         À, à. Phải rồi.Tên là tên…coi như là Đang đúng chưa ?
-         Đại khái thế. Đang. Hừ,tên với chả tuổi.
-         Cái thằng này .
        - Không. Phải nói là hắn thật tốt phúc khi có ngưòi vợ như thế. Anh bảo làm ngưòi đàn bà nhan sắc có, tâm hồn có mà đâm đầu vào một thằng cù lần mà vẫn thuỷ chung, ăn đời ở kiếp và có thể nói là chịu đựng. Vì vậy nên cố kìm hãm mọi rung động của mình thì phải nói là vĩ đại quá chứ con gì nữa .
-   Tôi chỉ hỏi cậu. Làm sao mà cậu biết. Phải rồi. Coi như là cô ấy yêu cậu  ?
Hình con mối trên má nằm im.Trên đó là cặp mắt mở to nhìn ngứơc lên chùm đèn đang run rẩy nhấp nháy.
        -  Anh đúng là một ngưòi tốt. Một ngưòi không thích những sự ngang trái trong cuộc đời. Em có thể nói thẳng ra rằng. Em biết đựơc tình cảm của cô ấy không chỉ bằng linh cảm mà còn vì em nghe thấy chính từ miệng cô ấy những lời mà chỉ khi quan tâm tới nhau mới có thể nói ra .Anh biết cô ấy nói gì không ?
            Thấy ngưòi tiếp chiuyện của mình lắc đầu, Doanh có vẻ khoái chí Dốc ly rượu vào miệng mình rồi gã tuồn tuột.
 -   Một lần đang ngồi ăn với khá đông bạn bè. Bỗng em thấy Thuỳ nhìn em chăm chú, rồi cô ấy nói khẽ vào tai em là “hình như ngày xưa nhà anh vất vả lắm phải không”. ”Vất vả là thế nào. Hồi nhỏ ai mà chả thế “ Em chủng chẳng đáp lại. Cô ấy ghé sát vào em gần hơn bảo “anh tha lỗi cho em. Em muốn nói là nhà anh ở quê chắc nghèo lắm. Giống như nhà em thôi”. Nghe cô ấy nói em không thấy chạnh lòng, tức bực gì cả mà lại thấy mủi lòng. Chưa hết. Ngay sau đó Thuỳ lai thủ thỉ. ”Ngưòi giầu dễ khinh thường người nghèo lắm. Mà thôi. Nói thế để làm gì “. Quả tình mỗi khi nhắc đến câu chuyện này mà ngay cả lúc này em vẫn không thể quên nổi tiếng “mà thôi” lạ lùng của Thuỳ. Đúng là một tâm hồn tế nhị. Sau đó em cố gợi mãi để câu chuyện tiếp tục nhưng Thuỳ cứ lảng tránh đi.
         - Thôi đựơc rồi. Coi như là …Hôm nay có trận nào không ? Kí đột ngột cắt ngang câu chuyện làm Doanh chưng hửng, nhưng ngay sau đó gã chủ sa lông lại bắt nhịp ngay một cách hào hứng
         -  Ông anh bắt đầu nghiện rồi, đúng không? Em biết ngay mà. Bóng đá là một thứ thuốc phiện. Không chạm đến thì thôi, đụng đến mới hay Sớm muộn gì ngay cả kẻ thờ ơ nhất cũng bập vào một cách cuồng si. Tất cả xung quanh đều hút. Khói toả ra bao trùm như thế thì làm sao có thể kháng cự được. Tối này có hai trận. Doanh nhìn đồng hồ. Cũng may là anh nhắc em. Tiếng rưỡi nữa có trận đỉnh MU gặp thằng Ac dê nan. Tuyệt cú méo. Anh đánh theo em đi. Trong kinh doanh, trong sự lọc lõi ở đời thì em học anh nhiều nhưng riêng khoản cá cược bóng đá này anh nên nghe em.
