Nguyễn Đạo Vinh
LÀNG CÒ
Chương 6
Thăng và mẹ đang ngồi ăn cơm tối thì Xoan vào, vừa đến cửa, cô đã đon đả:
Bà Tường nghe Xoan nói vậy liền bảo:
Chả là mấy hôm vừa rồi Thăng đi họp, được nghe huyện phổ biến về phương pháp chống rét cho trâu bò. Anh liên hệ với nhà trường, phát động phong trào kế hoạch nhỏ, đó là việc làm thiết thực nhất, lại vừa với sức của các em. Được nhà trường hưởng ứng phát động làm ngay.
Thăng ăn xong đứng dậy lấy tăm xỉa răng, và chờ mẹ ăn nốt bát cơm để dọn. Bà Tường dạo này ăn cơm hay nghẹn, cho nên ăn mãi mới xong được bát cơm. Bà phải có bát nước canh để cạnh, thỉnh thoảng lại chiêu một ngụm.
Xoan thấy Thăng đã ăn xong liền đi đến nhõng nhẽo:
Mẹ Thăng đã ăn xong, bà buông bát đũa, đậy chiếc lồng bàn vào rồi nói:
Xoan thấy Thăng bê mâm ra ngoài, cô cũng chạy theo. Đến bờ giếng cô thả gầu xuống múc rồi đổ nước vào chậu cho Thăng. Sau đó cô ôm lấy cổ Thăng nũng nịu:
Rồi Xoan hôn chùn chụt vào hai bên má Thăng. Thăng nói:
Vừa nói Thăng vừa đứng dậy, Xoan lại vòng tay ôm vào bụng Thăng.
Thấy Xoan cứ nhõng nhẽo mãi, anh đã hơi bực liền gắt:
Xoan đai đi, đai lại rồi bỏ đi. Thăng úp bát xong lên nhà lấy quyển sổ xăm xăm bước đi. Vừa đến cổng, bỗng có người nhảy ra ôm chầm lấy anh, anh nhận ngay ra Xoan. Thăng gỡ tay Xoan ra rồi dịu dàng bảo:
Xoan càng xiết mạnh hai cánh tay vào bụng Thăng.
Thăng vừa nói, vừa lần nữa phải gỡ tay Xoan ra, anh đi thẳng xuống nhà bà Tuyển.
Nhà bà Tuyển đang ở là một ngôi nhà tranh một gian hai trái. Gian giữa để thờ cúng, gian phía đông làm buồng chứa thóc và quần áo, gian cạnh bàn thờ kê một cái giường tre. Hai đứa con một trai, một gái nằm bò ra giường học bài. Bà Tuyển đang cặm cụi với đống sổ sách ở chiếc phản giữa nhà.
Bà Tuyển là gọi theo tên chồng, còn tên thật của bà là Nguyễn Thị Mùa. Bà trước đây xinh gái lắm, đã yêu cậu Sơn của Thăng mấy năm, lúc ấy cậu Sơn đang ở bộ đội, bốn năm trời chả có thư từ. Gia đình bà tưởng ông Sơn đã hy sinh, giục bà lấy chồng. Bà lấy ông Tuyển lúc đó ông đang làm kế toán hợp tác xã, ông đi bộ đội được hai năm thì có giấy báo tử. Bố mẹ ông Tuyền vẫn còn, dưới ông còn năm đứa em, hai trai ba gái. Miếng đất này là bà Tuyển được xã phân cho, sau khi ông Tuyển hi sinh. Bà xin bố mẹ chồng cho ra ở riêng, được bố mẹ chồng đồng ý. Năm nay bà đã ngót bốn mươi. Thăng bước chân vào nhà. Hai đứa trẻ nhìn thấy cất lời chào:
Nghe thấy tiếng con chào, bà ngẩng lên ,Thăng đã đứng ở trước mặt, bà nói:
Thăng trả lời:
Vừa đi Thăng vừa nghĩ, giá mà được dăm bà đội trưởng như bà Tuyển thì mình đỡ biết bao. Thăng rẽ vào nhà bà Tý lém. Bà Tý lém là đội trưởng đội hai đã sáu năm nay, bà thực thà vui tính nên ai cũng mến, chỉ mỗi tội văn hóa mới hết lớp ba bổ túc. Tuổi lại hơi cao, tính toán rất chậm nhưng được cái cẩn thận. Bà đang ngồi ở bếp đun nồi cám lợn. Nhà bà nuôi lợn sề, mỗi năm hai lứa cân cho hợp tác xã lấy thóc ăn. Mấy đứa con bà đã lớn, đều đi làm ở hợp tác, cho nên kinh tế nhà bà khá vững. Cũng dư dật đôi chút, bà thường cho anh em, hàng xóm vay mượn lúc giáp hạt. Bà là người xông xáo tích cực nhất, trong hàng ngũ các đội trưởng của hợp tác xã. Thăng đứng ở sân hỏi với vào.
