Sương Nguyệt Minh
NHỮNG CÁI NHẤT CỦA CUỘC RA MẮT TRƯỜNG CA "LÒ MỔ"
Ngày thứ 7 vừa qua, anh Min đến dự cuộc ra mắt Trường ca Lò Mổ của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều ở 65 Nguyễn Du khi sắp bắt đầu khai mạc. May quá, có một ghế trống của ai đó vừa đứng dậy ở một góc xa, đến ngồi và lặng lẽ nhìn bao quát. Rồi khi đêm về đem Trường ca Lò Mổ ra đọc, vừa đọc vừa nghĩ, nghĩ từ trang sách nghĩ ra ngoài đời, bỗng giật mình thấy cuộc ra mắt sách - tranh này độc đáo và lắm cái nhất quá. Bèn tạm ghi lại ra đây:
1* Người đến dự đông nhất.
Chật hết các ghế, còn lại thì đứng xung quanh, đứng cả hành lang. Có lẽ phải gần 300 người. Nhà thơ Đặng Tiến ở Thái Nguyên bảo: "Toàn đấng bậc". Dĩ nhiên là còn các phóng viên, báo đài và cả những người nghe tin cũng đến dự.
2* Nhiều tướng quân đội và công an đến dự nhất.
Điều này, thì anh Min chưa thấy ở các cuộc ra mắt sách khác. Tuy nhiên, chủ yếu là tướng về hưu đến dự.
3. Nhiều người ở xa nhất như Sài Gòn, miền Trung, Tây Bắc... về Hà Nội dự cuộc ra mắt Trường ca Lò Mổ.
4. Tranh của tác giả là nhà thơ treo nhiều nhất.
Gần kín bốn bức tường.
5. MC là ông nhà thơ Hữu Việt dẫn chương trình xúc động nhất, dịu dàng nhất, linh hoạt nhất, biến hóa nhất và mặc trang phục áo dài cổ đẹp nhất. He... he.
6. Âm nhạc và thơ được trình diễn trong cuộc ra mắt sách nhiều nhất.
7. Trường ca Lò Mổ... khác biệt nhất.
Hay hay dở thuộc về tiếp nhận mỗi người đọc, nhưng người sáng tạo trước hết phải khác, khác bạn nghề.
Riêng trường hợp Nguyễn Quang Thiều, tập thơ Sự mất ngủ của lửa đã khác biệt một, thì Trường ca Lò Mổ khác biệt mười.
8. Trường ca Lò Mổ khó hiểu nhất.
Nhiều người đọc, bảo khó hiểu. Khó hiểu hơn cả Sự mất ngủ của lửa. Có vị trung tướng nói chuyện với đại tá, nhà thơ Mai Nam Thắng rằng: "... tôi đọc Lò Mổ, rất ám ảnh hình tượng những con bò bị giết mổ, nhất là đôi mắt của chúng. Hồi nhỏ tôi cũng chăn bò, nên rất ấn tượng đôi mắt những chú bò quê kiểng... Nhưng mà thơ Lò Mổ thì tôi không hiểu chú ạ. Đọc từ trưa tới giờ mà chỉ hiểu được vài câu vài đoạn lơ mơ rời rạc..."
Khó hiểu là đúng, bởi tư duy mỹ cảm khác nhau nên trường tiếp nhận khác nhau.
7. Đọc Trường ca Lò Mổ dễ phát "điên" nhất.
Thi sĩ Phạm Đương vừa cười vừa nói với anh Min như vậy, và ông còn nói thêm đấy là nói đến những người không làm thơ, không quan tâm đến thơ mà đọc Lò Mổ. Anh Min bảo, chả cứ gì người không liên quan gì đến thơ, mà ngay bạn nghề cũng có người phát "điên". Vậy là thành công rồi. He... he...
8. Thơ viết về ruồi nhiều nhất.
Chưa thấy nhà thơ nào viết về ruồi nhiều như thế. Ấy là chương 3. Bầy ruồi. Từ trang đầu chương đến trang cuối chương là 16 trang, gồm minh họa, và chữ. Có trang đặc các chữ ruồi, nhiều trang minh họa bằng hình khối màu đen và bằng chữ ruồi. Người đọc nghĩ đến tính hình tượng và cái nhìn thị giác thì sẽ cảm thấy bình thường, thậm chí sáng tạo, và mới lạ. Nhưng, có lẽ có người đọc khác hệ tư duy mỹ học này sẽ phát "điên" một phần từ chương Bầy ruồi này chăng?
9. Viết về bò nhiều nhất.
Ấy và chương 12: Con bò mùa thu, 8 trang, dĩ nhiên hình ảnh con bò, mắt bò, da bò... còn xuất hiện ở nhiều trang khác nữa trong trường ca.
10. Trường ca Lò Mổ đương đại nhiều nhân vật nhất?
(Ấy là tính với sức dọc của anh Min). Nhiều người ca thán các trường ca đương đại không có nhân vật. Anh Min đọc Trường ca Lò Mổ thì lại thấy có nhiều nhân vật: Chủ lò mổ. Chủ nhà trọ. Chàng (khi được hóa thân). Nàng. Con bò. Đàn bò. Bầy ruồi. Ruồi. Cái lò mổ cũng là nhân vật...vv.
11. Nhiều đối thoại nhất.
Chàng - nàng. Chủ lò mổ - Chàng - Bầy ruồi...
12. Nhà thơ Đặng Tiến nghe tôi nói nhiều cái nhất, bổ xung thêm:
* Nhiều người chê nhất dù...không đọc.
* Nhiều người khen nhất dù cũng...không đọc.
He... he... Cái này thì anh Min bất ngờ.