-         Tôi không khoái cờ bạc lắm
-  Anh buồn cười thật. Đây là khoa học là sự ham thích thể thao. Mà sự ham thích này bổ ích vì nó còn sinh lợi. Nói thật với anh. Từ khi em nhẩy vào món này, vợ em dần dần phục em ra phết. Không phải cô ấy khóai gì bóng đá mà cái chính là em kiếm lợi từ trò này không ít. Cầm vài chục nghìn đô về đặt trên bàn phấn của cô ta nói khẽ “tiền thắng cá cược bóng đá đấy”. Mấy lần đầu Hạnh tròn mắt lên không tin, bảo em bịa .
-         Nhưng coi như cậu cũng mất không ít .
-  Tất nhiên. Những lần ấy em dấu nhẹm đi. Thiếu tiền thì vay của bạn bè rồi tính kế trả sao. Nếu lấy tiền trong két ra chơi món này mà thua thì vợ nó lại thêm khinh bỉ mình. Vợ em nắm tiền chắc lắm. Hình như nó sợ em mang tiền cho họ hàng, anh em nhà em.
-         Thế cũng phải thôi .
-  Vậy mà có khi bấn em vay tiền của Thuỳ. Cô ấy chỉ hỏi độc một câu “bao nhiêu”. Anh bảo thế không phải là yêu, là tôn trọng nhau à .
-         Chà chà. Coi như là tình yêu đẹp .
-         Anh gặp Thuỳ nhiều lần chưa ?
-         Cũng ít thôi .
-  Thôi đựoc rồi. Nói về sự lọc lõi trong làm ăn, Thuỳ cũng chẳng kém ai. Chính vì thế nên công ty của cô ấy khi mới thành lập bé tí nay to đùng. Nhưng trong tình cảm thì Thuỳ dường như không tính toán gì hết .
-         Mặt hàng của cô ấy cũng độc đáo ít bị cạnh tranh  
-  Chứ sao nữa. Gỗ lũa nghệ thuật. Ái chà. Một gốc cây cũ rích bị bỏ quên trong rừng, chìm sâu dưới đất, thế mà gặp khách có ngay vài nghìn đô như bỡn. Nhưng em nói thật, em vay thì em trả. Một xu cũng không thiếu. Tiền tình phân minh. Làm thằng đàn ông là phải thế anh ạ.
        - Thế là phải. Gỗ lũa coi như là cũng ghê đấy. Không để ý gì đến sự tấm tắc của Kí. Doanh vẫn thao thao  
-   Nhưng đấy là chuyện năm kia năm kìa thôi. Còn giai đoạn này em đã lọc lõi, quen đường đi nứơc bước,nắm đựơc lối đá của các đội sừng sỏ rồi thì cứ gọi là chơi năm trận em thắng ba. Chứ cứ như tay tổng giám đốc PMU kia thì có mà vợ em nó coi như mẻ. Anh liên danh với em đi. Say món này cũng hay ra phết, vừa là thú vui mà lợi nhuận cũng chẳng kém gì kinh doanh đâu anh ạ .
 
- Anh không nhầm đấy chứ ?
                 Giọng Doanh trầm hẳn xuống nhắc lại câu hỏi bộc lộ sự quan tâm thái quá, lộ liễu của mình khi nhắc đến Thuỳ. Gã Thiệu lùn càng được thể trêu
               - Nhưng anh tin là cô ấy không tìm cậu mà cái chính là cô ta đang đi tăm một thằng cha ở Tây nguyên, hay trên mạn ngược có món gồ lũa nào đó. Thiệu càng trêu .
              - Coi như là thế đi. Kí đáp cho qua chuyện. Bây giờ mới mười hai rưỡi. Còn chán thời gian. Để cho chắc, chú cứ thử ra gặp mặt cô ấy thì biết ngay .
              - Nhưng để làm gì cơ chứ ?. Doanh trầm ngâm, cựa quậy trên ghế. Một lúc sau anh chàng thì thào như đang nói chính mình. Không có lý nào… Có thể. Không có lý nào.
   Khách vào phòng VIP ngày càng nhiều. Những khuôn mặt nhẹ nhõm bình thản dường như trong đầu óc họ không vướng bận một suy nghĩ nào. Những vẻ mặt đăm chiêu đang bị dày vò bởi một sự tính toán, lo âu. Những nét mặt thờ ơ, chán nản bên cạnh những khoé miệng mím chặt lộ rõ quyền lực và sự nuông chiều của số mệnh. Có những tiếng động xa xôi, mơ hồ cùng những tiếng nói bẩng quơ về một chuyện gì đó không hề mảy may gắn liền với suy nghĩ của ba ngưòi quen nhau đang ngồi. Dường như không chịu đựơc sự im lặng, Thiệu lùn lên tiếng. Lần này đám khách mới vào và cả những tiếng lào xào xung quanh tác động đến y. Thiệu hạ thấp giọng :
-  Hôm qua tôi đã bảo bà xã chọn mua một bó hoa cực đẹp để tặng ông đấy chứ. Vậy mà chờ mãi, ngóng mãi. Thật không ngờ, ông lại không đến. Tiếc quá.
-  Em cũng kém gì quan anh đâu. Thế mới biết cái gì ngưòi ta cũng chán, kể cả sự vinh quang, sự nổi tiếng… Hình như tối qua là lần thứ ba anh đựơc phong danh hiệu doanh nhân thêi đại phải không ?
        -  Chả bù cho tớ. Thèm rỏ dãi ra mà mãi vẫn không đựơc. Mà bên tớ cũng đâu phải kém. Mỗi năm đóng cho nhà nước bét nhất cũng năm, sáu tỉ tiền thuế. Hội chợ kì nào chả bị các bố tổ chức bắt đóng góp. Sản phẩm của đơn vị mình bầy ra trong triển lãm chả nói làm gì. Coi như thêm một lần quảng cáo nhưng tiền đóng góp, rồi tiền buộc phải tài trợ cho các giải có ít đâu. Đúng là tớ thiếu hẳn cái duyên. Thiệu lùn kể lể với vẻ thèm thuồng không dấu.
-  Anh có biết vì sao anh không đựơc phong tặng danh hiệu cao quí đó không ?
        -  Chịu. Cậu có đường giây nào làm cho tớ cái. Mang cái biển ấy về treo ở phòng làm việc, khách khứa vào nhìn thấy cũng tăng thêm độ tin cậy.
        - Trông bác thế mà thích hình thức gớm nhỉ. Doanh nói với vẻ hơi riễu nhưng Thiệu lùn không nhận ra, giọng vẫn thao thao .
-  Kinh doanh bây giờ phải thế. Muốn làm ăn ngon lành thì phải nổi đình đám trong thiên hạ. Chứ áo gấm đi đêm như thời bao cấp. Ngưòi ta vẫn gọi là khiêm tốn ấy thì có mà ăn cám. Các cậu biết không, tớ có tay bạn làm bác sĩ giải phẫu thẩm mĩ trong TPHCM. Chả biết bỏ bao nhiêu tiền mà thằng cha có cả bằng Danh nhân thế giới. Chữ Anh loằng ngoằng nhưng rõ ràng là tên của nó. Mấy ả vào mông má nhan sắc tin lắm. Tiền công trả cao ngất ngưởng, xong phần mình lại giới thiệu cho bạn bè, chị em. Cu cậu làm không hết việc. Tiền vào như nước. Gái gú thoải mải .
-  Bây giờ cái gì mà chả làm được. Có tiền là ổn tất. Ông muốn có danh hiệu gì cũng xong. Thế cho nên em mới phục anh Kí .
-         Nhưng mình có chạy chọt gì đâu. Coi như là…
-         Thế nên em mới càng phục bác.
-         Chứ sao. Thiệu đế thêm .
        -  Em hỏi thật anh Kí nhé. Lần trao tặng này là lần thứ mấy mà anh có vẻ thờ ơ thế ?