Bà Tý thấy có người hỏi liền quay ra.
Thăng nói xong định đi, bà Tý níu anh lại rồi hỏi:
Thăng thấy mình đứng đây càng lâu, càng lún sâu vào câu chuyện, cho nên anh xin phép đi luôn. Bà Tý tiễn Thăng ra cổng còn cố vớt vát.
Có lẽ đã hơn chín giờ, Thăng nghĩ vậy. Anh dừng lại phân vân xem có nên vào tiếp đội ông Dần nữa không, hay ra chỗ chi đoàn đang tập văn nghệ. Đứng lưỡng lự một lúc, anh quyết định quay vào nhà ông Dần.
Ông Dần năm nay cũng đã ngoài sáu mươi, tính tình hiền lành nhút nhát, nên hay bị vợ bắt nạt. Có hôm bà còn bắt ông phải nhịn cơm chỉ vì ông đã chót đánh rơi cái gầu múc nước xuống giếng. Thăng biết chuyện, liền nhảy xuống lặn một hơi, lấy chiếc gầu lên. Ông mừng rơi nước mắt, từ đó trở đi ông rất quý anh. Gặp anh ở đâu ông cũng chào rối rít. Vào đến nhà nhìn quanh, thấy mỗi đứa con gái út đang ngồi học bài, anh hỏi:
Con bé ngẩng đầu đáp:
Ông Dần nghe tiếng Thăng hỏi, liền mở chăn ngóc đầu lên hỏi:
Nói xong Thăng đi luôn, phía sau có tiếng ông Dần nói vuốt theo:
Thăng đi thẳng ra chỗ chi đoàn tập văn nghệ, thấy các bạn đang tập múa sạp. Mỗi bên có bốn cô gái, hai tay cầm hai đầu cây nứa, dập lên dập xuống theo nhịp. Hải đang đứng hát: sòn, sòn, sòn đô sòn….Một đôi đang cầm tay nhau nhảy là Côn, cậu con trai duy nhất mới mười sáu tuổi, vừa được kết nạp. Sinh cô gái đang học lớp tám cùng sóng đôi, thỉnh thoảng lỡ nhịp, bị cây nứa đập vào ống chân kêu inh ỏi. Tiếp sau là trận cười vang. Xoan hai tay chống mạng sườn đứng quan sát, hướng dẫn. Thấy Thăng đi vào cô liền chạy ra níu tay anh.
Cô kéo anh ra chiếc bàn ở đầu hồi nhà, mở sổ ra, Xoan bảo:
Thăng ngần ngừ vì nghĩ rằng dân làng đang xì xào bàn luận về anh với Xoan, phần nữa giọng Xoan chua như giấm hát làm sao được. Nếu có hát chỉ tổ làm trò cười cho thiên hạ, nên anh từ chối thẳng. Xoan nghe thấy Thăng thẳng thừng trả lời như vậy, mặt cô đanh lại hầm hầm bỏ ra ngoài. Anh đứng lại một lúc rồi ra xem các bạn múa hát, cười đùa. Tâm hồn Thăng tự nhiên rạo rực phấn chấn, anh nhảy vào múa cùng các bạn.
