Điện thoại: 0913 269 931 - Zalo: 0964 131 807 - Email: soncam52@gmail.com.
12342345456734565678
Chào mừng bạn đã đến với trang Điện tử "Văn nghệ Công nhân" của Chi Hội Nhà văn Công nhân thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam & Hội Nhà văn Việt Nam.

MỘ GIÓ

Trịnh Công Lộc
 
MỘ GIÓ
 
Mộ gió đây, đất thành xương cốt
Cứ gọi lên là rõ hình hàiscreenshot_2024
Mộ gió đây, cát vun thành da thịt
Mịn màng đi dìu dặt bên trời…
Mộ gió đây, những phút giây biển lặng
Gió là tay ôm ấp bến bờ xa
Chạm vào gió như chạm vào da thịt
Chạm vào
          Nhói buốt
                   Hoàng Sa…
Mộ gió đây, giăng từng hàng, từng lớp
Vẫn hùng binh giữa biển - đảo xa khơi
Là mộ gió, gió thổi hoài, thổi mãi
Thổi bùng lên những ngọn sóng ngang trời./.
                                                               Trịnh Công Lộc
 
VÌ SAO CA KHÚC “MỘ GIÓ” PHẢI ĐỔI TÊN THÀNH “KHÚC TRÁNG CA BIỂN”?
 
 vuthiet "Được giải thì rất mừng, không thì cũng không thất vọng. Tôi gửi tác phẩm của mình đến dự thi không phải để nhăm nhăm lấy giải mà như một cách hưởng ứng một cuộc thi ý nghĩa", nhạc sĩ Vũ Thiết nói về việc gửi các tác phẩm của mình tới cuộc thi Đây biển Việt Nam.
Truyền hình trực tiếp lễ trao giải Đây biển Việt Nam
“Mộ gió” – khúc tráng ca biển đảo Việt Nam
Đây biển Việt Nam nhận được sự hưởng ứng của nhiều nghệ sĩ.
Hưởng ứng cuộc sáng tác Đây biển Việt Nam, nhạc sĩ Vũ Thiết đã gửi hai ca khúc phổ thơ của Trịnh Công Lộc đến dự thi. Đó là "Lời sóng hát" và "Khúc tráng ca biển" do hai ca sĩ Hoàng Tùng và Xuân Hảo trình bày.
 "Khúc tráng ca biển" được đánh giá là một trong những ca khúc ấn tượng nhất do ca khúc này đã kết hợp được rất nhiều yếu tố thành công.
Lời thơ bi tráng, súc tích và giàu ý nghĩa của tác giả Trịnh Công Lộc được phổ nhạc theo dòng thính phòng với phần phối khí tài tình của nhạc sĩ Trần Mạnh Hùng và giọng ca ấn tượng của Xuân Hảo đã mang đến cho "Khúc tráng ca biển" sự thành công.
  Trước thềm lễ trao giải cuộc thi sáng tác thơ và ca khúc Đây biển Việt Nam, nhạc sĩ Vũ Thiết chia sẻ với Vietnamnet.
"Ca khúc "Mộ gió" được tôi phổ nhạc dựa trên bài thơ cùng tên của anh Trịnh Công Lộc. Tôi biết anh qua các đợt công tác ở Quảng Ninh và chơi với nhau cũng được vài năm rồi. Chúng tôi cũng thường xuyên trao đổi điện thoại với nhau. Khi biết VietnamNet phát động cuộc thi sáng tác về biển đảo quê hương, Lộc nói anh có hai bài thơ viết về biển đảo. Tôi bảo: "Thế anh phải gửi cho tôi ngay".
 
   Trước đó anh ấy cũng đã viết các bài hát về chiến sĩ biển đảo và bộ đội biên phòng rồi. Anh Lộc gửi cho tôi bài "Lời sóng hát" trước. Biết bài thơ đó của anh Lộc đã từng được đăng báo và cũng từng có người phổ nhạc nhưng tôi nghĩ mỗi người có ý tưởng khác nhau về âm nhạc. Tôi nhớ là trong 1 tuần là mình đã sáng tác xong.
Sau đó anh Lộc có nói: "Tớ có bài Mộ gió và thích lắm". Anh gửi cho tôi xem, khi đọc tôi đã rất thích vì nó lạ. Bài thơ rất ngắn gọn, xúc tích. Trong bài tôi thích nhất đoạn cuối. "Mộ gió đây, cứ từng hàng từng lớp, vẫn hùng binh giữ biển đảo xa khơi. Là mộ gió cứ thổi hoài thổi mãi, thổi bùng lên những ngọn sóng ngang trời…”.
Đọc xong tôi nghĩ âm nhạc dành cho bài thơ này phải là một bản giao hưởng, không thể viết theo lối nhạc nhẹ được mà phải là nhạc thính phòng. Tôi cảm thấy một cái gì đó rất rộng lớn, bi tráng ẩn sau những câu chữ rất đắt của tác giả. Tôi viết một mạch và chỉ trong hơn 1 ngày đã hoàn chỉnh, hầu như không phải sửa bất cứ một nốt nào.
 