        -  Coi như là lần đầu đấy. Nhưng mà thôi nói chuyện khác đi. Kí khẽ mỉm cười nhìn đồng hồ treo trên tường, tay xua xua.
-  Cậu đừng dấu. Theo tớ biết thì ít ra cậu cũng đã ba lần rồi. Thiệu lùn quên giữ ý lại oang oang khiến ông khách mặc com lê đen hơi cau mặt. Thiệu không để ý vẫn tuồn tuột .
-         Chứ hồi bao cấp…Ông Kí còn nhớ làm ăn thời ấy không ?
        -  Hồi đó tôi còn đi học mà lại ở trong kia nên có biết gì. Kí khẽ lắc đầu như xua con ruồi vô hình nào đó đang bay trước mặt.
-  Ông lại né tránh rồi. Ông đúng là thằng lõi đời, kín đáo. Thằng tài bao giờ cũng quái. Chẳng lộ cái gì cho ngưòi ngoài biết cả.
-  Anh cứ nói thế. Coi như là, quả là tôi không biết thật mà …Kí xua cả hai tay với vẻ nhận lỗi
Nhìn bộ dạng của Kí Doanh có vẻ ái ngại, trong khi đó Thiệu vẫn liến láu :
-  Hồi bao cấp cơ sở nào muốn làm ăn tốt thì việc đầu tiên phải tìm mọi cách để tạo ra mối quan hệ thân thiết với ông lãnh đạo nào đấy. Càng các ông có quan hệ với việc kinh doanh của mình càng tốt. Các cậu có biết vì sao không ? Đơn giản để mình xin gì, cần gì. Vốn này, vật tư, vật liệu, máy móc thiết bị. Mình không phải anh quốc doanh mà chỉ là tổ sản xuất, hợp tác xã mà thân quen các ông ấy cũng xong tất. Không cho cả thì bét nhất cũng hỗ trợ phần nào. Từ món phế liệu đến bằng khen, kể cả huân huy chương nếu thích khoản nào cũng đựơc mấy bố cấp trên thân thiện ấy duyệt hết .
-         Chịu. Chuyện thế hệ các bác em coi như mù tịt.
-  Bác Thiệu cứ nói quá thế. Phế liệu bây giờ người ta qui là chất thải đấy bố ạ. Mấy thằng Doanh nghiệp Đà nẵng tham rẻ chả nhập về mấy công te nơ ác qui cũ đang chết dở vì cảnh sát môi trường kia kìa. Doanh khua ta vẻ thông thạo.
        - Cái  thằng. Tớ đang nói thời bao cấp kia mà. Như ông già tớ hồi ấy làm chủ nhiệm hợp tác xã cơ khí. Vì chơi thân với ông phó chủ tịch phụ trách công nghiệp nên toàn đựơc duyệt mua sắt thép phế liệu cả đấy chứ Nhưng khéo một tí thì nói là phế nhưng có phải phế đâu. Thiệu lùn khoe .
        - Anh nói thế. Chính phẩm với phế liệu nó rành rành ra thế lẫn thế nào đựơc. Doanh bị cuốn vào câu chuyên lầu bầu.         
       Thiệu lai vung tay lên :
-  Chú mày chả hiểu gì cả. Thời bao cấp cái gì cũng có vẻ chặt chẽ. Đến khâu nào cũng phải có chữ kí .
        - Thời này cũng thế chứ kém gì. Kí tặc lưỡi làm ra vẻ góp chuyện nhưng mắt lại nhìn ra cửa theo dõi đoàn người lác đác đi qua .
- Đúng rồi. Nhưng cũng giống bây giờ là phải dúi. Chỉ có điều hồi đó anh cán bộ nhà nứơc nghèo rếch nên độ dúi cũng nhẹ hơn bây gìơ. Ông già tớ thỉnh thoảng bây giờ vui kể lại. Dạo đó đến kho lấy phế liệu của thằng nào đấy chỉ cần đưa cho thủ kho vài đồng,  thậm chí chỉ tặng cái phích, đôi xăm lốp là nó cừ lờ đi để mình lấy thoải mái. Nhập nhèm cả thép tấm, tôn cuộn. Của chung là của giời ơi mà lại.
       Kí mỉm cười nhìn hai ngưòi đang sôi nổi tranh luận, gã đứng lên nheo mắt nhìn :
-  Một giờ rồi kia kìa. Nửa tiếng nữa bay. Thế mà chưa thấy loa phát thanh báo nhỉ. Hay là lại muộn ?
        - Có phải của Viẹt nam e lai hay là Resta của rẻ của ôi đâu mà lo Thằng Sigapo này chuẩn lắm.
          Như để phụ hoạ cho câu nói thành thạo của Doanh vừa lúc ấy tiếng loa thông báo vang lên. Đám người lục tục đứng dậy, tiếng kéo khoá cặp, tiếng đặt chén nước xuống mặt bàn kính lạch xạch….Ngay lúc đó, hai tấm cửa kính dầy sụ mở ra. Bốn người đàn ông ăn vận gần như đồng loạt chỉnh tề. Áo trắng bổ vào trong quần mầu ghi xẫm bước vào. Họ tiến thẳng về phía Kí. Gã này gần như không để ý đến tốp ngưòi vừa vào, Kí vừa nhắc chiếc cặp da lên bứơc đi thì một người chắc đậm giơ tay cản lại :
-         Xin lỗi. Ông đứng lại. Chúng tôi có việc với ông.
-  Không, không. Mặt kí đột nhiên đờ dại hẳn. Giọng lắp bắp. Coi như, coi như để lúc khác…Đã đến giờ tôi phải ra máy bay rồi
-         Ông Lê Định …
    Nghe tiếng ngưòi đàn ông gọi tên, Kí hơi sững lại rồi có làm vẻ thản nhiên nói khẽ :
-         Coi như các ông lầm với ai. Còn tôi. Tôi là Kí.
-  Chúng tôi không nhầm đâu. Ông là Lê Định. Chúng tôi có lệnh bắt ông .
   Tiếng“bắt”của người đàn ông vang lên khẽ, trầm nhưng dứt khoát tạo ra phản ứng của đám đông xung quanh giống như khi họ nhìn thấy quả mìn vứt lăn lóc trên sàn ngay bên đường đi. Doanh và Thiệu lùn ngớ người. Bất động. Hai cái mồm há hốc. Mấy người xa lạ gần nhất xung quanh cũng gần như đồng loạt giồng hai gã. Họ đứng chết lặng như những pho tượng trên sân khấu giữa một đám đông bắt đầu nhốn nháo. Tai ngưòi nào ngưòi nấy ù lên chộn rộn trong tiếng lao xao và tiếng đọc lệnh bắt độc xuất .
           Chiếc còng số tám bập vào cổ tay đang được phủ tay áo trắng nổi lên măng xét nhựa màu đen hình quả trám. Chiếc cặp cứng rơi xuống đất phát ra tiếng bịch nặng nề .
            Đồng hồ trên tường phòng VIP của sân bay lúc đó đang chỉ con số 13 giờ 5 phút. Ở góc khuất của phòng chờ sân bay rộng mênh mông có ngưòi đàn bà mặc áo tím đứng lặng lẽ nhìn đám đông đang dãn ra để ba ngưòi đàn ông dẫn Kí đi. Khoé miệng có chấm nốt ruồi nhỏ bậm lại. Cô ngước mắt lên. Bốn người đàn ông đang bước từng bước dài, chậm và như lặng lẽ khiến họ giống như các nhân vật ở đoạn chiếu chậm ở một bộ phim nào đấy….