Xoan cho các bạn tập đến mười rưỡi, sau đó tập trung lại rút kinh nghiệm, yêu cầu bạn nào còn yếu phải luyện thêm, cuối cùng là ý kiến của Thanh:
Nghe Thanh phát biểu, Xoan tỏ vẻ không hài lòng, cô nói:
Ở dưới xì xào: “chị ốm đi làm sao được”. Xoan nghe thấy đứng bật dậy:
- Ai bảo là Cúc ốm đứng lên tôi xem nào. Hôm đồng chí Thanh ra báo cáo Cúc ốm, tôi và đồng chí Thăng vào thấy cô ta đang ngồi tiếp giai. Ốm, ốm cái gì?
Tiếng rì rầm rộ lên. Xoan thấy thế liền cho giải tán. Các đoàn viên ra về, vừa đi vừa thì thầm to nhỏ.
Thăng lững thững đi cùng các bạn, Xoan thu dọn sổ sách rồi chạy theo gọi:
Thăng giả vờ không nghe thấy cứ đi, Xoan chạy đến nơi, vừa thở hổn hển vừa nói:
Vừa nói cô vừa đấm thùm thụp vào lưng Thăng, Thăng cứ mặc kệ. Từ đấy về đến ngõ nhà Xoan, chẳng ai nói với ai câu nào. Khi chuẩn bị rẽ vào ngõ, cô dướn người cắn Thăng một cái vào tay. Vào trong nhà thấy mọi người đã ngủ, Xoan không dám bật đèn. Cô lần lần đi đến giường, chân đá phải mê thúng bố đan dở, cô làu bàu:
Chương 7
Từ hôm Cúc được mẹ kể lại chuyện của Thăng và Xoan, mà dân làng bàn tán xôn xao. Suốt mấy ngày trời cô giận Thăng lắm, cho Thăng là thằng sở khanh. Chuyển từ trạng thái mong ngóng thương nhớ da diết sang căm giận tột độ. Chiều hôm đó cô nằm suy nghĩ, một con người như Thăng mà bây giờ lại đổi mặt như thế ư? Biết tin vào ai bây giờ? Cúc bật dậy lao ra ngoài định đến nhà Thăng để hỏi cho ra nhẽ, xong cô lại nghĩ, níu kéo làm quái gì cái loại người ấy. Thôi thì … thôi thì đành chấp nhận đi theo số phận vậy, mà biết đâu cuộc đời mình sau này lại sung sướng hơn thì sao? Cả xã này, và cả cái huyện này nữa, đã có ai bằng Tu chưa? Của cải thì vô biên, lại có bố làm to. Chưa biết chừng, cưới xong, bố chồng lại xắp xếp cho một chân ở huyện. Chuyện đó cũng có thể lắm chứ. Càng nghĩ cô càng giận Thăng, cho Thăng là người phụ bạc. Cúc chỉ thương mẹ Thăng, khi Thăng đi làm nghĩa vụ thì bà sẽ sống ra sao? Âu cũng là số phận con người ta cả thôi! Cuối cùng cô tặc lưỡi: Thôi thì cứ nhắm mắt đưa chân vậy!
Tiếng xe máy đỗ xịch ngoài sân đã cắt ngang những suy nghĩ của cô, cô biết là Tu đến, vừa lúc đó có tiếng mẹ Cúc hỏi:
Tu dựng chân chống, cởi dây chun, rồi bảo bà Hoàn khênh một đầu. Đặt đài xuống đất, Tu dồn dập hỏi:
Nói rồi Tu đi nhanh vào buồng.
Cúc nằm im không nhúc nhích cô nhắm mắt giả vờ ngủ. Tu vào đến nơi vỗ vỗ vào người Cúc rồi hỏi:
Tu hỏi đến câu thứ ba Cúc mới giả vờ dụi mắt, Tu kéo bàn tay Cúc đặt vào bàn tay mình, một tay sờ vào trán Cúc, Cúc rụt tay ra khỏi tay Tu. Tu lồng tay trái xuống gáy Cúc nâng lên, tay kia choàng sang bên ôm Cúc vào lòng hôn lên mặt lên ngực, rồi đưa tay lần lần xuống bụng dưới. Cúc thò tay xuống tóm chặt bàn tay Tu, nói:
Cô vội vùng dậy lê người ra xa tầm với của Tu, bẽn lẽn:
Nghe thấy vậy Tu bảo:
Nói rồi Tu đi ra mở đài.
Mẹ Cúc bê nồi nước xông đặt lên giường, bảo Cúc ngồi rồi trùm chiếc vỏ chăn kín người. Cúc há mồm hít lấy hít để mùi tinh dầu xả, hương nhu, lá bưởi, lá tre cô cảm thấy người nhẹ nhõm thanh thoát dễ chịu hơn.
Ông Hoàn vác cuốc về tới sân, nghe tiếng đài nói oang oang trong nhà, ông liền buông mấy lời trống không:
Ông cất chiếc cuốc, rồi ra đầu hè ngồi nghĩ ngợi.
***
Lão Thông đang lim dim trên chiếc ghế tràng kỷ, nghe thấy tiếng xe máy của Tu đi vào, lão vội vàng choàng dậy hỏi:
Tu bực mình vì mất của mà vẫn chưa được sơ mú gì, lại bị lão Thông căn vặn, tra hỏi một cách vô cớ. Tu cáu kỉnh trả lời:
Lão Thông thấy thái độ của Tu như vậy, liền thay đổi trạng thái. Lão đưa ra một câu vừa cợt nhả, vừa mang tính chất xoa dịu:
Vừa hỏi, lão vừa nhìn Tu cười hềnh hệch. Tưởng nói ra câu đó sẽ làm Tu bớt giận. Nào ngờ, câu nói ấy của lão lại như một mũi dao đâm thẳng vào tim Tu, làm cho Tu càng điên tiết hơn. Tu sừng sừng, sộ sộ quay ngoắt lại, choảng cho lão một trận:
Thông mặt đỏ tía tai và hết sức kinh ngạc khi nghe Tu thốt ra những câu như vậy. Lão nghĩ: ‘‘Thằng này giở mặt nhanh thật’’. Lão vùng vằng đứng dậy rồi vừa đi, vừa nói:
Nói đến đó lão chợt nghĩ, mình nóng giận quá sẽ xôi hỏng bỏng không. Lão đành bấm bụng, hậm hực, cắp đít ra về.
Tu vào nhà tắm, dội nước ào ào. Cơn bốc hỏa nhất thời ban nãy đã dịu bớt phần nào, Tu lẩm bẩm, mất toi chai rượu, cái đài, trị giá hai thứ tính ra vàng cũng phải dăm chỉ. Chưa xơ mú được gì, lại còn tra hỏi, lục vấn. Chả được cái nết gì, chỉ được cái moi ăn, mơi của. Đã thế … đã thế ông cho nhịn.
Tu tắm xong, mặc quần áo, chải đầu bóng lộn, ngồi lên xe, phóng như bay đến phố huyện, làm chầu thịt chó giải đen. Tu nghĩ đến tối qua, mình vần con bé dưới nhà hàng Cầu cảng gần hết đêm. Con bé sợ quá chắp hai tay van như tế sao, làm Tu phải bỏ dở cuộc. Sáng nay chở hàng về đến Sặt, lại bị một bọn chặn xe xin đểu mới cay, cái lão Thông, việc chưa đâu vào đâu mà đã định đòi cái nọ, cái kia. Thôi nếu công việc của mình trót lọt, cưới được con Cúc rồi thì thí cho lão cái xe đạp cho khỏi điếc tai, để ở nhà thì ông bô cũng lại cúng cho ả nào đấy chứ chả còn. Tu tợp nốt chỗ rượu, trả tiền xong phóng xe về nhà Cúc. Cúc lúc này cũng vừa ăn cơm xong, đang ngồi thủ thỉ với mẹ. Nghe thấy tiếng xe của Tu, cô liền đứng dậy định đi vào buồng, nhưng bị mẹ giữ lại, bà nói:
Bà Hoàn nói vừa dứt thì Tu đi vào.
Bà Hoàn ấp úng mãi mới trả lời được vì Tu tuôn ra một tràng dài:
Cúc cho nửa gói chè mà mẹ mới mua hồi chiều, cô với tay định cầm chiếc phích lên rót. Tu bảo:
Cúc lấy miếng giẻ trong ngăn bàn ra lau. Tu đặt bàn tay của mình đè lên tay của Cúc rồi từ từ luồn tay kia ra sau lưng Cúc, kéo Cúc ngồi sát. Cúc thò tay xuống gỡ bàn tay Tu đang cố xiết mạnh vào mạng sườn mình. Bàn tay của Tu mịn màng làm sao, nhưng Cúc cảm thấy nó cứ lành lạnh thế nào, chứ không toát ra sự ấm áp, sự trân trọng và đáng tin cậy như ở Thăng. Cúc giật mình, thảng thốt, mặt hơi tái tái, làm cho Tu cũng cảm nhận được phần nào, Tu hỏi:
Cúc đưa tay đón chén nước, cô đặt xuống bàn rồi nói:
Nghe Tu nói đến đây Cúc ngồi im, hình ảnh của Thăng lại hiện lên, nó cứ lởn vởn trong đầu. Tu đột ngột hỏi:
Vừa nói Tu vừa ấn nút chỉnh sóng, lúc sau tiếng nhạc xập xình từ đôi loa phát ra. Tu đứng giữa gian nhà rún rẩy. Khi hưng phấn anh ta nhảy, nào Vals, nào Ros .. quên cả chuyện trò với Cúc. Vì thế lúc này, Cúc dành tất cả mọi suy nghĩ của mình, về những kỷ niệm trước đây, khi Thăng đến chơi, cô cảm thấy có phần tiếc nuối. Ngồi một mình mãi, có cảm giác như bị bỏ rơi, Cúc liền đi xuống bếp. Bà Hoàn ôm một đon rạ vào để mai dậy sớm nấu cám, nhìn thấy con ngồi thu lu trong xó, bà liền hỏi:
Hai mẹ con đang nói nhau ở trong bếp, thì ngoài sân có tiếng quát to:
Vừa quát ông Hoàn vừa đi vào nhà, nhìn thấy Tu đung đưa, nhún nhẩy. Ông liền hạ giọng:
Tu nhìn thấy ông Hoàn liền vặn nhỏ chiết áp, rồi cất lời chào:
Nghe thấy tiếng quát của ông, bà Hoàn hốt hoảng chạy lên. Sợ ông cáu giận thì hỏng hết chuyện. Cũng may ông chỉ quát tháo vài câu như vậy, rồi ông lên phản nằm, để mặc hai mẹ con ngồi tiếp chuyện. Cúc ngồi một lúc, thi thoảng lại ngáp ngắn, ngáp dài như có vẻ buồn ngủ. Cô xin phép mẹ, chào Tu rồi đi vào buồng, Tu dặn:
Cúc nghe Tu nói, cô cảm thấy bất an cộng với trong người chưa được khỏe, liền dùng kế hoãn binh:
Tu tiu nghỉu ra về. Liền sau đó, ngày nào Tu cũng đến hai ba lần. Tu dùng quà cáp và những lời lẽ ngon ngọt để mua chuộc. Tình cảm giữa Tu và Cúc đã có những biến chuyển đáng kể.
* * *
Cúc với vẻ mặt buồn rười rượi quảy đôi quang gánh đi qua trước mặt Thăng. Lúc này Thăng đang trao đổi việc gì đó với ông Dần. Lát sau Thăng ngẩng đầu lên thì Cúc đã đi một đoạn khá xa. Anh tần ngần đứng nhìn mãi đến khi bóng Cúc đã khuất sau rặng khúc tần.
Cúc ra đến đồng, các bạn nhìn thấy nhao nhao gọi:
Cúc xắn quần lội xuống ruộng, mấy con đỉa trâu to bằng ngón tay cái ngửi thấy hơi người đang nhấp nhô bơi đến. Hai con bám vào ống chân, Cúc nhổ bãi nước bọt vào tay rồi vuốt chúng ném đi. Bèo đã được san ra thành hơn tám mẫu. Mấy bạn thấy Cúc cứ lặng yên làm, cho nên cũng chả ai dám bắt chuyện.
Xoan gánh đôi xảo ra đến đầu ruộng, nhìn thấy Cúc đang làm liền lảng đi chỗ khác. Bỗng Hoài cất tiếng:
Cúc ngẩng lên nhìn mọi người, nhìn đám bèo dâu trước mặt, cô giật mình, cây bèo hình như nhỏ lại xác xơ thì phải. Vốc nắm bèo lên bóp chặt rồi mở ra xem, ôi bèo nhiều sâu quá. Cô gọi Xoan.
Hoài và Thanh cùng trả lời:
Thanh chỉ tay về phía Xoan. Cúc vừa gọi vừa vẫy, một lúc sau Xoan mới đi ra, Xoan giả vờ hỏi:
- Bèo nhiều sâu quá, cậu về xin thuốc để chiều mát phun không thì hỏng hết.
Xoan nghe Cúc nói vậy, liền nhẩy tót lên bờ đi thẳng về về trụ sở, đúng lúc ban quản trị đang họp với các đội trưởng. Cô xồng xộc đi vào rồi giật giọng gọi:
Chủ nhiệm Cẩm thấy vậy liền bảo với Thăng:
Thăng nhảy phốc lên xe, đạp như bay ra ruộng bèo. Tới nơi anh quẳng xe, xắn quần lội xuống ruộng, vơ nắm bèo vắt kiệt nước, sâu bò nhung nhúc trên tay. Về đến trụ sở Thăng nói:
Nghe Thăng nói vậy chủ nhiệm Cẩm đứng lên dõng dạc tuyên bố:
Bà Tý nghe chủ nhiệm Cẩm nói vậy liền đốp lại:
Chủ nhiệm Cẩm liền lấy bút, ngoáy ngoáy vài chữ vào mảnh giấy con con bằng hai ngón tay rồi đưa cho bà Tý.
Thăng kéo Xoan sang bộ phận kế toán, lấy hóa đơn thuốc xong anh dặn:
Xoan la cà ngồi hết chỗ nọ đến chỗ kia, gần trưa cô mới đi ra, thấy chị em đang kéo nhau về. Xoan gọi tất cả lại để phân công:
- Thanh, Hòa, Tâm chiều đi phun thuốc sâu, còn đâu be gon tát nước.
Tổ làm bèo giờ đây tự dưng chia thành hai nhóm, nhóm đi về trước có Xoan, Hoài, Hòa, Tâm còn một nhóm gồm Cúc, Thanh, Côn, Hoa, Tân đi sau.
Thăng về phòng họp công bố nốt một số việc cần làm gấp, như gieo bổ sung thêm mạ, đôn đốc xã viên sửa mương máng thật khẩn trương, để còn đưa nước vào tưới cây vụ đông. Cuối cùng anh đề xuất với ban quản trị, sớm tìm người thay thế để anh bàn giao. Chủ nhiệm Cẩm nghe Thăng phổ biến xong ,liền đứng lên nói:
N.Đ.V
Người gửi / điện thoại