   Sau này tôi đổi tên Mộ gió thành Khúc tráng ca biển vì thấy cái tên này rộng lớn hơn, bao trùm lên cả Mộ gió và cũng bi tráng hơn nhiều. Ca khúc sở dĩ được như vậy phải kể đến người phối khí. Tôi có đến gặp Trần Mạnh Hùng và nói ý đồ của mình. Bản nhạc này sau đó đã được Hùng phối đúng ý đồ của tôi.
Tôi đánh giá Hùng là một trong những người phối khí rất hay. Nhưng tìm được người phối khí rồi, việc tiếp theo là tìm người hát ca khúc ấy, mà chỉ có những người hát dòng thính phòng mới có thể đáp ứng được yêu cầu. Lúc này tôi nghĩ đến giọng ca Sao Mai Xuân Hảo. Cầm bài hát trên tay, Hảo nói nhìn thì ngắn nhưng quá khó để truyền tải hết tinh thần và nội dung của nó nên mang bản nhạc về nhà tập trước khi đến phòng thu.
 casixuanhao
  Bản nhạc cuối cùng Hùng gửi làm tôi hài lòng. Tuy nhiên, nếu có thể thuê cả một dàn nhạc giao hưởng thì sẽ tốt hơn nhiều mà như bạn biết là kinh phí bèo nhất cũng phải 30 chục triệu đồng. Khi viết ca khúc này theo lối thính phòng tôi đã biết là nó rất kén dàn nhạc và ca sĩ rồi nhưng chỉ làm được theo đúng khả năng có thể.
Thực sự thì nếu không có cuộc vận động sáng tác Đây biển Việt Nam thì tôi cũng đã gửi tác phẩm của mình đến các cuộc vận động sáng tác khác. Tôi cho  rằng đó là nghĩa vụ của một người công dân Việt Nam, nhất là khi mình là nhạc sĩ. Được giải thì rất mừng, không thì cũng không thất vọng. Tôi gửi tác phẩm của mình đến dự thi không phải để nhăm nhăm lấy giải mà như một cách hưởng ứng một cuộc thi ý nghĩa. Tôi coi đó là một cách đóng góp sức lao động, như trách nhiệm của mình với cuộc sống, với đất nước.
Chủ đề về biển đảo thực sự là nhạy cảm nhưng cũng rất có ý nghĩa. Chính vì vậy khi Vietnamnet phối hợp với Hội nhà văn và Hội nhạc sĩ phát động cuộc thi này đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của những người sáng tác. Tôi chưa thấy cuộc vận động nào có nhiều người tham gia và tham gia hào hứng như vậy. Có lẽ chủ đề biển đảo bản thân nó đã rất giàu chất thơ. Tôi cũng thường xuyên theo dõi cuộc vận động này và thấy chất lượng của đa phần tác phẩm gửi đến đều rất tốt.
 
                                                                            Hoàng Vy (ghi)

In bài viết
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
Thống kê truy cập
Đang truy cập: 25
Trong ngày: 47
Trong tuần: 801
Lượt truy cập: 486758
BẢN QUYỀN THUỘC CHI HỘI NHÀ VĂN CÔNG NHÂN
Điện thoại liên hệ: 0913 269 931 - 0855 890 003 
Email liên hệ: Nhà văn Cầm Sơn: soncam52@gmail.com 
- Nhà Lý luận Phê bình Vũ Nho:  vunho121@gmail.com 
 
ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM VÀ TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
- Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà thơ Lê Tuấn Lộc - Chi hội trưởng.
- Chịu trách nhiệm nội dung: Nhà văn Cầm Sơn - Trưởng Ban Truyền thông
- Đồng BT: Nhà văn, nhà Lý luận Phê bình Văn học - Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nho.