          Việc ông Tổng giám đốc công ty xuất khẩu”Tre xanh” bị bắt tại phòng Vip của sân bay quốc tế chẳng mấy chốc loang ra và tạo ra chấn động làm xôn xao cả thành phố. Hôm sau nhờ báo chí đã tràn ra cả nước theo kiểu lan toả của sóng biển trong một trận động đất. Ngưòi thích so sánh lại bảo vụ này còn hơn ba lần vụ Năm Cam bị bắt, gấp năm lần vụ xập đường dẫn cầu Cần Thơ và xấp xỉ việc phát hiện sữa Trung quốc có chất Melamine làm 53 ngìn trẻ con mắc bệnh sỏi thận và sữa ấy đang có mặt ở cửa hàng của nhiều thành phố Việt nam. Kể cũng đúng thôi, bởi vì kẻ bị bắt ấy nằm trong danh sách hiếm hoi và vinh dự của gần hai mươi doanh nhân cả nước đựơc trao tặng danh hiệu“doanh nhân thời đổi mới’trong buổi lễ long trọng tổ chức tại nhà hát lớn thành phố ngay tối hôm trước. Ngày tiếp theo và liên tục trong gần nửa tháng sau số lượng bia và tia ra các báo trừ báo Nhân Dân tăng vọt. Mồm dân uống bia đựơc thả phanh. Trong những ngày ấy món nhâm nhi với bia có vẻ giảm hẳn. Câu chuyện li kì của tay doanh nhân đang từ đỉnh cao của vinh quang tụt xuống đáy vực của kẻ tù nhân đã thành món nhắm tuyệt vời. Mắt ngưòi đọc báo mãn nhãn bởi đựơc cung cấp thêm vô khối chi tiết lì kì mà cánh viết báo tha hồ tung ra sau vài dòng câu dử ‘theo nguồn đáng tin cậy …”. Đấy là chưa kể những chuyện của những kẻ thạo tin vỉa hè còn lăng xê không biết bao nhiêu chuyện giật gân với những tình huống li kì không kém vụ án  xác chết không đầu ở Hồ Văn Chương thủa nào. Vụ một gã giả vờ mua chim chơi đã sát hại cả ba người của một gia đình. Một tay được giới bia cỏ xếp vào loại thạo tin nhất nhì vỉa hè đã cược một đổi mưòi cốc bia hơi Hà nội chuẩn để khẳng định việc ông Nhân nguyên phó chủ tịch thành phố về hưu đã bốn, năm năm nay sau ba ngày nghe tin tay Tổng giám đốc Tre Xanh bị bắt đã đột tử vì nhồi máu cơ tim. Sự đánh cuộc đựoc chính tay đưa tin này  bô bô khăng định là trên mạng đã đưa rành mạch nguyên nhân của cái chết này hình như có liên quan đến thằng cha tổng giám đốc Tre Xanh kia. Thế có kinh không? Thật bây giờ chả có gì trên đời có thể tin đựơc. Thế mới hay trên đời này cái quái gì cũng có hai mặt của nó. Mà hai mặt này mới trái ngược, khác biệt làm sao y như nứơc với lửa, hệt như thằng ăn mày xứ ta với ông Bin Gớt tỷ phú xứ Hoà kì. Kì quặc, kì quặc thật. Chả biết làm sao mà lần.         
                                                                                                                      (còn nữa)

 
In bài viết
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
Thống kê truy cập
Đang truy cập: 12
Trong ngày: 37
Trong tuần: 837
Lượt truy cập: 457896
BẢN QUYỀN THUỘC CHI HỘI NHÀ VĂN CÔNG NHÂN
Điện thoại liên hệ: 0913 269 931 - 0855 890 003 
Email liên hệ: Nhà văn Cầm Sơn: soncam52@gmail.com 
- Nhà Lý luận Phê bình Vũ Nho:  vunho121@gmail.com 
 
ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM VÀ TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
- Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Lê Tuấn Lộc - Chi hội trưởng.
- Chịu trách nhiệm nội dung: Nhà văn Cầm Sơn - Trưởng Ban Truyền thông
- Đồng BT: Nhà văn, nhà Lý luận Phê bình Văn học - Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho.