Điện thoại: 0913 269 931 - Zalo: 0964 131 807 - Email: soncam52@gmail.com.
12342345456734565678
Chào mừng bạn đã đến với trang Điện tử "Văn nghệ Công nhân" của Chi Hội Nhà văn Công nhân

VỌNG MÃI LỜI CÔ

Dương Hiền Nga
 
VỌNG MÃI LỜI CÔ
 
  1. Đêm tháng mười, thành phố Hồ Chí Minh se lạnh. Phố xá tấp nập muôn sắc mầu phương Nam. Dũng thả bộ trên con đường quen thuộc, lòng anh dâng lên nỗi nhớ mùa đông phương Bắc, đó là những cơn rét ngọt ở Tây Bắc xa xôi. Tây Bắc, nơi chôn nhau cắt rốn, nơi lưu giữ bao kỷ niệm tuổi thơ ngọt ngào và cay đắng… nơi có một người dù không đẻ, không nuôi nhưng anh vẫn thầm gọi mẹ… “Mẹ ơi! Ngày nhà giáo Việt Nam năm nay, con xin tặng mẹ một món quà, chỉ mong mẹ vui và luôn hiểu tấm lòng của người trò nhỏ”.
  2. Cô nhân viên đứng quầy nữ trang ở siêu thị thấy một người đàn ông chừng 30 tuổi bước vào., nét mặt cương nghị, dáng điệu đàng hoàng đĩnh đạc, cô đoán anh là một người từng trải và thành dạt.
Lướt qua quầy vàng, anh bước tới quầy có những vòng ngọc đủ loại. Đôi mắt anh dừng lại ở chiếc vòng ngọc Miến Điện mầu lam bọc vàng Nga được chế tác hết sức công phu và tinh xảo. Anh không dấu vẻ hài lòng khi nâng chiếc vòng ngọc trên tay. Chất ngọc quí thuần khiết dịu dàng tỏa ra mát rượi. Chiếc vòng ngọc quí đã có chủ nhân mới.screenshot_1651
  1. Trở về phòng giám đốc, anh mở hộp ngắm chiếc vòng, lòng rộn lên niềm vui khó tả, nhưng rồi anh vẫn lắc đầu thầm nhủ: ‘Không gì có thể so sánh được với công ơn của cô”! Và biết bao ký ức ùa về:
Ngôi trường nhỏ nằm giữa núi rừng Tây Bắc, lũ trò lớp chuyên văn  tròn mắt khát khao, sự tâm huyết với nghề, giọng nói truyền cảm, ánh mắt dịu dàng như biết nói của cô đã làm say mê bao thế hệ học trò...
Lớp chuyên văn do cô dạy và làm chủ nhiệm nhiều năm có học sinh đạt giải quốc gia. Quốc Dũng là câu học trò giỏi văn và có khiếu kể chuyện. Trong kỳ thi “Kể chuyện Bác Hồ” cấp tỉnh năm ấy, Quốc Dũng và Kiều Loan đã làm ban giams khảo sửng sốt trước khả năng diễn xuất và giọng kể vô cùng truyền cảm của hai em. Những ngày êm đềm ấy trôi nhanh, bỗng gia đình Dũng gặp hoạn nạn. Hai anh em Dũng trở thành những người không gia đình, được ông chú làm công nhân nhà máy chè cưu mang.
Những ngày tháng đáng sợ đó, chính cô đã nâng đỡ, che chở, an ủi anh vượt qua mất mát.. Nhiều buổi trưa cô cắt tóc gội đầu, đơm cúc, vá áo cho anh. Những lúc ấy anh thường ngồi im lặng ngắm đôi bàn tay thon nhỏ của cô thoăn thoắt khâu vá và nghe cô thủ thỉ dặn dò bao điều… Anh thấy ấm áp như được ngồi bên mẹ của mình vậy. Nhiều chủ nhật anh lên nhà cô , pha bột mỳ, ép bánh quế cho mấy đứa nhỏ con cô ăn, mặt mũi nhọ nhem than củi thật là vui…
Mười lăm tuổi anh đã phải thôi học theo anh vào Nam kiếm sống. Ngày ra đi, anh nhớ mãi lời cô dặn: “Dũng à! M.Gooki, SecXpia, Ô.Henri, Nguyên Hồng… đều phải tự lập kiếm sống từ khi mới hơn mười tuổi mà vẫn thành danh, vì họ đã coi cuộc đời là trường đại học lớn. Dù thế nào em cũng phải tự vươn lên. Lúc nào khó khăn, cơ cực hãy nghĩ đến cô và các bạn”.
  1. Hai anh em lặn lội, bươn chải mấy năm ở Sài Gòn mà vẫn không đủ sống, liền ra nhập dòng người lên Tây Nguyên làm cà phê. Trúng mùa, cà phê được giá nhưng Dũng không may bị sốt li bì hàng tháng trời, bà con bảo anh bị ngã nước. Đến khi cắt cơn sốt thì ôi thôi, đôi chân bị liệt tong teo gần như không thể đứng dậy được nữa.
Đêm Tây Nguyên dài lê thê, tiếng chim ăn đêm kêu khắc khoải. Nghĩ tới bênh tật hiểm nghèo với hai bàn tay trắng, học hành dang dở, tương lai mờ mịt bế tắc… trong giây phút tuyệt vọng anh dã định tự vẫn.
Nhưng kỳ lạ thay, đúng lúc đó hình ảnh cô hiện ra. Bài văn cô dạy ngày nào bỗng vang lên: “Các em ạ, tự vẫn là thiệt, chết là hết, là hèn nhát đầu hàng cuộc sống, dù rơi và cảnh ngộ nào cũng phải sống, phải sống:
Đời người có tử có sinh
Sống sao xứng phận, chết dành tiếng thơm”.
          Lời cô đấy, lời cô như ánh nắng xua tan lớp sương mù tuyệt vọng trong anh… Ừ mình mới hai mươi tuổi, sao lại có thể chết không rõ ràng ở một nơi heo hút như thế này?
          Thế rồi anh đứng dậy tập đi, cho dù mỗi bước đi đau buốt muốn trào nước mắt, anh vẫn thầm cảm ơn cô, cảm ơn lời dạy của cô đã cứu sống anh, giúp anh vượt qua cái ranh giới khó khăn nhất của đời người.
  1. Suốt những năm tháng tha hương vật lộn kiếm bát cơm manh áo, với bệnh tật để vươn lên trở thành giám đốc của một doanh nghiệp thành đạt chẳng dễ dàng gì. Dường như mỗi đắng cay ngọt bùi, mỗi thất bại hay thành công anh đều thấy có cô ở bên anh.
Kỳ lạ thế, những bài cô dạy thuở nào vẫn sống trong anh và luôn vang lên mỗi khi gặp cảnh đời tương tự. Những bài học cuộc đời buồn vui trong mỗi tác phẩm cho anh bao nghị lực và kinh nghiệm.
Khi đôi chân đã vững trở lại, anh trở lại Sài Gòn làm thợ và học võ để rèn luyện thân thể. Trở thành một võ sỹ giỏi, nhiều lần tham gia bắt cướp trên đường phố, anh ngỡ mình như Lục Vân Tiên đánh cướp cứu người. Cô từng dạy kẻ trượng phu “giữa đường thấy chuyện bất bình chẳng tha”, anh được công an thành phố tặng bằng khen.
Từ bao giờ, cô giáo dạy văn  ngày xưa đã là người cha tinh thần trong anh. Mọi thành công của anh đều có cô góp sức một cách vô hình. Ánh mắt cô dịu dàng như mặt sông Sài Gòn những ngày đẹp trời vẫn luôn nhìn anh âu yếm khích lệ. Vị cứu tinh đã cứu anh trong các đêm kinh khủng tưởng chừng như tuyệt vọng ở Tây Nguyên, đã nâng đỡ để anh chiến thắng số phận vươn lên. Biết bao ân tình!
Giờ đây là một giám đốc doanh nghiệp, anh tự nhủ không bao giờ tham lam, ngu ngốc như con quạ trong câu truyện cổ Băngđalet cô đã dạy để đến nỗi tự thiêu mình chết cháy.
Mỗi khi nghe tin một cơn bão tàn phá quê hương, anh lại thấm thía hơn câu: “Lá lành đùm lá rách”, “nhiễu điều phủ lấy giá gương”… Lời bầu lời bí thuở nào thôi thúc anh dứt ra khỏi bộn bề công việc bay ra Bắc, về quê sẻ chia những hoạn nạn do bão lũ gây ra, nghĩa cử ấy khiến bà con cảm động.
Chính anh cũng không ngờ rằng quãng thời gian không nhiều anh được ngồi trên ghế nhà trường lại có ích cho anh như vậy trong cuộc sống. Đó cũng là khoảng trời tuổi thơ trong vắt đầy buồn vui với quê hương, với cô giáo mà anh vô cùng yêu quí. Anh luôn tiếc thời học trò và khao khát học tập, nên các buổi tối, thay vì đi nhậu hay bù khú với bạn bè, anh tới các lớp đại học và các lớp chuyên ngành để cập nhật kiến thức.
  1. Nghĩ tới dịp 20.11 bay ra Bắc, được gặp cô, lòng anh lại rưng rưng: Con luôn kính chúc mẹ mạnh khỏe, mong mẹ nhận chút lòng thành của đứa con xa…
Ôi những bài học đường đời trong những bài văn cô dạy luôn có ích cho bao thế hệ học trò, dẫu thời gian trôi đi vẫn rất thời sự với tất cả chúng em.
          Dù chưa bao giờ làm thơ, anh vẫn vụng về nắn nót ghi lại đôi dòng chân thật:
Con đi phiêu bạt phương trời
Hành trang mang nặng những lời của cô
          Rồi anh cẩn trọng đặt vào trong hộp đựng chiếc vòng lam ngọc.
 
                                                                           D.H.N
 
 
In bài viết
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
Thống kê truy cập
Đang truy cập: 8
Trong ngày: 69
Trong tuần: 252
Lượt truy cập: 432873
BẢN QUYỀN THUỘC CHI HỘI NHÀ VĂN CÔNG NHÂN
Điện thoại liên hệ: 0913 269 931 - 0855 890 003 
Email liên hệ: Nhà văn Cầm Sơn: soncam52@gmail.com 
- Nhà Lý luận Phê bình Vũ Nho:  vunho121@gmail.com 
 
ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM VÀ TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
- Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Lê Tuấn Lộc - Chi hội trưởng.
- Chịu trách nhiệm nội dung: Nhà văn Cầm Sơn - Trưởng Ban Truyền thông
- Cố vấn: Nhà văn, nhà Lý luận Phê bình Văn học - Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho.